M&A bất động sản sẽ diễn ra sôi động trong thời khủng hoảng
Những khó khăn của thị trường BĐS những tháng đầu năm 2020 lại đang tạo nên thị trường M&A trong lĩnh vực này khá sôi động. Các quỹ đầu tư, nhà đầu tư có tiềm lực bắt đầu đàm phán mua lại các dự án BĐS đang gặp khó khăn diễn ra nhiều hơn.
Trong bối cảnh thị trường khủng hoảng, trầm lắng thì nhiều doanh nghiệp địa ốc, dự án bất động sản sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí “đứng hình” có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Gần đây, thị trường đã chứng kiến nhiều dự án khó khăn như vậy. Điển hình có thể kể đến như dự án căn hộ cao cấp Kenton Note, huyện Nhà Bè, TP.HCM của Công ty Tài Nguyên vừa bị BIDV thông báo bán đấu giá khoản nợ hơn 4.000 tỷ.
Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Tổng Giám đốc BHS Group nhận định, trong thời khủng hoảng thì việc bán dự án và bán tài sản sẽ diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn trọn gói trong lĩnh vực M&A bất động sản bắt đầu tăng lên trong thời gian gần đây.
“Thông qua ban M&A mà BHS Group vừa mới cho ra mắt, chúng tôi đã thấy nhu cầu chuyển nhượng dự án BĐS tăng lên rõ rệt,” ông Tuyển tiết lộ.
Tuy nhiên, theo ông Tuyển dịch vụ tư vấn M&A bất động sản hiện nay còn chưa chuyên nghiệp, mới manh mún thực hiện những thương vụ đơn lẻ, giá trị thấp. Còn với những “deal” lớn lại chưa thể thực hiện. Trong khi đó, nhu cầu thị trường hiện giờ khá lớn. Vì thế, xuất phát từ thực tế này, BHS Group muốn đưa ra thị trường dịch vụ tư vấn M&A chuyên nghiệp với sự kết hợp của những chuyên gia đầu ngành như ông Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính – ngân hàng độc lập, khác với cách làm truyền thống hiện nay, đó là dịch vụ M&A Premium – tức là có sự kết nối sức mạnh từ những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán, ngân hàng, luật, bất động sản…
Có một điểm dịch vụ tư vấn M&A bất động sản còn thiếu hiện tại, đó là giải pháp đầu ra cho dự án hậu giao dịch. Chính vì thế, BHS lấn sân lĩnh vực M&A là muốn tiên phong tạo nền một sản phẩm trọn gói. Đó là, tư vấn cho chủ dự án từ chiến lược, kế hoạch đến hợp nhất sau giao dịch và hậu giao dịch. Từ thẩm định tài chính, thuế, pháp lý, thị trường và hoạt động, tiếp cận thị trường vốn, định giá, đàm phán và cơ cấu giao dịch. Đặc biệt, không chỉ là cầu nối cho bên mua và bên bán, BHS Group đảm bảo đầu ra và gia tăng giá trị cho cả hai bên.
Video đang HOT
“Nói cách khác, đối với bên bán dự án thì BHS sẽ đóng gói và tạo lập concept sản phẩm, với bên mua thì công ty đảm bảo đầu ra cho ông chủ mới”, ông Tuyển cho biết.
Ngoài ra, thị trường M&A sôi động cũng là tín hiệu tốt để khơi thông dòng chảy BĐS Việt Nam vốn dĩ đang phải đường đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức. Mới đây, theo Savills Việt Nam, tháng 1 năm 2020, Tập đoàn Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate thông báo giao dịch mua 80% cổ phần của Dự án Grand Park – Giai đoạn 2, với diện tích khoảng 26 ha, được dự kiến phát triển hơn 10.000 căn hộ chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận định về bức tranh đầu tư bất động sản thời gian qua, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam, cho rằng đây là thời điểm khó khăn của nhiều nhà đầu tư dù vậy với nhóm các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư bất động sản không chỉ trong và ngoài nước, thì đây lại là cơ hội rất lớn đối với họ.
Thực tế, thị trường đã chứng kiến nhiều nhà đầu tư tiềm lực sẵn sàng mua và nhận chuyển nhượng các dự án từ chính các nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong lĩnh vực bất động sản. Từ 2019 đến nay đã có một số dự án đang trong quá trình quá trình thương thảo với tổng giá trị ước tính hơn nửa tỉ đô la.
Đồng quan điểm trên, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam- đơn vị chuyên tư vấn chuyển nhượng các dự án BĐS, cho biết khi thị trường lâm vào khủng hoảng thì M&A diễn ra rất sôi động. Ông Cần cho biết hiện có rất nhiều quỹ đầu tư hay các nhà đầu tư cá nhân đặt hàng ông “săn” các tài sản giá trị ở thời điểm này như khách sạn vừa và nhỏ, tòa nhà văn phòng hay các resort, nhà phố…với tổng giá trị đầu tư ước chừng 8.000-10.000 tỷ.
Nhật Minh
5 lý do nhà đầu tư không nên chờ "bắt đáy" bất động sản
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn cung sẽ còn thiếu hụt sang tận năm 2021, khó có tình trạng xả hàng cắt lỗ, dự báo giá BĐS sẽ tăng mạnh sau dịch.
Khủng hoảng "ngoài da"
Thị trường bất động sản (BĐS) sẽ không thể đổ vỡ hay đóng băng như các giai đoạn 1997 - 1998 hay 2008 - 2009 là nhận định của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Theo ông Ánh, hai cuộc khủng hoảng trên bắt nguồn từ việc hệ thống ngân hàng phát triển quá nóng dẫn đến buông lỏng về quản lý rủi ro tín dụng, vay nợ để đầu tư BĐS quá dễ dàng làm giá BĐS leo thang rất cao. Đây là vấn đề nội tại của thị trường nên khi bong bóng xì hơi, giá nhà đất rơi tự do, thị trường thực sự ngấm đòn.
Dự đoán, nguồn cung bất động sản sẽ thiếu hụt sang tận năm 2021.
Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay hoàn toàn khác. Thị trường BĐS đang trầm lắng do sự chia cắt thị trường bởi dịch bệnh. Đây là vấn đề "ngoài da" không mang tính bản chất do đó, không thể đốn ngã các nhà đầu tư như các cuộc khủng hoảng vì "nội thương".
"Vì thế việc nhiều người hy vọng BĐS xuống giá tương tự như trong các cuộc khủng hoảng trước đây là không có căn cứ", TS. Vũ Đình Ánh khẳng định.
Khó khăn ngắn hạn
Khủng hoảng vì Covid 19 hoàn toàn mang tính ngắn hạn. Bằng chứng là sau vài tuần "sợ hãi" - thị trường chứng khoán đã "bình tĩnh" lại và bắt đầu đà hồi phục mạnh mẽ sau chuỗi ngày đỏ sàn.
Liên hệ đến bất động sản, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng :"Chỉ cần dịch bệnh chấm dứt là mọi lĩnh vực có thể ngay lập tức trở lại guồng quay cũ".
Cung thắt - Cầu tăng
"Năm 2019, do ảnh hưởng từ hoạt động thanh, kiểm tra, tổng số dự án được phê duyệt chỉ bằng 20% so với năm 2018, dẫn đến thị trường bị thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng" - nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường, GS Đặng Hùng Võ cho biết.
Thực tế, tình trạng cung ít cầu nhiều sẽ còn tiếp diễn trong dài hạn, thậm chí đến đầu năm 2021 do thời gian hoàn tất các thủ tục và triển khai một dự án thường phải mất tới 2 năm. Bên cạnh đó, việc siết chặt tín dụng với BĐS theo Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ khiến nguồn cung càng thêm khan hiếm do doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn để phát triển dự án.
Chính phủ hỗ trợ, giảm áp lực thị trường BĐS
Mới đây, doanh nghiệp BĐS đã được đưa nhóm được hưởng gói "giải cứu" của Chính phủ trong dịch Covid 19. Đây là động thái kịp thời, giảm áp lực phải xả hàng để thu hồi vốn cho các Doanh nghiệp BĐS. Ngay thị trường thứ cấp cũng khó có việc nhà đầu tư cá nhân phải bán tháo để cắt lỗ như chờ đợi của nhiều người. Lý do là sau hai đợt khủng hoảng, các nhà đầu tư đã không quá lệ thuộc ngân hàng, họ dùng tiền tích lũy cá nhân nhiều nên khả năng chịu đựng cũng lâu hơn khi thị trường biến động.
"Vì thế, đừng trông chờ vào nguồn hàng bán cắt lỗ" - một giám đốc sàn môi giới BĐS khẳng định.
Giá BĐS đã "chạm đáy"
Mặc dù đang trong bối cảnh cung - cầu "cách ly vì dịch Covid-19", nhưng giá BĐS không thể giảm hơn được nữa. Các chiến dịch kích cầu mùa thấp điểm đầu năm và các gói ưu đãi mùa dịch đã đẩy giá BĐS hiện tại chạm đáy. Thậm chí, kịch bản thị trường nhà đất do CBRE vừa công bố còn cho rằng, giá nhà vẫn có thể tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao như hiện nay, thậm chí tăng 5% so với năm 2019.
Ở góc độ nhà quan sát, TS. Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, những nỗ lực chống dịch hiệu quả thời gian qua càng đã chứng tỏ cho thế giới thấy, Việt Nam là một quốc gia an toàn, đáng sống, một điểm đến hấp dẫn để đầu tư. Vì thế, sau khi dịch bệnh được khống chế, chắc chắn sẽ có một làn sóng đầu tư BĐS mới từ kiều bào và nhà đầu tư quốc tế. Giá nhà sẽ còn tăng cao theo lực cầu.
"Cho dù với mục đích để ở, cho thuê hay là một kênh đầu tư an toàn, chắc chắn BĐS sẽ tiếp tục tăng giá mạnh sau khi dịch bệnh đi qua và kinh tế phục hồi", TS. Vũ Đình Ánh nhận định./.
CTV An An
Bất động sản ven biển vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn Theo các chuyên gia, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và có khả năng mang lại nhiều cơ hội. Sau khi dịch Covid-19 qua đi, một số phân khúc sản phẩm được kỳ vọng bùng nổ mạnh mẽ. Khó khăn chỉ tạm thời Phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội đang chịu ảnh hưởng nặng nề...