Ly hôn rồi chồng vẫn phá tôi
Anh muốn can thiệp mọi sinh hoạt của con nhưng không đề cập đến việc chu cấp. Anh và gia đình sợ mang tiếng là bị vợ bỏ nên đặt điều đi bêu rếu, nói xấu tôi khắp xóm
Hình ảnh minh họa
Tôi là tác giả của bài viết: “Tôi hy sinh sức khỏe để nhận lại sự vô tâm và giành công của chồng”. Đây là câu chuyện cách đây đã hơn 4 năm, vì khá dài nên tôi chia làm nhiều bài viết. Khi quyết định ly hôn, tôi để hết số tiền chung còn lại cho anh và ra ngoài mượn tiền bạn bè, gia đình để thuê nhà ở, nộp đơn và chờ ly hôn. Lần đầu ra tòa, các anh tôi động viên, thẩm phán cũng muốn hòa giải nên tôi đồng ý rút đơn để vợ chồng hàn gắn. Chồng cũng không có thành ý rước tôi về, cho rằng tôi tự đi thì tự về nên em gái anh qua rước. Quay về trong không khí ngạt thở, tôi lại ra ngoài sống; anh quăng hết đồ, đuổi tôi ra khỏi nhà. Một lần nữa tôi quyết tâm chấm dứt nên nộp đơn ly hôn.
Trong lúc chờ xét xử, tình cờ tôi biết anh đang chuẩn bị giấy tờ thế chấp nhà do chúng tôi đứng tên chung, tôi đã lén giữ hợp đồng mua nhà để tránh phiền phức. Anh nói tôi thủ đoạn, cướp nhà của anh. Gia đình anh biết chuyện, tôi gửi thư cho ba má chồng xin phép được ly hôn, sau đó ba anh lặn lội từ quê vào để hàn gắn, cứu vãn cuộc hôn nhân chúng tôi. Lúc chưa ly hôn, gia đình anh rất thương yêu tôi vì tôi biết điều, biết nhường nhịn và rất thương yêu gia đình anh. Tôi sống chung với em gái anh mà chưa bao giờ có chuyện “em chồng chị dâu”. Tôi tiết kiệm cho bản thân, sẵn sàng mua sắm hay cho tiền em gái anh đi du lịch, học hành. Má và em anh từng nói là tôi hơn anh mọi mặt, anh chưa xứng với tôi. Ba anh vào giải quyết, anh càng chửi tôi vì cho rằng tôi làm mất mặt nhà anh. Nỗi buồn đọng lên mặt ba anh khi tôi không đồng ý quay về, tôi áy náy với ba anh vô cùng nhưng biết sao được, nếu tiếp tục cuộc hôn nhân thì tôi sống với anh chứ đâu sống với ba má anh.
Tết năm đó, chúng tôi chưa chính thức ly hôn, anh dẫn con về quê nhưng không cho thăm ngoại. Nghĩ rằng vẫn là thông gia nên má tôi cũng lên chúc Tết ba mẹ anh, trong khi anh không cho ba mẹ xuống chúc tết gia đình tôi. Những ngày ra tòa vô cùng mệt mỏi, nặng nề. Ban đầu anh không chịu ly hôn, sau đó anh giành con và tài sản, cho rằng tôi tự ra đi thì không có quyền đòi hỏi. Cuộc ly hôn kéo dài 8 tháng, thẩm phán những lần đầu cũng cố gắng hòa giải nhưng sau này thẩm phán nói chúng tôi quá khác biệt, cũng muốn hoàn tất vụ án ly hôn. Cuối cùng, anh đề nghị tôi nhận tài sản là căn nhà ít giá trị hơn, bù lại tôi được quyền nuôi con. Tôi đồng ý vì cũng không muốn kéo dài thêm ngày nào nữa. Ngoài ra, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng tôi mượn bạn 2 cây vàng. Thời điểm ly hôn, tôi không nhắc gì vì sợ sẽ phức tạp hơn (bạn tôi lúc đó đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài). Sau này bạn tôi cần, tôi yêu cầu anh trả phân nửa nhưng anh không chịu, tôi phải trả hết. Trong lúc ly thân, anh cũng xài số thẻ tín dụng của tôi để mua đồ trên mạng mà không trả lại cho tôi.
Sau khi ly hôn, tôi sống với con gái và chị giúp việc cũ. Chị ấy thương mẹ con tôi, muốn phụ tôi lúc khó khăn nhưng lại sợ gặp ba và cô của bé (chị từng bị họ chửi rủa, mất ăn mất ngủ mấy tháng liền). Thấy cảnh chị sống thấp thỏm trong nhà, mỗi lần có cô hay ba qua là trốn xuống bếp nên tôi đổi nhà để chị yên tâm ở, rồi tìm nơi khác để chồng cũ đón con về chơi mà không phải chạm mặt chị giúp việc.
Video đang HOT
Tưởng rằng sau khi chia tay thì tôi sẽ yên ổn nuôi con, vậy mà anh cứ theo phá suốt. Anh nói tôi cướp tiền và cướp con của anh. Anh muốn can thiệp mọi sinh hoạt của con nhưng không đề cập đến việc chu cấp. Anh và gia đình sợ mang tiếng là bị vợ bỏ nên đặt điều đi bêu rếu, nói xấu tôi khắp xóm. Anh gây khó khăn khi không trả lại hộ khẩu cho mẹ con tôi để tôi đăng ký cho con đi học. Mỗi lần đón con, anh luôn kèm sự chửi rủa, xúc phạm đến tôi và gia đình tôi. Tôi thấy đau xót và có lỗi với gia đình mình vô cùng. Dù vậy, anh vẫn là cha của con tôi nên tôi không thể can ngăn tình phụ tử đó, luôn tạo điều kiện để anh thăm nom. Ngày giỗ ba tôi, về quê tôi cũng dẫn con lên thăm gia đình anh, vì dù sao đó cũng là nguồn cội của con.
Thu
Theo vnexpress.net
Chồng bỏ về Hàn Quốc, tôi có ly hôn được ở Việt Nam?
Tôi kết hôn với người Hàn Quốc nhưng không hạnh phúc. Đợt tết này chồng tôi có thể sẽ về Hàn Quốc rồi ở lại bên đó luôn. Tôi có thể yêu cầu ly hôn tại tòa án Việt Nam được không?
Hỏi: Tôi là công dân Việt Nam, chồng tôi quốc tịch Hàn Quốc, kết hôn tại Hàn Quốc năm 2010. Sau đó, vợ chồng tôi về Việt Nam sinh sống và làm việc từ năm 2014. Chúng tôi mua một mảnh đất giá 1 tỷ có diện tích là 250m2, mảnh đất này đứng tên tôi. Tuy nhiên, sau một thời gian sinh sống, chúng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn không thể tiếp tục hôn nhân được nữa. Đợt tết này chồng tôi có thể sẽ về Hàn Quốc ăn Tết rồi ở lại bên đó luôn. Tôi có thể yêu cầu ly hôn tại tòa án Việt Nam được không? Vậy mảnh đất đó có được phân chia như thế nào và mỗi người được diện tích bao nhiêu?
Đoàn Thị Như (TP. HCM)
Chào bạn,
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tại điều 470 về thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam:
"1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam"
Ảnh minh họa
Theo quy định này, việc ly hôn của hai vợ chồng bạn là giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài nên đương nhiên được tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết. Để giải quyết tài sản khi ly hôn, cần xem xét pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Trong đó cụ thể là Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định tại điều 127 về ly hôn có yếu tố nước ngoài và có lưu ý rằng v iệc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó ."
Ngoài ra, luật Hôn nhân và Gia đình 2014 tại điều 33 có quy định về tài sản chung của vợ chồng:
"Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng".
Ảnh minh họa
Mảnh đất mà hai vợ chồng mua là trong thời kỳ hôn nhân, tuy rằng đứng tên bạn nhưng đây là tài sản chung vì được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, sau khi kết hôn. Vì vậy, về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận việc chia tài sản này, nếu không thỏa thuận được thì chia đôi giá trị tài sản trên nhưng có tính đến các yếu tố theo khoản 2 điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Tuy nhiên cần chú ý trường hợp chia tài sản sau khi ly hôn đối với chồng bạn là người nước ngoài. Căn cứ Luật Nhà 2014 tại điều 159 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài và Luật Đất đai 2013 tại điều 186 cũng quy định rõ: " Người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam".
Vậy chồng bạn không được đứng tên sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Vì vậy đối với mảnh đất 1 tỷ thì chồng bạn chỉ có thể hưởng một nửa giá trị mảnh đất đó bằng tiền mặt. Bạn vẫn là người đứng tên trên diện tích đất đó, nhưng có thể phải thanh toán giá trị mà chồng bạn được nhận khi ly hôn.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng
Theo phunuonline.com.vn
Nằm bên chồng, thao thức nhớ tình đầu Tôi không rõ cảm xúc trong lòng mình là gì nữa. Có phải tôi đang nuối tiếc điều gì? Có phải tôi đã lựa chọn sai lầm? Cách đây 1 tuần, bà ngoại gọi điện ra, bảo: "Có đứa nào viết thư cho mày gửi đến địa chỉ nhà mình. Có cần mẹ chuyển ngược vào Sài Gòn cho không?". Tôi ngạc nhiên,...