Ly hôn chồng bắt tát ao cá lên chia, 3 năm sau anh ngồi xe lăn đến đưa 3 tỷ
Thời điểm trước ly hôn 1 năm, anh gặp trục trặc trong làm ăn khi bất động sản lao dốc.
Khi làm đám cưới với chồng, tôi đã mơ tưởng nghĩ cuộc hôn nhân của hai đứa rất hạnh phúc. Bởi anh yêu tôi nhiều thế, còn luôn quan tâm chăm sóc, chiều chuộng từng ly từng tí. Anh còn thề thốt cả đời này sẽ chẳng để tôi rơi nước mắt vì anh. Nhưng có lẽ tất cả những thứ này chỉ đúng khi mọi thứ còn đang mặn nồng.
Sau khi tôi sinh con gái nhỏ thì vợ chồng bắt đầu gặp sóng gió. Do kinh doanh bất động sản được nên anh lên như diều gặp gió. Có tiền vào, chồng tôi thay lòng đổi dạ. Cách sinh hoạt, nói năng, ứng xử với vợ con cũng khác hẳn. Anh chẳng còn dành nhiều thời gian cho vợ con như trước mà cứ mải miết với các cuộc vui, tụ tập bạn bè đến quên hết tất cả. Tận khi tôi phát hiện ra thì chồng đã có bồ bên ngoài.
Khi tôi phát hiện ra thì chồng đã có bồ bên ngoài. (Ảnh minh họa)
Không đánh ghen ầm ĩ như nhiều người vì không muốn làm mất mặt anh, tôi chỉ hỏi chồng chọn vợ con hay người phụ nữ kia.
Mặc dù miệng của anh nói sẽ nhất định chia tay chấm dứt với bồ nhưng sau đó tôi vẫn thấy anh lén lút qua lại với người phụ nữ ấy. Vì thế, tôi làm đơn ra tòa nhưng chồng không ký. Anh bảo có thể vui chơi qua đường nhưng không dại gì mà bỏ vợ bỏ con mình.
Suốt hơn 2 năm nhùng nhằng thì vợ chồng mới ly hôn được. Thời điểm trước ly hôn 1 năm, anh gặp trục trặc trong làm ăn khi bất động sản lao dốc. Để có những khoản nợ trả tiền vay ngân hàng đầu tư, anh phải vay mượn khắp nơi rồi bán tống bán tháo các lô đất đã đầu tư. Lúc ly hôn anh tay trắng. Đến nỗi ao cá đầu làng anh thuê những năm trước để nuôi cá, làm hồ câu, anh còn bắt chia đôi số tiền bán cá, chỉ cho vợ cầm 1 nửa.
Bố mẹ chồng vì lo liệu cho con trai đã phải mất ăn mất ngủ, gầy rạc cả người. Bố mẹ anh còn ốm lăn ốm lóc không ai chăm sóc. Thương ông bà, sau ly hôn tôi cũng đưa cháu về nhà chăm hơn tháng cho đến khi họ khỏe mạnh mới rời đi. Bản thân anh cũng nhờ cậy tôi vay mượn thêm 1 vài khoản để trả nợ nần. Chẳng thế mà dù đã ly hôn nhưng lúc nào bố mẹ và anh cũng bảo nhà này đã nợ tôi nhiều quá.
Bẵng đi gần 3 năm nay sau ly hôn, do bận mưu sinh và nuôi con trên thành phố nên tôi cũng biệt tăm tích với bố mẹ chồng và chồng cũ. Cũng vì vậy mà tôi chẳng biết bất cứ thông tin gì về anh.
Cho tới chiều hôm trước, vừa tạt qua tranh thủ đón con ở lớp mẫu giáo về thì chồng cũ bất chợt tìm đến. Thấy anh đến tận nơi trọ mà tôi ngạc nhiên lắm song cũng mời vào nhà. Chồng cũ nhìn già hẳn đi. Anh lại bị đau chân sau tai nạn giao thông nên phải ngồi xe lăn. Nhìn bộ dạng của anh như vậy mà tội nghiệp quá.
Rồi anh lừ lừ tiến đến đưa cho tôi 1 quyển sổ tiết kiệm bảo:
“Đây là tiền bố mẹ vừa bán căn nhà cũ ở quê đi nên bảo anh mang sang đây cho con gái. Bà nội bảo lúc 2 đứa bỏ nhau không có gì, đến ao cá cũng phải tát để chia đôi. Đây là phần của nhà nội dành cho con gái”.
Tôi sững người mở cuốn sổ tiết kiệm ra thì thấy có tận 3 tỷ đồng bên trong. Điều này khiến tôi xúc động lắm. Đúng là lúc anh khó khăn, vợ chồng tay trắng nhưng tôi vẫn cố hết sức vay mượn giúp anh trả nợ. Còn mảnh đất cuối cùng họ cũng phải bán nốt mà không quên phần của cháu.
Video đang HOT
Còn mảnh đất cuối cùng họ cũng phải bán nốt mà không quên phần của cháu. (Ảnh minh họa)
Tôi chạnh lòng quá hỏi về số nợ 3 năm qua anh đã trả được chưa thì anh bảo đã trả xong do may mắn đợt dịch rồi bất động sản vững giá. Giờ anh lại kinh doanh và làm lại từ đầu. Tuy nhiên khi hỏi về việc có đi bước nữa không thì anh bảo không. Bởi sau tai nạn giao thông đợt rồi anh bị thêm tác dụng phụ bị rối loạn cương dương khiến anh khó có thể có con tự nhiên. Vì thế, anh sẽ ở vậy và coi con gái là đứa con duy nhất.
Dù gì chúng tôi cũng chẳng còn là vợ chồng nhưng nghe anh nói vậy cứ thấy thương thương. Mới hơn 3 năm trước anh còn bình thường khỏe mạnh là thế mà giờ lại bị rối loạn cương dương nghiêm trọng như vậy. Không biết tình trạng này có thể khiến anh có con được không nữa?
Nam giới bị rối loạn cương dương có con được không?
Rối loạn cương dương chính là một trong những nguyên nhân khiến các quý ông gặp khó khăn trong khi quan hệ tình dục. Đây chính là yếu tố khiến đàn ông và bạn tình khó thăng hoa và hòa hợp, dẫn tới sự rạn nứt trong mối quan hệ lứa đôi. Ngoài ra, rối loạn cương dương cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới vô sinh do sự bất lực đến từ nam giới.
Có thể nói, rối loạn cương dương là tác nhân khiến việc thụ thai trở nên vô cùng khó khăn. Nhất là khi nam giới càng lớn tuổi, hormone sinh dục nam testosterone sẽ bắt đầu giảm xuống. Khi hormone giảm xuống, số lượng và chất lượng của tinh trùng cũng sẽ giảm theo. Khi đó, khả năng vận động và hình thái của tinh trùng cũng bị biến đổi. Khả năng di chuyển của tinh trùng kém, gây khó khăn cho việc thụ thai.
Bởi thế nếu bị rối loạn cương dương, quý ông nên phát hiện và điều trị sớm vì tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn. Nam giới cần thăm khám, điều trị bệnh ngay từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Không nên vì e ngại mà lơ là trong việc điều trị, khiến tình trạng bệnh chuyển nặng, ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng và tỷ lệ đậu thai, làm mất khả năng làm cha.
Các nghiên cứu về tâm lý hôn nhân chứng minh: Tình cảm vợ chồng lâu dài, bền chặt đến từ 2 yếu tố này
Thông qua dữ liệu thực nghiệm thu được, Gottman chia các cặp vợ chồng thành hai loại: Bậc thầy hôn nhân và kẻ tạo ra thảm họa.
Tiểu thuyết gia người Nga Tolstoy đặt ra câu hỏi: Phải chăng nguyên nhân của sự bất hòa trong mỗi gia đình khác nhau, hay liệu những cuộc hôn nhân bế tắc đều có điểm chung nào đó?
Bạn là "bậc thầy hôn nhân" hay "kẻ tạo ra thảm họa"?
Các nhà khoa học lần đầu tiên bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ hôn vào những năm 1970, quan sát phản ứng và hành vi của các cặp vợ chồng khi đối mặt với khủng hoảng hôn nhân. Kết quả là tỷ lệ ly hôn cực kỳ cao.
Để tránh ảnh hưởng của việc ly hôn đến con cái, các nhà tâm lý học quyết định chỉ tập trung thí nghiệm vào các cặp vợ chồng, đưa họ vào phòng thí nghiệm để quan sát hành vi của họ, từ đó tìm ra những yếu tố hình thành nên một cuộc hôn nhân lành mạnh và lâu dài.
Vợ chồng nhà tâm lý học John Gottman và Julie Gottman đã mở một học viện tên là Gottman ở New York, chuyên sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để giúp các cặp đôi khác duy trì mối quan hệ lành mạnh, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.
John Gottman bắt đầu thu thập những khám phá quan trọng có liên quan ngay từ năm 1986 và mở một "phòng thí nghiệm tình yêu" cùng với đồng nghiệp Robert Levenson tại Đại học Washington. Họ mời các cặp vợ chồng mới cưới vào phòng thí nghiệm và quan sát sự tương tác.
Gottman cùng nhóm các nhà nghiên cứu khác gắn các điện cực giữa mỗi cặp đôi và yêu cầu họ trò chuyện về mối quan hệ của họ.
Cụ thể như: Gặp nhau như thế nào, những khác biệt chính mà họ phải đối mặt và một số kỷ niệm đẹp.
Trong khi nói chuyện với họ, một cỗ máy kết nối với các điện cực sẽ đo và đếm lưu lượng máu, nhịp tim, tần suất đổ mồ hôi của đối tượng nghiên cứu. Sau đó, các nhà nghiên cứu để các cặp vợ chồng về nhà và theo dõi trong 6 năm tiếp theo để xem kết quả.
Vợ chồng nhà tâm lý học John Gottman và Julie Gottman
Thông qua dữ liệu thực nghiệm thu được, Gottman chia các cặp vợ chồng thành hai loại: Bậc thầy hôn nhân và kẻ tạo ra thảm họa.
Những "bậc thầy hôn nhân" vẫn hạnh phúc bên nhau trong 6 năm tiếp theo, nhưng "những người tạo ra thảm họa" hoặc đã chia tay hoặc không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của họ.
Khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập được từ các cặp đôi, họ thấy rõ sự khác biệt giữa những 2 đối tượng:
Mặc dù các cặp đôi tỏ ra rất bình tĩnh trong cuộc phỏng vấn, nhưng các phản ứng sinh lý của họ được thiết bị kiểm tra đã tiết lộ sự thật: Nhịp tim đập nhanh, luôn đổ mồ hôi và máu cũng chảy rất nhanh.
Khi xem xét hàng nghìn cặp đôi, Gottman phát hiện ra rằng những người hoạt động sinh học nhiều hơn vào thời điểm thử nghiệm có mối quan hệ xấu đi nhanh hơn theo thời gian.
Nhưng những phản ứng sinh lý này liên quan đến cái gì? Vấn đề là những "người tạo ra thảm họa" có phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" trong mối quan hệ của họ. Vì vậy, ngồi xuống và nói chuyện vui vẻ với nửa kia chẳng khác nào hình phạt.
Kể cả khi nói chuyện vui vẻ hay bình thường, "người tạo ra thảm họa" sẵn sàng lao vào tấn công người bạn đời. Điều này làm cho lưu lượng máu của họ tăng đột biến và trở nên hung dữ.
Gottman muốn tìm hiểu thêm về cách những "bậc thầy về hôn nhân" nuôi dưỡng tình yêu và sự thân mật lẫn nhau, cũng như cách những "người tạo ra thảm họa" làm suy yếu những yếu tố ổn định này.
Một mối quan hệ vợ chồng lâu dài, bền vững đến từ sự "quan tâm" và "bao dung"
Trong một nghiên cứu tiếp theo vào năm 1990, ông đã thiết kế một phòng nghiên cứu tại Đại học Washington giống như một cabin với chiếc giường cỡ lớn và bữa sáng yên tĩnh.
Ông lần lượt mời 130 cặp đôi mới cưới ở lại đây trong một ngày, quan sát các hành vi mà các cặp vợ chồng có trong ngày nghỉ: nấu ăn, dọn phòng, nghe nhạc, ăn uống, trò chuyện, đi chơi. Điều đó đã dẫn Gottman đến một khám phá quan trọng - yếu tố trung tâm quyết định "cây hôn nhân" phát triển tốt hay thối rữa.
Trong suốt 1 ngày, những cặp đôi này sẽ có nhu cầu giao tiếp về mặt tình cảm.
Ví dụ, người chồng tình cờ thấy một vài cây trong vườn ra hoa, anh ta có thể nói với vợ mình: "Em ơi nhìn xem hoa nở đẹp chưa kìa!".
Hành vi của anh ta không phải là khen ngợi cây hoa, mà là để tìm kiếm phản ứng từ vợ anh ta, để chứng tỏ rằng vợ anh ta quan tâm và đồng ý với những gì chồng mình nói. Trong giây phút đó, anh ta muốn tạo sự gắn kết giữa vợ và chồng.
Người vợ đứng trước hai sự lựa chọn: hưởng ứng hoặc mặc kệ. Điều này nghe có vẻ tầm thường và ngớ ngẩn, nhưng nó thực sự phản ánh nhiều yếu tố trong một mối quan hệ lành mạnh. Người chồng cảm thấy bông hoa ấy đủ để trở thành đề tài giao tiếp, vấn đề là người vợ có nhận ra và coi trọng điều này hay không.
Những người hưởng ứng thể hiện sự quan tâm và ủng hộ sở thích của bạn đời. Ngược lại những biểu hiện như im lặng, đáp một cách chiếu lệ hời hợt ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của đối phương
Gottman tin rằng những "bậc thầy về hôn nhân" sẽ có một thói quen: Họ luôn tìm thấy những điều tích cực trong cuộc sống và biết ơn. Họ biết cách thiết lập phương thức hòa hợp với sự tôn trọng và đánh giá cao lẫn nhau.
Tuy nhiên, "người tạo ra thảm họa" sẽ chỉ tìm thấy những sai lầm và thiếu sót của đối phương trong cuộc sống.
Nghiên cứu cho thấy sự quan tâm có thể dẫn đến một cuộc hôn nhân ổn định và viên mãn. Có bằng chứng cho thấy một người càng nhận được nhiều sự quan tâm, anh ta càng trở nên dịu dàng và thân thiện hơn. Điều này tạo ra một vòng tròn tích cực trong mối quan hệ hôn nhân.
Những "bậc thầy về hôn nhân" coi sự chu đáo là sức mạnh để phát triển. Họ biết họ phải tập luyện để duy trì sức mạnh đó. Nói cách khác, một cuộc hôn nhân bền lâu đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng.
Những cuộc cãi vã chắc chắn là thời điểm khó khăn nhất để kiểm tra sự chu đáo và lòng tốt của con người, nhưng chính những khoảnh khắc này lại cần sự thấu hiểu lẫn nhau nhất. Thái độ khinh miệt và hung hăng trong các cuộc xung đột hôn nhân có thể dần dần vượt quá tầm kiểm soát.
Nhà tâm lý học Ty Tashiro cho biết: "Nhiều khi, người bạn đời làm những điều khiến bạn không vừa ý nhưng ý định của họ là tốt. Vì vậy, việc dành cho nhau sự trân trọng và biết ơn vẫn là điều cần thiết".
Luôn có nhiều nguyên nhân dẫn đến một cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhưng tác nhân chính thường là sự thiếu suy nghĩ và thấu hiểu. Khi một số áp lực cuộc sống từ con cái, sự nghiệp, bạn bè, người thân... chồng chất trong hôn nhân, lấn át thời gian lãng mạn và thân mật ban đầu giữa vợ chồng, nhiều cặp đôi trở nên bất mãn với nhau.
Không khó để chúng ta nhận thấy rằng rất nhiều nghiên cứu khoa học về tâm lý hôn nhân đều cho rằng: Một mối quan hệ vợ chồng lâu dài, bền vững đến từ sự "quan tâm" và "bao dung". Và tất cả những điều này là sự đảm bảo cho một cuộc sống hạnh phúc và chất lượng.
Phát hiện chồng ngoại tình khi anh ta bị tai nạn nghiêm trọng Trong hôn nhân, đôi khi có những sự thật bị phơi bày khiến người ta choáng váng. Câu chuyện xảy đến với người phụ nữ tên Kate Sifuentes, 24 tuổi đến từ Bắc California (Mỹ). Theo đó, vào tháng 1/2022, chồng cô đã gặp một tai nạn giao thông khủng khiếp. Trong hôm đó, chồng Kate có một chuyến công tác và tự...