Lyft được định giá 24,3 tỷ USD trong IPO đầu tiên của lĩnh vực gọi xe
Với định giá 24,3 tỷ USD, Lyft trở thành công ty lớn nhất lên sàn kể từ sau IPO của Alibaba Group Holding Ltd vào năm 2014…
Trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ngày thứ Năm, Lyft Inc được định giá 24,3 tỷ USD và trở thành startup gọi xe đầu tiên trên thế giới lên sàn. Con số này vượt qua mục tiêu mà Lyft đặt ra trước đó khi các nhà đầu tư lạc quan về khả năng có lãi của công ty này.
IPO của Lyft tạo tiền đề cho màn chào sàn của đối thủ Uber Technologies Inc, được dự báo sẽ diễn ra trong tháng 4, theo Reuters. Theo các ngân hàng đầu tư, Uber có thể được định giá tới 120 tỷ USD khi IPO.
IPO thành công của Lyft cho thấy không ít nhà đầu tư sẵn sàng bỏ qua những bất ổn để lạc quan vào khả năng có lãi cũng như chiến lược về ôtô tự lái của công ty này.
“Trên một thị trường tốt, người ta thường nhìn mọi thứ xa hơn. Các nhà đầu tư sẽ không để tâm đến những vấn đề đó nhiều lắm”, Brian Hamilton, đồng sáng lập của hãng dữ liệu Sageworks, phát biểu.
Ngành công nghiệp gọi xe được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới, khi người trẻ tại các thành phố lớn lựa chọn không mua xe riêng. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng tồn tại những nghi vấn về tương lai của ôtô tự lái, những quy định pháp lý và thách thức về mặt pháp lý liên quan tới lương và phúc lợi dành cho lái xe.
Video đang HOT
Với định giá 24,3 tỷ USD, Lyft trở thành công ty lớn nhất lên sàn kể từ sau IPO của Alibaba Group Holding Ltd vào năm 2014. IPO của Lyft mở đường cho các công ty khác tại Thung lũng Silicon dự định lên sàn trong năm nay, trong đó có Pinterest Inc, Slack Technologies Inc và Postmates Inc.
Trong IPO ngày hôm qua, Lyft huy động được 2,34 tỷ USD với việc phát hành 32,5 triệu cổ phiếu ở mức giá 72 USD/cổ phiếu, cao hơn so mới mức đề xuất ban đầu. Trước đó, Lyft đặt mục tiêu chào bán cổ phiếu với mức từ 62 – 68 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu Lyft bắt đầu giao dịch trên sàn Nasdaq vào thứ Sáu với mã “LYFT”.
Thị trường IPO khởi động khá chậm trong năm 2019 do những biến động của thị trường chứng khoán vào cuối năm ngoái và việc chính phủ Mỹ đóng cửa vào tháng 1 khiến cơ quan chức năng của nước này không thể xử lý các hồ sơ IPO mới.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại rằng IPO của các công ty như Lyft có thể sẽ là đỉnh của thị trường, khi chỉ số S&P 500 Index đã tăng hơn 200% kể từ năm 2008.
Lyft, được định giá 15 tỷ USD trong sau vòng gọi vốn cuối cùng vào năm 2018, đã khởi động chương trình roadshow IPO kéo dài 10 ngày từ 18/3. Ban lãnh đạo công ty này đã dừng chân tại các thành phố như New York, Baltimore, Kansas và Los Angeles.
Năm 2018, Lyft đạt doanh thu 2,16 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm trước và cao hơn nhiều so với 343 triệu USD của năm 2016. Năm ngoái, công ty này báo lỗ 911 triệu USD, tăng so với 688 triệu USD năm 2017.
Lyft được thành lập vào năm 2012, với điều hành của các nhà sáng lập Logan Green và John Zimmer. Theo Reuters, dù Lyft chưa đưa ra lộ trình lợi nhuận, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra kiên nhẫn khi cảm thấy lạc quan về tăng trưởng của công ty. Trước đây, các công ty như Amazon cũng đều báo lỗ vài năm sau IPO.
Lyft là startup gọi xe nhỏ hơn so với Uber và đến nay chỉ tập trung vào thị trường Mỹ và Canada. Nhưng không giống Uber – phát triển công nghệ ôtô tự lái riêng, Lyft chọn hợp tác để mở rộng trong lĩnh vực này, bao gồm hợp tác với nhà cung cấp phụ tùng ôtô Magna International Inc và Aptiv Plc.
Theo GenK
Viettel lọp top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới
Được định giá 4,316 tỷ USD (tăng 35,8% so với năm 2018), Viettel là thương hiệu duy nhất của Việt Nam và là 1 trong 8 thương hiệu của ASEAN lọt vào danh sách 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới.
Thương hiệu Viettel được định giá 4,316 tỷ USD.
Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế tại Davos (Thụy Sĩ), Brand Finance - nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - đã công bố danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới, trong đó, lần đầu tiên Viettel - thương hiệu Việt Nam tham gia danh sách này - đạt thứ hạng 478 và mức định giá 4,316 tỷ USD. Như vậy, giá trị thương hiệu của Viettel tăng 35,8%, tức hơn 1 tỷ USD, so với năm 2018.
Giá trị của Viettel được đánh giá cao do sự hiện diện và đóng góp ở 10 thị trường nước ngoài. Điều này cho thấy Viettel đã trở thành một doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế.
Danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới bao trùm tất cả các lĩnh vực: viễn thông, công nghệ, ô tô, dầu khí..., với những cái tên lớn như Amazon, Apple, Google, Mercedes-Benz, Shell, Telstra...
Trong tổng số khoảng 5.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới, trong đó khoảng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á được đưa vào đánh giá, chỉ có 8 thương hiệu ASEAN lọt vào danh sách này bao gồm 3 lĩnh vực viễn thông, dầu khí và ngân hàng.
Giá trị thương hiệu được hiểu là lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được sau khi chính thức kinh doanh. Sức mạnh thương hiệu là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so sánh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.
Trước đó, Brand Finance đã công bố danh sách 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2018. Theo đó, Viettel tiếp tục là thương hiệu đứng số 1 về giá trị, với mức định giá 3,178 tỷ USD (tăng 23,7% so với năm 2017), bằng tổng giá trị của thương hiệu đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng cộng lại.
Năm 2018, Viettel đã đẩy mạnh chuyển dịch hướng đến một doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp toàn cầu. 2018 cũng là một năm thành công đối với Viettel trong lĩnh vực viễn thông nước ngoài với doanh thu dịch vụ tăng trưởng 20%, thuê bao di động tăng trưởng gần 70% và dòng tiền chuyển về nước đạt 240 triệu USD, cao hơn 3% so với 2017./.
Theo Phap luat VN
Thương hiệu Viettel được định giá hơn 3 tỷ USD Theo Brand Finance, nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, Viettel tiếp tục là thương hiệu đứng số 1 về giá trị, với mức định giá 3,178 tỷ USD. Với con số 3,178 tỷ USD, thương hiệu Viettel tăng 23,7% so với năm 2017, bằng tổng giá trị của thương hiệu đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng...