Ly kỳ ‘rạp chiếu phim bí mật’ ở Anh
Đi xem phim nhưng người xem không hề biết mình sắp xem phim gì tại “ rạp chiếu phim bí mật”, đang là một xu hướng giải trí thịnh hành ở Anh.
Tại “rạp chiếu phim bí mật” ở London (Anh), không chỉ có màn hình chiếu phim, khán giả còn có thể “sống” trong những cảnh phim rất thật, theo tin tức từ AFP ngày 4/1.
Trước khi đến rạp, các vị khách chỉ nhận được một email thông báo địa điểm chính xác, đồng thời trả 94 USD/vé mà không hề biết mình sắp xem phim gì.
Khán giả mặc áo “tù nhân” xem phim trong “rạp chiếu phim bí mật”.
“Người xem không hề biết mình sẽ xem phim gì. Chỉ khi đến “rạp chiếu phim bí mật”, họ mới biết được mình sắp tham gia vào một cuộc phiêu lưu đầy bất ngờ và thú vị”, ông Fabien Riggall, nhà sáng lập “rạp chiếu phim bí mật” vào năm 2007, cho biết.
Bước vào “rạp chiếp phim bí mật”, người xem sẽ có cơ hội làm những thí nghiệm khoa học kỳ quặc trong một con tàu vũ trụ trước khi hướng về màn hình xem bộ phim Prometheus, hoặc đi vào một sa mạc trước khi xem phim kinh điển Lawrence of Arabia (Lawrence xứ Ả Rập), hay chui xuống những tầng hầm tối om trong phim chiến tranh The Battle of Algiers (cuộc chiến của người Algeria).
Các nhà tổ chức đã biến một nhà kho lớn thành một phim trường thật sự, trang trí từng chi tiết giống y hệt như một số cảnh trong phim, và khán giả ngồi ngay đó để xem phim.
Chuyến phiêu lưu cuối cùng của năm 2012 trong “rạp chiếu phim bí mật” là phim cổ điển The Shawshank Redemption.
Người xem sẽ lần lượt bị đưa vào phòng xử án, trang trí giống như thật, với tội danh từ bắt cóc cho đến giết người.
Video đang HOT
Khán giả sinh hoạt thể thao với “tù nhân” trong “rạp chiếu phim bí mật”.
Sau khi bị “tuyên án”, khán giả mặc áo phạm nhân được đưa vào từng phòng giam của mình trong tiếng ồn ào đặc trưng khi nhà tù có “tù nhân mới”, cùng với những vị quản giáo “mặt lạnh như tiền”.
Các “đại bàng trại giam” sẽ đến hỏi người xem. Khán giả nào vi phạm nội quy nhà tù sẽ bị phạt “hít đất”, và chứng kiến những cảnh trấn lột, đánh nhau, tra tấn tù nhân do các diễn viên thể hiện.
Khán giả bị phạt “hít đất’ nếu vi phạm nội quy nhà tù trong “rạp chiếu phim bí mật”.
Sau ba giờ “thụ án tù”, khán giả sẽ được vào phòng giải trí của các tù nhân để xem phim The Shawshank Redemption.
“Thật thú vị. Chỉ cần 10 phút là tôi có thể hòa nhập và hiểu hơn về cuộc sống của những tù nhân”, một khán giả cho biết.
“Rạp chiếu phim bí mật” chỉ tiếp nhận khảo 400 “tù nhân” hồi năm 2007, nhưng đến năm 2012, có đến 13.500 người xem phim The Shawshank Redemption.
“Rạp chiếu phim bí mật” còn tung ra chương trình Secret Hotel (Khách sạn bí mật) với giá vé 48 USD/vé cho những người xem muốn biết cảm giác ngủ trong nhà tù như thế nào sau khi xem phim The Shawshank Redemption.
Khán giả có thể ngủ lại một đêm trong nhà tù tại “rạp chiếu phim Bí mật”.
“Nhiều người muốn được phiêu lưu khám phá. Họ muốn tìm hiểu những thứ họ chưa từng biết. Chúng tôi có các bạn tù là các diễn viên. Họ có thể đánh thức bạn dậy lúc nửa đêm hoặc ca hát suốt đêm để quấy rầy”, một khán giả cho biết.
“Mỗi một bộ phim, chúng tôi cố gắng tạo ra những điều mới lạ, những khung cảnh càng thật càng tốt, và quan trọng nhất là giống từng chi tiết trong phim, từ hình ảnh cho đến bầu không khí”, ông Riggall nói.
“Rạp chiếu phim bí mật” vừa kết thúc các buổi chiếu phim độc đáo vào cuối tháng 12/2012, và nhà tổ chức đang chuẩn bị cho các bộ phim khác để mở cửa vào tháng 4/2013. Được biết, vé xem phim đã được bán sạch.
“Rạp chiếu phim bí mật” cũng sẽ mở cửa tại thành phố New York (Mỹ) và Athens (Hy Lạp) vào tháng 4/2013.
Theo Thanh Niên
Níu kéo yêu thương
Chị băng ngang qua anh, sải bước ra về. Anh ngồi bệt trước phòng xử án, thở dài nhìn theo bóng dáng của người từng một thời đầu ấp tay gối. Khi một người quyết dứt áo ra đi, nỗ lực níu kéo yêu thương cũng thành vô nghĩa...
Sau gần 2 năm quen nhau, năm 2003, họ dọn về chung sống với nhau như vợ chồng. Năm 2004, con trai đầu lòng ra đời. Hai năm tiếp theo, gia đình nhỏ của họ tiếp tục chào đón con gái thứ hai. Quá trình thử thách tình yêu kết thúc bằng đám cưới giản dị vào năm 2008.
Vậy mà, chỉ sau một năm chính thức là vợ chồng, giữa họ bắt đầu có những dấu hiệu rạn nứt. Chị bỏ nhà đi, để lại 2 con thơ cho chồng chăm sóc. Anh đi khắp nơi tìm chị nhưng không gặp. Hơn một năm sau, chị quay về đem con gái út đi. Anh lại ngược xuôi dò tìm mới biết được tung tích của vợ con.
Năm 2011, họ ly thân. Năm 2012, chị đưa đơn ra tòa xin được ly hôn với lý do anh có người khác, tính tình cộc cằn. Chị đồng ý nuôi con gái thứ hai, anh có trách nhiệm nuôi dưỡng con trai đầu. Anh không đồng ý chia tay bởi những lời vợ nói là không có cơ sở. Quan trọng hơn, anh vẫn còn yêu thương vợ, các con cần tình thương và sự chăm sóc của người mẹ.
Tòa sơ thẩm chấp nhận đơn xin ly hôn của chị, giao 2 con cho anh trực tiếp nuôi dưỡng. Anh kháng cáo toàn bộ bản án.
Người níu kéo, kẻ buông tay
Có mặt tại phiên tòa phúc thẩm từ sớm, họ lặng lẽ ngồi ở hai phía đầu ghế. Sự im lặng nặng nề bao phủ không gian phòng xử. Phiên tòa bắt đầu, anh vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, đề nghị hủy bản án ly hôn.
"Các con cần tình thương của cả bố lẫn mẹ, tôi cũng còn thương cô ấy, mong HĐXX hủy bản án ly hôn", anh tha thiết trình bày. Nói về mâu thuẫn dẫn đến đổ vỡ hôn nhân, anh cho biết trước đây chỉ mình anh đi làm để nuôi vợ con. Do các con cũng đã lớn, muốn vợ hiểu biết nhiều hơn về xã hội, anh đã đầu tư cho chị đi học quản trị kinh doanh, kế toán... Thế nhưng, cũng từ đó, chị thay đổi, thích la cà cùng bạn bè, bỏ bê gia đình và cuối cùng bỏ nhà đi theo người đàn ông khác.
"Người ta đã không còn tình cảm, anh níu kéo liệu có hạnh phúc?", vị chủ tọa hỏi. Anh khẩn khoản: "Mâu thuẫn đỉnh điểm là khi cô ấy đòi mở tiệm làm tóc nhưng tôi không đồng ý, sợ cô ấy suy nghĩ chưa chín chắn, lại mang nợ khắp nơi như lần trước. Bây giờ, tôi chỉ mong cô ấy quay về để các con có trọn vẹn tình thương của bố mẹ. Cô ấy làm gì tôi cũng đồng ý, mở tiệm cũng được, chỉ cần gần nhà để chăm sóc con. Từ từ, tôi sẽ thuyết phục vợ nghĩ lại...".
Quay sang chị, chủ tọa nhẹ nhàng khuyên nhủ: "Xét cho cùng, nguyện vọng của anh là chính đáng, chị cảm thấy bản thân có thể bỏ qua cái tôi của mình để đoàn tụ cùng anh và các con không?". Chị trả lời "không" một cách cương quyết, lạnh lùng.
Giờ nghị án, anh len lén nhìn sang, chị im lặng, không một lần nhìn anh. HĐXX nhận định cuộc sống chung của anh chị xảy ra nhiều mâu thuẫn, rạn nứt tình cảm kéo dài không thể hàn gắn... Vì vậy, tòa phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm, thuận tình cho chị ly hôn.
Chị băng ngang qua anh, sải bước ra về. Anh ngồi bệt trước phòng xử án, thở dài nhìn theo bóng dáng của người từng một thời đầu ấp tay gối. Khi một người quyết dứt áo ra đi, nỗ lực níu kéo yêu thương cũng trở thành vô nghĩa...
Theo VNE
Phiên tòa đẫm nước mắt xử bà mẹ buôn ma túy Trong màn mưa tối đất trời, khi Thủy bị dẫn ra xe, cả 4 đứa con ấy đã cùng lao theo mẹ khóc nức nở; đứa lớn nhất thảng thốt: "Nhanh về với chúng con, mẹ ơi!". Ngoài trời mưa không ngớt, còn trong phòng xử án, một bầu không khi buồn bã bao trùm. Người ta chẳng mấy để ý đến bị...