Ly hôn để hạnh phúc
Tôi chưa bao giờ lên kế hoạch nuôi dạy con cái như một người đồng cảnh ngộ, bởi ly hôn là điều tôi lo sợ. Tôi từng nghĩ mình sẽ không thể đương đầu hay tồn tại một mình.
Tôi biết là những ông bố bà mẹ đơn thân đều mạnh mẽ, kiên cường, tự do và hạnh phúc. Họ rất mệt mỏi và đang phải làm tất cả công việc, nhưng họ nên tự hào về bản thân. Trái tim tôi đau đớn khi nghe một người bạn thân kể về việc ly hôn của cô ấy. Lý do để họ không thể hàn gắn thì vô vàn, nhưng ngay cả khi không còn là vợ chồng nữa, cô ấy vẫn nói với anh ta: “Em rất xin lỗi nếu những gì em đã làm khiến anh cảm thấy buồn”.
Tôi nhớ rõ câu chuyện của mình vài tháng trước đó, khi chúng tôi nói với các con rằng bố chúng và tôi đang ly thân. Tôi đã dành cả hai tuần để che giấu những giọt nước mắt của mình và sự tức giận vì bị phản bội, giờ đã đến lúc để mở lòng và tiết lộ tương lai của chúng tôi sẽ như thế nào.
Tôi nhớ khoảnh khắc nhìn vào những đứa con của mình, một đứa 8 tuổi và một đứa 12 tuổi – đang xem tivi. Tôi nghĩ: “Trời ơi, bố mẹ sắp làm trái tim các con tan nát, điều này không công bằng, đây không phải là lựa chọn của các con, nhưng cũng không phải sự lựa chọn của mẹ”.
Cuối cùng, tôi phải lấy hết sự can đảm, hít thở sâu, đặt một đĩa bánh ngọt lên bàn rồi bắt đầu câu chuyện. Cả bốn chúng tôi đều ngồi xuống. Tôi và bố bọn trẻ lần lượt mở lời, nhẹ nhàng nói cho 2 con biết gia đình của chúng đang thay đổi ra sao và chúng được yêu thương nhiều như thế nào. Khi ấy đã có những giọt nước mắt cùng rất nhiều câu hỏi: “Tại sao điều này lại xảy ra? Tụi con sẽ sống ở đâu? Tại sao? Mẹ ơi, tại sao?”. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để trả lời theo cách phù hợp nhất và dành cho các con tất cả những cái ôm mà chúng cần.
Tôi tìm cách xoa dịu vết thương lòng bằng cách viết hồi ký. Tôi mở đầu bằng 2 câu ngắn gọn: “Nếu không thể gàn gắn, hãy ly hôn. Hãy hạnh phúc”. Nhưng khoảng thời gian đó, giải tỏa bằng cách viết là không đủ đối với tôi. Tôi đã phải trò chuyện với một nhà trị liệu tâm lý. Cô ấy chào đón tôi bằng một ly trà táo đỏ và nói: “Điều quan trọng chị cần nhớ là, ly hôn không phải điều chị nói với con mình một lần. Đó là điều mà chúng sẽ cần nhiều thời gian để đón nhận. Tương tự tình huống của chúng ta vậy, chúng ta đang có một cuộc trò chuyện và chúng ta vẫn sẽ tiếp tục, cho đến khi nào chị nói với tôi rằng mình đã ổn”.
Đó là lời khuyên tốt nhất mà tôi được nghe, vì tôi nhận thấy sự đau buồn của bọn trẻ cũng như cách chúng đối phó với hoàn cảnh mới của mình. Chúng tôi đã nói rất nhiều điều trong năm đầu tiên, đặc biệt, khi tôi đã ly hôn. Tôi luôn ở bên cạnh để nói chuyện với các con khi chúng cần.
Trở thành một bà mẹ đơn thân, tôi muốn ghi lại mọi thứ mình đã trải qua một cách trung thực và hài hước. Nghĩ là làm, tôi tiếp tục cuốn hồi ký của mình. Nó được tạo ra trong thời điểm có nhiều biến động trong cuộc sống của tôi và gia đình, trong khi tôi vẫn đang tìm hiểu sâu về cuộc ly hôn và cảm xúc của mình.
Khi hoàn thành nó, tôi cảm thấy rất vui, vì cuốn sách là nguyên bản, chân thực, nhưng cũng truyền cho tôi tất cả niềm hứng khởi khi khám phá ra rằng cuộc sống của tôi đã trở nên hạnh phúc như thế nào vì được ở bên mình và thoát khỏi một cuộc hôn nhân rối loạn. Trong quá trình viết, tôi cũng trao đổi rất kỹ với các con về những gì mình viết và viết cho ai.
Video đang HOT
Cuốn hồi ký đi sâu vào chi tiết về lý do tại sao tôi và bố bọn trẻ ly hôn, làm thế nào tôi đã tìm thấy một cuộc sống tốt hơn với một lựa chọn khác. Tôi không né tránh việc mình từng chạm đáy của sự tuyệt vọng, trầm cảm và giải khuây bằng rượu. Tất nhiên, tôi cũng ghi lại cách mình đã phục hồi và xây dựng lại bản thân bằng các bài tập thể dục, trị liệu với sự giúp đỡ của những người bạn tuyệt vời.
Tôi nghĩ mình sẽ để cho các con đọc cuốn hồi ký vào một ngày nào đó, có thể trong một vài năm nữa, khi chúng đủ lớn và chúng đã chấp nhận được hoàn cảnh này. Tôi biết các con sẽ rất tự hào về tôi và về chính các con vì cuộc sống mới mà chúng tôi đang xây dựng. Chắc chắn rằng ly hôn là hạnh phúc của chúng tôi mãi mãi về sau, tôi rất mong bạn tôi và gia đình của cô ấy cũng vậy.
Vợ nào thấy khổ thực hiện 7 điều sau sẽ được chồng yêu chiều, cả nhà vui vẻ, hạnh phúc
Than vãn, đau buồn, oán trách số phận không giúp khỏe lên, giàu lên, nhưng hiểu được 7 điều sau sẽ có sức mạnh và thấy ánh sáng ở cuối con đường để bước tiếp và hạnh phúc.
Người sướng kêu khổ, người khổ vẫn thấy vui
Tôi có hai cô bạn. Một cô tên là Hoa, mở miệng là kêu "số tôi sao khổ thế này" dù cái khổ của chị là mơ ước của bao người. Hoa học đại học xong là về làm dâu một gia đình khá giả, anh chồng tử tế, là Trưởng phòng nhân sự một tổng công ty đang ăn nên làm ra, mỗi tháng đưa vợ khoảng 50 triệu đồng.
Bản thân Hoa cũng đang là cán bộ một cơ quan nhà nước, nhưng luôn kêu khổ vì việc nhiều, làm vất vả mà lương bèo bọt, nên muốn bỏ việc. Ngay khi ấy anh chồng đã khuyên không nên, vì ở nhà sẽ buồn chán rồi sinh chuyện khác. Lúc đó Hoa nói anh thấy vợ làm cực khổ, bị chèn ép không giúp được gì, giờ lại sợ nuôi vợ. Vậy là để yên nhà anh chồng kệ chị nghỉ việc, kèm theo lời căn dặn "sau này ở nhà buồn thì đừng có sinh sự với chồng con".
Chồng tốt, con ngoan nhưng cô ấy mở miệng là kêu "số tôi sao khổ thế này". Ảnh minh họa.
Vài tháng đầu nghỉ việc Hoa thấy thật nhàn hạ, sung sướng. Sáng ra không phải tất tả đưa con đi học, rồi về đi làm, chiều cũng không phải vội vàng "ăn cắp" giờ vàng ngọc của nhà nước để tranh thủ về sớm đón con, chợ búa, nấu ăn. Hàng ngày chị thong dong đi gội đầu - mát xa, đi siêu thị, hẹn hò bè bạn cà phê, tán dóc... thật thoải mái.
Nhưng chưa đầy 1 năm Hoa lại điệp khúc kêu khổ, ngày nào cũng trách móc chồng con coi mình như giúp việc, cái gì cũng ỉ vào chị, trút lên đầu chồng con mọi bức xúc, bực dọc... còn đay nghiến chồng "tội" không chia sẻ việc nhà, mặc vợ cắm mặt vào con cái, cơm nước, nhà cửa... Còn anh rửng mỡ đi chơi tennis.
Anh chồng hiền lành không nhịn được cũng vặc lại Hoa vì đã bảo đừng nghỉ việc nhưng cứ cố theo ý mình. Ở nhà thì phải làm việc nhà, còn kêu gì... Vậy là Hoa lại lu loa: "Ôi, sao số tôi khổ thế này. Bây giờ anh kiếm việc cho tôi đi, chứ tôi không ở nhà hầu hạ bố con anh nữa". Cứ thế ngày nào Hoa cũng than khổ, dù sống khá giả, được chồng thương, con cái ngoan và học giỏi.
Tôi là bạn gái, lần nào gặp Hoa cũng được mời những món ngon lành ở quán sạch đẹp, phục vụ tốt. Nhưng tôi chẳng thích gặp Hoa vì bữa ăn không ngon miệng, vui vẻ bởi bị ảnh hưởng năng lượng tiêu cực từ chị loang ra.
Cô bạn thứ hai là Mùa, đang nuôi con gái 5 tuổi và con trai 3 tuổi. Mùa học đại học xin việc nhiều nơi nhưng không ở được cơ quan nào, sau lấy anh thợ xây thì về bán bánh mì tại nhà, mỗi ngày cũng thu nhập được hơn 200 ngàn đồng. Anh chồng đi phụ hồ kiếm mỗi ngày cũng được 400.000 ngàn đồng, nhưng chả bao giờ đưa tiền nuôi vợ con mà nướng sạch vào cá độ với đề đóm. Tới mức đem cả sổ đỏ đi cầm, khiến con trai 3 tuổi chưa làm được giấy khai sinh.
Con trai Mùa đang tuổi sài đẹn nên hầu như tháng nào cũng phải đi bệnh viện, nhưng anh chồng chả bao giờ đỡ đần. Có hôm tôi tới chơi gặp Mùa đang quày quả bế con chạy ra bến xe buýt để vào viện, tôi vội cho đi nhờ. Trên đường đi tôi bảo sống với chồng khổ thế thì ly hôn đi, sao phải đèo bòng cho mệt.
Mẹ an nhiên nên tâm hồn con trẻ vui vẻ như những đứa trẻ no đủ. Ảnh minh họa.
Mùa bảo chồng mê cờ bạc, lô đề thì kệ thôi. Nhưng nhờ có chồng mà Mùa mới có hai đứa con xinh ngoan như này. Chồng tự lo cho chồng, không ăn bám vợ là được rồi. Mùa nói chỉ cần hai đứa nhỏ khỏe mạnh để cô ấy làm ăn nuôi ba mẹ con là được. Nhìn cảnh thì thấy ba mẹ con khổ sở, nhưng Mùa không than vãn, không kêu ca oán trách số phận. Hai đứa bé con nhà nghèo nhưng có sự an nhiên của mẹ nên bình an trong tâm hồn, chúng hồn nhiên, vui vẻ như những đứa trẻ no đủ. Nói chuyện với Mùa thấy dễ chịu, vui vẻ theo và cảm nhận được cuộc sống thật đa sắc màu.
Đàn bà sướng khổ là do mình
Cứ lướt mạng xã hội, hay ngồi tán gẫu với chị em thể nào cũng nghe được những lời than vãn về gia đình. Có người lương hơn chục triệu đồng mỗi tháng vẫn rên rỉ "khổ quá, không đủ sống". Có người không hài lòng dù chồng giỏi, con ngoan bởi "chồng người ta đi làm về đưa vợ tiền tiêu thoải mái, chồng mình đã không có tiền, về lại không phụ vợ, hết nằm ườn xem tivi chờ cơm, lại chọc ghẹo con cái, chả giúp được gì"... Chị nào cũng thấy mình khổ sở trăm bề.
Đàn bà sướng khổ là do mình, bởi không có ai hoàn hảo cả. Nhưng bạn có thể thay đổi cái khổ bằng thay đổi lối sống để không khổ, chứ không chỉ ngồi một chỗ suốt ngày than khổ. Nếu mãi kêu khổ vì chồng quá quắt, chẳng quan tâm tới sự khổ của bà vợ ngày một lôi thôi, xấu xí... thì cũng không giải quyết được gì.
Phụ nữ hãy đẹp lộng lẫy và hiểu 7 điều này để vui và lan tỏa niềm vui, hạnh phúc tới mọi người. Ảnh minh họa.
Nhiều ông chồng bảo sao phụ nữ không thay lời than khổ bằng cách yêu thương bản thân, đẹp lộng lẫy lên và hãy hiểu 7 điều sau để bản thân phụ nữ vui vẻ, hạnh phúc, rồi lan tỏa sang chồng con và mọi người xung quanh... cũng vui vẻ, hạnh phúc, như thế các ông chồng sẽ phải chiều vợ, chứ không phải các bà vợ phải chiều chồng nữa.
7 điều cần hiểu để sống vui vẻ như sau:
1. Không có khổ biết thế nào là sướng. Nghĩ khổ thì là khổ, nghĩ sướng thì là sướng, vậy tại sao lại không chọn sướng từ trong suy nghĩ?
2. Vui cũng nên cười, mà buồn thì càng nên cười. Thay đổi trạng thái là một trong những cách nhanh nhất để thay đổi cảm xúc.
3. Hãy ở bên những người tích cực, chơi với họ, học từ họ, làm bạn với họ. Đồng thời tránh xa những đối tượng hay chỉ trích, nói xấu, than phiền, kể khổ... đặc biệt là khi nội lực của bạn chưa đủ mạnh để miễn nhiễm với chuyện tiêu cực.
4. Thay đổi cuộc đời bằng cách thay đổi câu hỏi, đừng bao giờ hỏi tại sao khổ thế, mà hãy hỏi làm gì để mình hạnh phúc hơn - bởi câu hỏi cũng chính là câu trả lời.
5. Cảm xúc là của bạn, hãy học cách lãnh đạo nó đừng đưa điều khiển "kênh truyền hình cảm xúc" cho bất kì ai để mặc họ thích bật "kênh" gì thì bật.
6. Hạnh phúc và niềm vui luôn ở bên bạn, chỉ cần bạn tập trung làm việc của mình, ngừng xen vào chuyện của người khác, ngừng lo nghĩ chuyện "của ông trời".
7. Hãy là chính bạn trên cuộc đời này, cho dù bạn khác biệt, mơ mộng hay kì dị. Nhưng luôn nhớ là mơ thì cũng phải tỉnh dậy và hành động đến cùng, học hỏi liên tục và đứng lên sau vấp ngã.
Sướng khổ là do mình, phụ nữ có quyền làm chủ cuộc sống, có quyền tự lo cho mình và cũng là cách giữ chồng. Nếu bạn là người hay than vãn hãy ra ngoài xã hội sẽ thấy rất nhiều mảnh đời lay lắt, nhưng họ vẫn sống trong những căn phòng trọ trống trước, thủng sau nhưng đầy ắp những tiếng cười. Họ biết rõ sự đau buồn, oán trách số phận không giúp khỏe lên, hay làm bát cơm họ được đầy hơn... nhưng họ hiểu khi họ cười được sẽ thấy ánh sáng ở cuối con đường và có sức mạnh để bước tiếp.
3 ảo tưởng trong tình yêu khiến nhiều cặp đôi dễ "giết chết" hôn nhân khi về sống chung Không ít cặp đôi yêu nhau rất lâu nhưng khi mới bước vào đời sống hôn nhân đã rơi vào trạng thái thấy mình "chọn nhầm người". 3 ảo tưởng trong tình yêu hôn nhân nhiều cặp đôi gặp phải dưới đây dễ khiến cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc. Thực tế nhiều cặp đôi yêu nhau khi bước vào đời sống...