Lý Tử Thất phiên bản Bắc Âu
Đang là sinh viên ở thành phố Gothenburg, Jonna Jinton trở về làng Grundtjrn, cách đó hơn 1.000 km và chỉ có 10 người dân.
“Grundtjrn là một ngôi làng tí hon”, Jonna Jinton, sinh năm 1989 nói. “Gia đình tôi có 12 thế hệ sinh ra ở đó nên dù lớn lên ở Gothenburg, tôi vẫn cảm thấy gần gũi với nơi này”.
Jonna cho biết từ 5 tuổi, cô đã ấp ủ ước mơ về thăm làng Grundtjrn nhưng không có cơ hội. Năm 2010, Jonna dành bốn tuần ở đây. Cô nhận ra mình muốn gắn bó với ngôi làng nên quyết định ngừng học đại học, rời bỏ thành phố.
“Lúc ấy, tôi không có tiền, cũng chẳng có nghề nghiệp. Tất cả những gì tôi có là một ngôi nhà nhỏ không có nước nóng và vòi hoa sen”, Jonna kể. “Nhưng dần dần, mọi thứ cũng ổn. Tôi tìm được việc ở một trang trại và bắt đầu viết blog”.
Những năm đầu, cuộc sống ở nông thôn khiến Jonna gặp nhiều khó khăn. Để giữ ấm giữa thời tiết đôi khi xuống tới âm 30 độ C, cô phải tự chặt củi để đốt lò sưởi và đun nước tắm. Muốn mua nhu yếu phẩm, cô phải lái xe hàng giờ. Tuy nhiên, Jonna chưa bao giờ hối hận về lựa chọn của mình.
“Sống ở thành phố còn cô đơn hơn ngôi làng với 10 người dân. Thành phố đông đúc nhưng chẳng ai đoái hoài đến bạn, còn tại đây, mọi người luôn luôn chào hỏi lẫn nhau”, cô nói. “Cuộc sống vùng nông thôn chậm rãi hơn, bạn có thể từ tốn làm mọi thứ với sự chăm chút và tình yêu”.
Cũng bỏ thành phố về quê, Jonna sống cuộc sống gần gũi tự nhiên giống như cô gái Lý Tử Thất nổi danh ở Trung Quốc. Ảnh: Jonna Jinton.
Ở Grundtjrn, Jonna thực hiện nhiều dự án sáng tạo, từ viết blog đến chụp ảnh, quay phim, vẽ tranh, hát. Thời gian rảnh rỗi, cô học kulning, bài hát gọi gia súc của người Bắc Âu cổ đại.
Đối với Jonna, thiên là nguồn cảm hứng vô tận. “Mỗi ngày thức giấc, tôi mở cửa và nhìn thấy hươu, chim chóc, cây cối. Nếu cạn ý tưởng, tôi chỉ cần đi dạo trong rừng”, Jonna nói. “Nếu ở lại Gothenburg, tôi chắc chắn không có những tác phẩm như bây giờ”.
Hiện Jonna sống cùng chồng là Johan Jinton, một thợ chế tác bạc, cùng chú chó Nanook, hai con mèo và một con bò. Hai người mới kết hôn tháng 7 năm nay.
Trên mạng xã hội, Jonna thường xuyên chia sẻ cuộc sống của mình và có hơn 1,1 triệu người theo dõi. Với những người thành thị muốn quay về nông thôn sống, Jonna khuyên: “Đừng nghĩ rằng cuộc sống ở thôn quê giống như kỳ nghỉ. Hãy làm điều này chỉ khi bạn thực sự thích”.
Thu Nguyệt
Theo The Local/VNE
Cuộc sống trong lành ở thành phố xanh nhất thế giới
Gothenburg, Đan Mạch, 4 năm liên tiếp đứng đầu trong bảng xếp hạng thành phố xanh nhất thế giới. Mỗi người dân thành phố sở hữu khoảng 274 m2 không gian xanh.
Ảnh: Sweden travel guide and booking portal.
Gothenburg là thành phố lớn thứ 2 của Thuỵ Điển, sau thủ đô Stockholm. Khi ngành công nghiệp đóng tàu sụp đổ vào những năm 1970, thành phố cảng biển này đã mất vài thập kỷ để tái tạo lại hoàn toàn. Trên bảng xếp hạng Global Destination Sustainability (tạm dịch: Chỉ số bền vững điểm đến toàn cầu), Gothenburg là thành phố có chỉ số bền vững cao nhất thế giới (xếp trên Copenhagen). Đây là năm thứ 4 liên tiếp thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng này.
Điểm số xếp hạng của Gothenburg vượt xa mọi cái tên khác trong danh sách, cao hơn thành phố Brussels xếp thứ 10 là 22%. Trang CNN công nhận Gothenburg là thành phố xanh nhất thế giới. Gothenburg là thành phố xanh không chỉ nhờ hệ thống rừng và công viên mà còn dựa vào mạng lưới giao thông công cộng rộng lớn. Trong đó, 65% phương tiện giao thông công cộng chạy bằng năng lượng tái tạo. Gothenburg tự hào với mạng lưới xe đạp rộng khắp cũng như chương trình chia sẻ xe đạp với 30 phút đầu tiên được sử dụng miễn phí.
Sân bay Landvetter tại đây được Airport Carbon Accreditation (chương trình quản lý hàm lượng carbon toàn cầu dành cho các sân bay) xếp hạng mức cao nhất từ năm 2011. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới sinh thái. Từ năm 2013, Gothenburg trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới phát hành trái phiếu xanh với các khoản đầu tư có lợi cho môi trường và khí hậu.
Mỗi người dân Gothenburg sở hữu khoảng 274 m2 không gian xanh. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể ghé thăm nhiều công viên xanh vào một ngày nắng đẹp. Vast Slottsskogen là nơi lý tưởng cho những chuyến đi dạo thảnh thơi trong rừng. Keillers lại mang đến những cuộc khám phá trên đỉnh đồi với tầm nhìn bến cảng nhộn nhịp. Sinewy Kungsparken là trung tâm của thành phố với dải màu xanh lá cây phủ khắp.
Jubileumsparken là công viên đô thị mới ở khu vực Frihamnen, bên bờ sông. Mọi người có thể đến đây để thư giãn giữa hồ bơi công cộng, tắm bên bãi biển thành phố, trồng rau củ trong vườn, chèo thuyền. Tất cả đều miễn phí. Ngoài ra, phòng tắm hơi công cộng miễn phí tại đây thiết kế khu vực thay đồ từ 12.000 chai lọ tái chế. Công viên chủ đề Liseberg có hơn 40 đường tàu lượn, tất cả đều chạy bằng năng lượng gió tái tạo. Đặc biệt, chiếc đu quay Loke còn tự tạo ra điện trong quá trình giảm tốc.
Nguồn năng lượng này sau đó được đưa vào lưới điện quốc gia của Thụy Điển. Thành phố Gothenburg có nhiều cơ sở ăn uống được chứng nhận bởi các tổ chức khu vực môi trường như Krav (tổ chức chuyên chăm sóc động vật, canh tác không có thuốc trừ sâu và trách nhiệm xã hội), Swan (kiểm tra tác động môi trường của các sản phẩm), MSC (đảm bảo bền vững thực hành đánh bắt cá).
Bạn cũng có thể thực hiện chuyến du ngoạn bên ngoài thành phố để thưởng thức Edible Country, khái niệm mới từ ban du lịch Thụy Điển nhằm biến các khu rừng thành các nhà hàng theo phong cách DIY (viết tắt của từ Do It Yourself nghĩa là tự phục vụ).
Theo news.zing.vn
Căn hộ toàn màu trắng quyến rũ khó cưỡng dành riêng cho cặp đôi mới cưới Với nội thất tối giản cùng giấy dán tường ấn tượng, căn hộ nhỏ này chính là tổ ám dành riêng cho những cặp vợ chồng trẻ. Căn hộ nhỏ với tổng diện tích 37m2 này nằm ở thành phố Gothenburg, Thụy Điển. Căn hộ này được thiết kế với kiến trúc sư Alvhem. Căn hộ đẹp bắt mắt với sàn gỗ, trần...