Lý Nhã Kỳ: ‘Tôi làm tốt hơn những gì đã tuyên bố’
Được xem là hiện tượng của làng giải trí Việt, bên cạnh những thành công được ghi nhận, Lý Nhã Kỳ thường xuyên phải đối mặt với những thiêu dệt, tin đồn.
- Là người nổi tiếng thường xuyên đón nhận rất nhiều lời khen, quan tâm nhưng cũng lắm những tin đồn bực mình. Chị cảm thấy thế nào?
- Tôi thấy điều đó bình thường và những lời khen hay chê, đối với tôi đều có những ý nghĩa riêng. Cuộc sống này không phải lúc nào cũng được như mình mong ước, nhất là những suy nghĩ của người khác về mình. Cho nên, với những lời khen, tôi lấy đó làm vui và là động lực, còn những lời dè bỉu hay chỉ trích, nó khiến tôi có cơ hội nhìn lại mình và lắng lại. Với tôi, những điều đó là quy luật chung cho mọi sự phát triển.
- Nghĩa là chị không ngại “ antifan”?
-Khái niệm “antifan” thật đa dạng. Một người bình thường, nhàm chán, không có gì để chú ý thì có lẽ chẳng ai quan tâm đến mức lập hội “anti fan” đâu. Khi người ta quan tâm mình, dù ở khía cạnh nào, góc độ nào thì cũng là sự quan tâm, dù điều đó đôi khi có phần hơi thái quá và không tích cực. Nhưng tôi nghĩ, đó cũng là cách để người nghệ sĩ rèn sự bản lĩnh.
- Vậy Lý Nhã Kỳ đã từng gặp phải những trường hợp “antifan” đến mức nào?
- Điều này thì ít nhiều các bạn cũng nghe qua từ những tin đồn rồi. Khi có người không thích mình thì họ có những lời đồn và thiêu dệt, mà đã là tin đồn thì có muôn hình vạn trạng. Nhưng may mắn là cuộc sống của tôi không quá bị ảnh hưởng bởi những lời đồn đại vô căn cứ đó.
- Có thông tin rằng, Lý Nhã Kỳ không được lòng những người làm trong giới nghệ thuật. Chị thấy sao?
- Vậy cho tôi hỏi, đó là những ai và tại sao họ không thích tôi? Nếu ai đó nói được với tôi tại sao họ không thích thì tôi mới biết cách để mà giải quyết. Nhưng tôi nghĩ, thế giới nghệ thuật – nghệ sĩ cũng như bao thế giới nghề nghiệp khác, cũng có người này người khác. Thành công của người này có thể khiến người kia vui lây nhưng cũng có người có cảm xúc khác. Nhưng có một thực tế, nếu tôi không được lòng những người trong giới thì có lẽ, chẳng ai mời Lý Nhã Kỳ này tham gia dự án nghệ thuật nào của họ cả. Mà nếu như vậy thì chắc cũng sẽ không có một Lý Nhã Kỳ của ngày hôm nay, được nhiều người quan tâm và yêu thương.
- Vậy chị giải thích sao về chuyện mình hay tuyên bố qua to tát các dự án mà mình được mời tham gia?
Video đang HOT
- Tôi cảm thấy hơi khó chịu về những quy chụp như thế này từ lâu rồi, nên lần này, tôi chỉ muốn nói duy nhất một lần, để mai này không phải giải thích này nọ nữa. Thực tế thì tôi chưa bao giờ tuyên bố điều gì quá sức mình và quá thực tế cả. Tôi chỉ có sao nói vậy thôi. Như việc tôi và Vũ Thu Phương được mời đóng phim Hollywood chẳng hạn. Tôi không biết Phương đã nói gì nhưng trong buổi gặp báo chí cách đây khoảng 2 năm, tôi có nói rất rõ và rất thật lòng rằng, vai diễn của tôi nhỏ lắm, tôi được mời tham gia phim Hollywood nên cảm thấy vui vì mình có cơ hội cọ xát và học hỏi.
Thế nhưng, điều khiến tôi cảm thấy hơi buồn cười là từ đó cho đến giờ, vẫn có những quan điểm và luận điệu hơi phiến diện từ phía những người không hề có mặt trong buổi gặp gỡ đó. Họ tuyên bố trên báo như đinh đóng cột rằng tôi tuyên bố thế này thế nọ, để rồi khi phim chiếu mọi thứ không giống như tưởng tượng, thành ra vô tình tôi trở thành người… “phát nổ”! Là nghệ sĩ, khi nghe được những điều này, tôi cảm thấy mình bị tổn thương nhiều lắm. Còn những dự án khác, như bạn đã thấy, tôi đã làm tốt thậm chí là hơn tất cả những gì tôi đã từng tuyên bố.
Cho đến thời điểm này, sau tất cả những gì đã nếm trải, tôi rất ngại chia sẻ trước khi làm. Tôi như con chim sợ cành cây cong và cũng giống như một cô nhím xù lông, luôn trong tâm thế bảo vệ mình trước những luồng thông tin và truyền thông.
- Điều đó đồng nghĩa với việc chị sẽ ít giao tiếp với báo giới trong tương lai?
- Không, tôi không cực đoan đến mức như vậy. Nhưng tôi là người biết xét đoán, để không phải là nạn nhân của truyền thông trong tương lai nữa. Thực lòng thì tôi rất yêu thích nghề báo của các bạn và rất tôn trọng những người đang giúp nghệ sĩ, đưa nghệ sĩ đến gần hơn với công chúng. Đã từng có lúc tôi nghĩ đây là một nghề mình sẽ chọn. Nhưng cơ hội và duyên nợ đã đưa tôi đến gần với nghệ thuật và như một định mệnh, tôi có dịp làm việc nhiều hơn với giới truyền thông.
- Nhiều người nhận xét rằng dạo này Lý Nhã Kỳ chụp hình có vẻ teen, chưa hợp với vẻ đài các, quý phái của một kiều nữ như trước đây. Chị nghĩ sao?
- Tôi nghĩ đó là một nhận xét đáng để lưu tâm. Nhưng tôi muốn biết, các bạn có thích sự thay đổi nho nhỏ như thế? Là nghệ sĩ, tôi chỉ muốn hình ảnh của mình mới mẻ, luôn gây được sự thú vị và bất ngờ cho khán giả. Có thể lúc này các bạn nhìn thấy một Lý Nhã Kỳ đài các, quý phái nhưng cũng có thể một lúc khác, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một Lý Nhã Kỳ mộc mạc, dễ gần…
- Trong hè này, nếu có thời gian rảnh, Lý Nhã Kỳ sẽ làm gì?
- Sẽ làm một công việc gì đó mà bản thân mình thấy ý nghĩa như đi thăm người thân hay tự thưởng cho mình bằng những ngày nghỉ ngơi thư giãn ở biển chẳng hạn. Nhưng nói thật, tôi không bao giờ để cho mình phải rảnh đâu vì bản tính nghiện công việc đã ăn sâu vào máu rồi.
Mời bạn cùng ngắm bộ ảnh mang phong cách quý tộc châu Âu của Lý Nhã Kỳ:
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đổ xô đi "săn" cốt toái bổ chữa 36 bệnh
Hiện nay ở vùng đông Trường Sơn (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), hàng ngàn người dân đang ráo riết vào các khu rừng già để tìm kiếm cây cốt toái bổ do lời đồn loại cây này có thể chữa được 36 thứ bệnh.
Đổ xô đi tìm
Cây cốt toái bổ được người dân địa phương thường gọi là y-bet, hay còn gọi lan đuôi chồn, là một loại thảo dược phát triển ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, trong điều kiện thời tiết quanh năm giá lạnh.
Sau một ngày vào rừng săn lùng cốt toái bổ, người ít cũng được vài trăm ngàn, có người kiếm mỗi ngày 500 ngàn đồng. Thu được tiền khá lớn và loại cây này cũng dễ tìm kiếm, nên người dân địa phương đổ xô đi lùng.
Người dân đổ xô đi săn tìm cây cốt toái bổ rồi đem đến bán cho "đầu nậu"
Ông A Lời - một người dân ở xã Măng Cành (huyện Kon Plông) - cho hay: "Đi tìm cây cốt toái bổ, không chỉ tụi thanh niên đâu, mà ông bà già và trẻ con đều đi hết. Ai cũng tranh thủ đi tìm để về bán rồi mua ít bột ngọt, mắm muối đó thôi".
Tầm 15-16 giờ, từng đoàn người từ các cánh rừng đổ về địa điểm thu mua, sau một ngày săn lùng. Thương lái là người đàn ông gần 60 tuổi, gặp chúng tôi ông khoát tay: "Cứ gọi mình là A Thanh cho mau mắn, mình dân Sài Gòn thứ thiệt nè, cũng mới lên đây (xã Măng Cành) thôi".
Nhìn chúng tôi thật kỹ, ông phán: "Giáo viên chứ gì". Sau khi chúng tôi giải thích về cuộc vượt rừng sâu đến đây, ông quả quyết: "Mình đang có 8 tấn cốt toái bổ đang cất trong kho kia kìa. Có người đặt mua hết rồi, nhưng chú mua được giá bao nhiêu? Được giá, anh để cho chú. Mà anh vừa xuất kho giá 7.200 đồng/kg. Được thì chú lấy".
Một "đầu nậu" đang thu mua loại cây này cho hay, mấy bữa trước có một người từ huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đưa mẫu loại cây này đến cho xem và đặt hàng, sẵn sàng mua hết bất kể số lượng là bao nhiêu. Ban đầu giá chỉ 6.000 đồng/kg, nay giá đang tăng từng ngày. Hôm qua chị vừa bán hơn nửa tấn, chỉ vài ngày nay đã thu mua được số lượng chừng một tấn.
Ông Thanh cho biết thêm, ông vừa bán được một xe hàng 15 tấn, còn bây giờ thì để gom thêm ít bữa nữa bán luôn thể. Mỗi ngày bình quân ông Thanh thu được trên 1 tấn cây cốt toái bổ.
Theo các thương lái, mỗi ngày họ xuất ra khỏi địa phương số lượng lên tới cả tấn và toàn bộ số cốt toái bổ này đều được bán qua Trung Quốc.
Vị thuốc quý
Nghe chúng tôi tìm hiểu về tác dụng loại cây này, ông Thanh cho rằng cốt toái bổ có thể chữa được 36 thứ bệnh khác nhau. Để chứng minh cho lời nói của mình là đúng sự thật, ông ôm ra một hũ rượu, bên trong đựng đầy cây cốt toái bổ và không quên mời chúng tôi uống.
Người dân địa phương vẫn thường ngâm cốt toái bổ vào rượu để uống chữa bệnh
Bác sĩ Đoàn Thị Tuần - Trưởng phòng Đông y Bệnh viện đa khoa Kon Tum cho biết: Cốt toái bổ có tên khoa học là Polypodium fortunei O.Kuntze, họ dương xỉ (Polypodiaceae), cây mọc bám chắc vào các cây cổ thụ hoặc ở hốc đá sống dạng ký gửi. Loại cây này có các mắt giống như củ gừng, da màu vàng nâu, thịt hồng hồng.
Thời gian qua, Bệnh viện đa khoa Kon Tum vẫn sử dụng loại thảo dược này để chữa bệnh vì có tác dụng chữa hành huyết, chỉ huyết, trừ phong, bổ thận và chữa bong gân, gãy xương, chân tay mỏi, tê liệt và trị các chứng thận thấp, đau háng, đau xương.
Để sử dụng thì cần rửa sạch, cạo sạch lông, thái mỏng phơi khô rồi sử dụng, hoặc tẩm mật, tẩm rượu, sao qua thì sử dụng rất tốt. Nếu dùng tươi khi hái về bỏ hết lông tơ và các lá khô, rửa sạch giã nhỏ, bỏ một ít nước vào rồi nướng cho mềm, đắp lên các vết đau hay thận suy biểu hiện như đau lưng dưới, yếu chân, ù tai, điếc hoặc đau răng...
Khi nghe chúng tôi trình bày về giá cả, bác sĩ Tuần nói: "Tại Kon Tum chưa hình thành các cơ sở thu mua, nên cây dược liệu quý mà được bán với giá "bèo" như hiện nay thì rất lãng phí".
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum Nguyễn Hữu Nho thì cho biết, ông chưa nghe các đơn vị báo cáo về việc người dân đi thu hái loại cây này nhưng sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra, nếu là dược liệu quý thì sẽ có biện pháp quản lý, bảo vệ và nghiêm cấm người dân ồ ạt đi săn tìm loại cây này trong thời gian tới.
Theo Trùng Dương (Thanh Niên)
Bắc Giang: Thực hư 'mật mã' tìm kho báu 3 tạ vàng Trong lúc đào bới, các ông đã tìm thấy một loạt đồ cổ, gồm 9 đồng tiền, 3 con rùa đá, 1 viên ngói hình lá đề, bên trên là hình ảnh "rồng chầu mặt nguyệt" và một số đồ gốm. Ông gọi chúng là "mật mã" bởi vì những thứ đó đều được sắp xếp theo quy luật nào đó mà ông...