Ly kỳ bé gái 8 tuổi bị bắt cóc rồi được trả về tận nhà
Trong lúc đang tắm, cháu Linh bị hai đối tượng ập vào bắt đi. Ly kỳ hơn, chính hai đối tượng này sau đó lại đem trả cháu về tận nhà mà không bị ai phát hiện.
Gia đình cháu Linh đến giờ vẫn không hiểu vì sao cháu mình bị bắt cóc rồi lại được trả về an toàn.
Mất tích khi đang tắm
Những ngày này, người dân xã Quỳnh Hoa (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) vẫn không ngớt bàn tán về vụ một học sinh lớp 3 bị bắt cóc một cách bí ẩn trong lúc đang tắm và sau đó lại được trả về nhà.
Chị Lê Thị Nguyệt ở xóm 12, xã Quỳnh Hoa – mẹ cháu Lê Thị Thùy Linh – run run kể lại, khoảng 21h ngày 9/3/2013, cháu Linh đang tắm và gọi mẹ mang hộ quần áo vào.
Chị Nguyệt nhờ bà ngoại của cháu Linh mang quần áo cho cháu nhưng khi bà ra đến nơi thì thấy trong nhà tắm tối đen, yên ắng. Bà gọi cháu Linh nhưng không thấy cháu trả lời. Linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành, bà hô hoán mọi người rằng cháu Linh mất tích.
Sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ. Chị Nguyệt huy động người thân đi tìm kiếm cháu Linh khắp nơi nhưng không có kết quả.
Lúc này Công an xã Quỳnh Hoa nhận được tin báo đã triển khai lực lượng xuống hiện trường điều tra và tìm kiếm. Nhận thấy vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, công an xã đã báo cáo sự việc lên công an huyện Quỳnh Lưu. Các xã lân cận cũng được thông báo, nhờ giúp đỡ tìm kiếm nạn nhân, chốt chặn các ngả đường để khống chế bọn bắt cóc (nếu có).
Video đang HOT
Sự trở về đầy bí ẩn
Trong lúc mọi nỗ lực tìm kiếm đang dần đi vào ngõ cụt thì bất ngờ chị Vũ Thị Nga là hàng xóm phát hiện cháu Thùy Linh đang nằm trong ngăn nhỏ phía dưới của chiếc tủ đựng quần áo với khuôn mặt đầy hoảng loạn và sợ sệt. “Lúc đó khoảng hơn 12h đêm cùng ngày, tôi sang giúp gia đình tìm cháu mãi không được. Khi tôi đi xuống bếp, ngang qua chiếc tủ thì thấy cháu Linh đang nằm co ro trong ngăn nhỏ. Vẻ mặt cháu rất hoảng sợ và lo lắng…”, chị Nga kể.
Ngăn tủ nhỏ nơi cháu gia đình tìm thấy cháu Linh
Đây là chi tiết khiến nhiều người trong gia đình cũng như cơ quan chức năng đặt nghi vấn: Tại sao trong lúc nhiều người đang có mặt tại gia đình để tìm kiếm cháu Linh, hung thủ lại liều lĩnh mang trả lại cháu và còn nhét cháu vào ngăn tủ bé như vậy, mà không bị ai phát hiện?
Sau khi được tìm thấy, cháu Thùy Linh rất hoảng loạn nên không thể nói được gì. Phải mất nhiều ngày sau cháu mới kể lại cho gia đình nghe chuyện xảy ra hôm đó. Theo lời kể, lúc cháu Linh đang tắm và chờ mẹ đưa quần áo vào để thay thì có hai người ập vào tắt điện rồi bịt miệng cháu mang đi. Chúng bế cháu bé ra đường và lên một chiếc xe máy tẩu thoát.
Cháu bé kể: “Có một thằng béo, một thằng gầy, còn trẻ, bịt khẩu trang. Chúng bê cháu lên xe rồi vừa đi vừa điện thoại cho một người, bảo là bắt được một đứa con gái rồi. Sau đó chúng mang cháu tới một cái chòi, trong chòi còn một thằng nữa. Chúng hắt một xô nước mào người cháu, rồi bắt cháu uống một ca nước và 3 viên thuốc trắng. Uống xong thì hai thằng ra ngoài canh gác. Một lát sau chúng gọi điện cho ai đó rồi hỏi cháu có em trai không? Cháu nói không. Một thằng nói “mi mà có em trai tau giết lâu rồi”.
Một lúc sau thằng béo chạy vào bảo hình như nhà nó báo công an rồi. Thế là chúng bồng cháu lên xe máy, lấy áo trùm lại chở đi. Chạy được một đoạn thì cháu không biết gì nữa. Cháu cũng không biết cháu bị bỏ vào tủ như thế nào”.
Ngay hôm sau gia đình chị Nguyệt đưa cháu Thùy Linh đi bệnh viện kiểm tra. Kết quả cho thấy cháu Linh không hề bị xâm hại. Trên người cháu chỉ có một vài vết xước nhỏ. Từ lúc cháu bị bắt đi gia đình cũng không hề nhận được bất cứ lời đe dọa, tống tiền nào. Cho đến giờ gia đình vẫn không hiểu vì sao cháu bị bắt đi như thế.
Được biết chị Nguyệt không có chồng nên xin con từ một người đàn ông rồi sinh được cháu Thùy Linh. Hiện mẹ con chị Nguyệt sống với bà ngoại cháu Linh. Gia cảnh không có gì sung túc. Trong quá trình sinh sống tại địa phương, chị Nguyệt không có mâu thuẫn với ai.
Vụ việc xảy ra với nhiều tình tiết ly kỳ và bí ẩn khiến gia đình chị hoang mang. Hiện Công an xã Quỳnh Hoa đã chuyển hồ sơ vụ việc lên Công an huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Dantri
Gần 40 năm qua con đập "tử thần"
Gần 40 năm nay, hơn 800 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu ở 2 thôn Tân Kiều và Hòa Phong (Nhơn Mỹ, An Nhơn, Bình Định) luôn phải đối diện với hiểm nguy mỗi khi đi qua con đập thủy lợi bằng cây cầu tạm không lan can.
Nằm dọc hạ nguồn sông Côn hùng vĩ, dù chỉ cách trung tâm xã chừng 2km nhưng người dân 2 thôn Tân Kiều và Hòa Phong phải đi đường vòng qua xã Nhơn Hậu mất rất nhiều thời gian. Việc không có cây cầu kiên cố bắc qua sông không chỉ gây khó khăn cho việc đi lại của hàng trăm hộ dân mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tại đập thủy lợi Bình Thạnh từ năm 2005 đến nay đã có ít nhất 4 trường hợp té tử vong
Đó là chưa kể đến những lúc ốm đau, bệnh tật, sinh đẻ,... phải lên Trạm Y tế xã, thị xã, người dân chỉ biết khóc ròng.
Khổ nhất là các em học sinh, để đến trường nằm ở trung tâm xã, thị xã, các em phải liều mình đi qua cây cầu tạm đơn sơ bắc qua sông hay đi qua đập thủy lợi ngăn nước.
Học sinh đi lại, nô đùa trên cầu tạm bợ không lan can, tiềm ẩn những hiểm nguy
Anh Nguyễn Thái Huy, một người dân sinh sống tại thôn Hòa Phong, xã Nhơn Mỹ, cho biết: "Mình sống ở đây từ nhỏ đến giờ, phải chứng kiến và đi qua cây cầu tạm hay qua con đập này nhiều lúc thấy cũng rùng mình. Mùa nắng còn đỡ, chứ mùa lũ lụt nước lớn đập tràn ai dám qua, đi qua cầu gỗ thì gió đung đưa sợ rớt xuống sống. Người dân ở đây mong muốn có một cây cầu nhỏ kiên cố để bà con đi lại, nhất là các cháu học sinh đi học đỡ khổ người dân thu hoạch mùa màng thuận lợi cho vận chuyển và giảm chi phí phần nào...".
Cũng theo anh Huy, từ năm 2005 đến nay đã có 4 người chết oan do đi qua đập bị té ngã xuống sông. Không ít người dân đi lại bằng xe máy, xe đạp qua đập té xuống sông bị nước cuốn trôi. Nguy hiểm nhất vẫn là các em học sinh đi học khi qua đập, cầu tạm nên tiềm ẩn những rủi ro.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Anh Tấn, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Mỹ, cho biết: "Đây cũng là vấn đề nóng trong các cuộc tiếp xúc cử tri trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nguồn kinh phí để xây dựng cầu vượt ngoài khả năng cho phép của địa phương. Mong rằng chính quyền cấp trên cùng các ngành liên quan sớm quan tâm hỗ trợ xây dựng một chiếc cầu nối liền hai bờ sông, để cuộc sống của bà con đỡ vất vả hơn".
Đập thủy lợi Bình Thạnh là công trình được xây dựng để phục vụ cho tưới tiêu, cung ứng nước cho nhiều cánh đồng ở hạ nguồn sông Côn trên địa bàn thị xã. Vì vậy, không có chức năng về giao thông đi lại. Tuy nhiên, nhiều năm người dân 2 thôn Tân Kiều và Hòa Phong, xã Nhơn Mỹ sử dụng con đập như một cây cầu để đi lại nên tiềm ẩn nguy cơ chết đuối, nhất là ở học sinh trên địa bàn.
Theo Dantri
GS Ngô Bảo Châu: Tôi từng thi trượt Chiều 13/3, GS Ngô Bảo Châu đã có bài giảng với chủ đề "Học như thế nào?" tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Sau đó, GS đã dành thời gian trò chuyện với SV cũng như giảng viên tham dự tiết học. Nhiều câu hỏi được đặt ra và GS đã giải đáp chu đáo, tận tình. GS Ngô Bảo Châu "giảng bài"...