Ly hôn chồng, tôi trở về nhà mẹ đẻ mang theo 700 triệu, mẹ tôi hồ hởi đưa ra một đề nghị khiến tôi uất hận vô cùng
Bà hỏi tôi số tiền kia đã vào tay chưa hay phải đợi khi nào nhận phán quyết chính thức từ tòa án.
Tôi lấy chồng được 6 năm và sinh được 1 đứa con gái thì chồng tôi có người khác rồi đòi ly hôn. Đau lắm chứ nhưng tôi chẳng còn cách nào khác là chấp nhận buông tay. Giữ làm sao được khi người ta đã muốn dứt áo ra đi?
Cũng may chồng tôi vẫn còn chút tử tế khi chia cho tôi 700 triệu coi như tiền bồi thường. Có số tiền ấy tôi cũng bớt lo lắng phần nào về tương lai của 2 mẹ con khi xây dựng cuộc sống mới.
Sau khi đồng thuận ký đơn và nộp lên tòa án, tôi thu dọn đồ đạc, bế con rời khỏi căn nhà chung của tôi và chồng. Tạm thời chưa kiếm được chỗ ở khác, tôi đành về nhà bố mẹ đẻ tá túc. Vì dưới tôi còn một đứa em trai, sau này nó sẽ lấy vợ nên tôi không xác định ở lâu dài bên nhà mẹ đẻ.
Tôi về nhà, vừa cất được đồ đạc, còn chưa ngồi nghỉ ngơi phút nào thì lập tức bị mẹ tôi kéo ra hỏi chuyện. Bà hỏi tôi số tiền kia đã vào tay chưa hay phải đợi khi nào nhận quyết định chính thức từ tòa án. Tôi trả lời rằng chồng đã đưa tiền cho tôi rồi, sau khi lấy được chữ ký của tôi.
Nghe đến đó, mẹ tôi liền nở nụ cười tươi nhẹ nhõm khiến tôi khó chịu trong lòng. Mẹ tôi dường như chẳng để tâm đến nỗi đau của con gái mà chỉ chú ý đến số tiền kia thì phải. Y như rằng, câu tiếp theo bà đã nói thẳng mục đích của mình: “Em con nó chuẩn bị lấy vợ, hôm vừa rồi nó đưa con bé kia về, bố mẹ ưng lắm…”.
Tôi không muốn sống chung với bố mẹ… (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bà kể vợ chồng em trai tôi không muốn ở chung với bố mẹ chồng, ông bà cũng thấy căn nhà này vừa cũ vừa hẹp. Nên ông bà quyết định mua căn hộ khác cho em trai tôi ở riêng. Song vấn đề quan trọng hàng đầu là không có tiền. Em trai tôi không có xu nào tích góp dù đã đi làm mấy năm nay, vợ tương lai của nó chắc chắn không bỏ ra đồng nào rồi.
Tóm lại mẹ tôi bảo tôi bỏ 700 triệu nhờ ly hôn mà có được kia cho em trai tôi mua nhà, ông bà góp thêm vào 200 triệu nữa, thiếu đâu đành đi vay thêm. Sau đó tôi và con cứ yên tâm ở lại đây với ông bà, không phải lo lắng chỗ ở nữa.
Tôi nghe đến đó thì tức giận vô cùng. Thú thật tôi không hợp với bố mẹ cho lắm vì từ nhỏ đến lớn bố mẹ tôi luôn chiều chuộng, thiên vị em trai hơn tôi. Nhưng thôi toàn chuyện đã qua tôi chẳng muốn nhắc lại. Hiện tại, tôi vừa ly hôn, ông bà không hiểu cho hoàn cảnh của con gái với cháu ngoại thì thôi còn tính toán lấy tiền của tôi cho em trai mua nhà.
Tôi không muốn sống chung với bố mẹ, muốn 2 mẹ con ở riêng với nhau thôi, vì thế tôi từ chối thẳng thừng lời đề nghị của mẹ. Ai ngờ bà mắng tôi không thương em, không nghĩ đến bố mẹ già, oán trách tôi bất hiếu không thích sống chung phụng dưỡng bố mẹ ruột. Tôi nghẹn ứ không thốt nổi lời nào, trong lòng uất hận vô cùng.
Tôi nên làm gì đây? Giao tiền ra thì không cam lòng mà không giao thì tình cảm mẹ con, chị em chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Rời khỏi tòa án với phán quyết ly hôn trên tay, người chồng hành động khó hiểu và cuộc gặp lại 2 năm sau đó khiến cô vợ cũ ngỡ ngàng
Từ tòa án bước ra, Phượng định nói lời tạm biệt chồng cũ nhưng cô không ngờ được là Đức đột ngột ôm chầm lấy cô.
Một khi đã quyết định trở thành vợ chồng, hẳn chẳng ai muốn đối mặt với sự chia ly. Nhưng đôi khi chia tách là để chuẩn bị cho một sự tái hợp hoàn hảo, tốt đẹp hơn. Đôi khi ly hôn là sự kiện thúc đẩy người trong cuộc có động lực mạnh mẽ thay đổi bản thân, hoàn thiện chính mình để xứng đáng hơn với người bạn đời mình đã chọn.
Phượng (30 tuổi, Hà Nội) tâm sự cô và chồng quyết định ly hôn sau vỏn vẹn 4 năm chung sống. Dù lúc ấy Phượng thương con đứt ruột nhưng cô không còn cách nào khác, cuộc hôn nhân của cô ngột ngạt và bức bối không thể chịu đựng thêm được nữa.
"Ngày tôi kết hôn, ai cũng tấm tắc khen tôi lấy được tấm chồng tốt. Anh là người đàn ông sống có đạo đức, gia đình khá giả, điều kiện tốt hơn tôi rất nhiều. Nhưng về sống chung rồi mới biết, thực tế chẳng hề đẹp đẽ như cái vỏ bên ngoài", Phượng nói.
Đức - chồng Phượng là con trai duy nhất trong nhà, gia đình lại có điều kiện nên anh được chiều chuộng từ bé. Sống trong vòng tay bảo bọc của bố mẹ hơn hai chục năm, tốt nghiệp ra trường Đức tiếp tục về làm việc cho công ty của gia đình. Do đó mà dù anh mang tiếng lập gia đình riêng nhưng Đức vẫn gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ.
Đức phụ thuộc bố mẹ về kinh tế nên mọi chuyện liên quan đến anh chủ yếu do bố mẹ anh quyết định. Đức chỉ cần ngoan ngoãn làm việc rồi nhận chu cấp của gia đình là được. Anh cũng hài lòng với sự sắp xếp ấy, bởi nó giúp anh tránh được những vất vả, bon chen ngoài xã hội.
Nhưng sự lệ thuộc của chồng vào bố mẹ chồng lại tạo nên bị kịch cho cuộc hôn nhân của Phượng. Bố mẹ chồng vốn không ưa cô từ trước, họ cho rằng cô không xứng với Đức. Có thể dễ dàng hình dung cuộc sống chung với nhà chồng của Phượng khó chịu đến mức nào. Nhất là thời điểm cô mang thai, sức khỏe yếu phải nghỉ làm ở nhà.
"Giá kể chồng tôi có công việc riêng thì hôn nhân của chúng tôi sẽ dễ thở hơn nhiều khi không có sự can thiệp, chỉ đạo của bố mẹ chồng. Song tiếc là điều đó chỉ là mơ ước mà thôi, chồng tôi không muốn phải nhọc nhằn ra ngoài bắt đầu lại từ con số 0. Cuối cùng chuyện gì đến rồi cũng phải đến, khi con gái lên 2 tuổi tôi đã quyết định ly hôn", Phượng tâm sự.
Vợ đòi ly hôn, Đức không đồng ý nhưng anh không thể đáp ứng được nguyện vọng của cô. Anh luyến tiếc sự nhàn nhã, ung dung như hiện tại, không muốn cùng vợ con tách khỏi bố mẹ để sống độc lập. Bởi bố mẹ chồng Phượng tuyên bố nếu Đức chuyển ra ngoài thì ông bà sẽ cắt đứt mọi viện trợ.
Ngày ra tòa nhận phán quyết ly hôn, Phượng dù buồn nhưng cô đã dần chấp nhận thực tế mình sẽ một mình nuôi con. Suy cho cùng cuộc sống là những sự lựa chọn, cô muốn sống cuộc sống khác đi thì chỉ còn cách buông tay. Đức cũng vậy, anh chọn nương tựa vào bố mẹ thì anh sẽ phải chấp nhận những sướng khổ do sự lựa chọn ấy mang lại.
Từ tòa án bước ra, Phượng định nói lời tạm biệt chồng cũ nhưng cô không ngờ được là Đức đột ngột ôm chầm lấy cô. Anh ghé sát bên tai cô, nghẹn ngào thốt lên 2 từ ngắn ngủn: "Chờ anh", rồi quay người vùng bỏ chạy. Phượng nghĩ Đức sắp khóc, hẳn anh không muốn cô nhìn thấy những giọt nước mắt yếu đuối của mình.
"Sau ly hôn, anh ấy gửi tiền chu cấp cho con đều đặn và thi thoảng đến thăm con. Chúng tôi vẫn hỏi thăm về cuộc sống của nhau, nghe anh trả lời 'vẫn vậy' mà tôi chỉ biết cười nhạt. Bao nhiêu năm anh ấy đã sống như thế, đâu dễ dàng thay đổi được. Tôi trộm nghĩ không biết cuộc hôn nhân tiếp theo của anh ấy sẽ thế nào, có tan vỡ như chúng tôi hay không. Nhưng không ngờ anh ấy lại cho tôi một bất ngờ đáng kinh ngạc vô cùng...", Phượng nói.
Sau 2 năm cô và Đức ly hôn, Đức bỗng xuất hiện trước mặt Phượng, ngỏ lời mời cô đi ăn tối - bữa tối chỉ 2 người với nhau. Phượng ngỡ ngàng khi biết anh đặt bàn ở 1 nhà hàng rất lãng mạn, là địa điểm mà các cặp tình nhân thường lui tới. Cô hồ nghi không rõ Đức đang suy nghĩ gì.
Cụng ly, nhấp một ngụm rượu vang, Đức kể cho Phượng nghe rất nhiều chuyện. Anh nói sau khi cô và con đi, anh cũng rời khỏi nhà ra ngoài lập nghiệp. Anh cùng bạn hùn vốn làm ăn, ban đầu chỉ là một cửa hàng rất nhỏ. Mới đầu Đức nhiều phen nản lòng nhưng dần dần anh cũng vượt qua được, của hàng của họ kinh doanh ngày càng thuận lợi. Dẫu gì Đức cũng lớn lên trong 1 gia đình có truyền thống kinh doanh, anh không phải là người quá xuất chúng nhưng vẫn có năng lực nhất định.
Hiện tại doanh thu của Đức đã đủ cho anh nuôi được vợ con, vì thế anh vội vã tìm gặp Phượng, chỉ sợ thêm 1 thời gian nữa cô sẽ có người đàn ông khác. "Anh chưa mua được nhà, vẫn phải ở nhà thuê. Nhưng em yên tâm, anh có thể tự mình nuôi được gia đình ở mức sống tàm tạm rồi", Đức nhoẻn cười khoe thành tích với vợ cũ. Rồi anh ngượng ngùng nhìn Phượng, hồi hộp như cái ngày anh cầu hôn cô vậy: "Quay về với anh nhé. Từ khi em đi, anh biết mình đã sai lầm nghiêm trọng. Anh là đàn ông nhưng không thể giơ vai gánh vác được gia đình, để em phải chịu tổn thương...".
Phượng thật sự rất vui khi nghe được những lời thổ lộ của chồng cũ. Cô và Đức ly hôn không phải vì hết tình cảm mà bởi áp lực từ bố mẹ chồng và sự yếu đuối, dựa dẫm của Đức vào gia đình. Giờ đây anh chấp nhận vì cô mà nỗ lực, cô cảm động lắm, cũng chẳng mong gì hơn thế. Câu nói "Chờ anh" ngày hôm đó Phượng không cho là thật nhưng 2 năm qua cô vẫn thi thoảng nhớ lại, để rồi bỗng dưng chẳng còn hứng thú tìm hiểu người đàn ông nào khác.
Chồng Phượng đã hành động rất đúng khi anh nhận ra sai lầm của bản thân rồi cố gắng thay đổi. May mắn hơn nữa là Phượng vẫn chờ anh, tha thứ cho anh dù hai người đã nhận phán quyết ly hôn, không còn là vợ chồng của nhau trong 2 năm. Nhưng thiết nghĩ chỉ cần hai người còn tình cảm thì chẳng có gì ngăn cách được họ đoàn tụ, hạnh phúc bên nhau như chưa hề chia ly.
Vợ chồng tôi ly hôn vì 200 triệu mẹ vay 'nóng' Sáng nay, chồng tôi xách vali ra khỏi nhà sau khi ký vào đơn ly hôn. Tôi khá hụt hẫng nhưng cũng không muốn giữ anh ta ở lại nữa. Ảnh: M.Anh Vợ chồng tôi kết hôn được 10 năm, có 2 con: 1 trai, 1 gái. Tháng vừa rồi, anh đưa cho tôi 200 triệu, bảo tôi cất đi. Tháng 6 âm...