Lý giải vụ mất tiền triệu cước 3G Viettel
VnRview đã tìm hiểu tại sao một khách hàng Viettel ở TP.HCM bị mất đến 2,2 triệu đồng cước 3G chỉ trong một ngày, cũng như giải mã câu trả lời của Viettel.
Như báo Thanh Niên đã đưa tin, ông Đào Đức Hạnh (ở đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM) khiếu nại mặc dù ông đã “tắt 3G bằng tay” khi ở nước ngoài nhưng vẫn bị trừ tiền dữ liệu đến 2,2 triệu đồng chỉ trong một ngày.
Còn Viettel giải thích: “Với điện thoại thông minh, dù đã tắt dịch vụ 3G trên máy bằng tay, nhưng chưa tắt trên đường dây truy cập internet trước đó nên 3G vẫn chạy, vẫn bị tính phí, ở nước ngoài phí 3G cao hơn nhiều so với trong nước…”.
Măc dù ông Hạnh không nói rõ mình đang sử dụng smartphone nào nhưng chúng tôi cho rằng ông sử dụng iPhone. Bởi lẽ, trên iPhone có hai công tắc liên quan đến dữ liệu di động: Dữ liệu Di động và Bật 3G (hình dưới). Nếu như người dùng chỉ tắt công tắc Bật 3G, lúc đó máy chỉ tắt kết nối dữ liệu ở tốc độ cao 3G, nhưng vẫn có thể truy cập Internet với tốc độ thấp hơn 3G. Có nghĩa là lúc này nếu có kết nối mạng thì máy vẫn tiêu thụ dữ liệu, thậm chí trong lúc đang chuyển vùng nếu như không tắt Chuyển vùng dữ liệu.
Để tắt hẳn việc tiêu thụ dữ liệu khi không muốn, người dùng iPhone phải tắt “Dữ liệu Di động”.
Video đang HOT
Có thể ông Hạnh đã chỉ tắt 3G mà không tắt Dữ liệu di động nên vẫn bị tính cước 3G cước chuyển vùng
Trong khi đó, với điện thoại Android, để tắt hẳn tiêu thụ dữ liệu, người dùng chỉ cần tắt Dữ liệu di động.
Ngoài việc tắt dữ liệu trên iPhone có vẻ phức tạp hơn so với Android, thì Apple buộc người dùng iPhone cần phải thông minh hơn để hiểu đúng hướng dẫn của Apple. Cụ thể, giải thích cho tắt “Dữ liệu di động” của iPhone là: “Tắt dữ liệu di động để hạn chế việc truyền dữ liệu qua WiFi, gồm cả email, việc duyệt web và thông báo push”. Trong khi đó, thực chất như đã nói ở trên, đây là tính năng tắt hẳn dữ liệu di động và chỉ dành cho kết nối WiFi.
Như vậy, trong trường hợp ông Hạnh khiếu nại Viettel thì cách trả lời của Viettel là phù hợp. Còn so sánh như ông Hạnh cho biết: “Tại sao tôi và vợ tôi cùng xài một loại điện thoại, cùng tắt 3G, cùng ra nước ngoài mà điện thoại tôi thì bị trừ, trong khi điện thoại của vợ tôi thì không?” thì chúng tôi chưa thể xác định do chưa tiếp cận được với ông Hạnh. Nhưng cơ bản việc trừ tiền cước là tự động và người tiêu dùng phải chấp nhận điều đó vì không có khả năng điều tra liệu cước của mình trừ có chuẩn không?
Theo vnreview
Người dùng kêu than, Viettel mở lại gói cước Dcom 3G không giới hạn
Gói cước không giới hạn đã quay trở lại sau một tháng tạm ngưng.
Ngày 1/1/2014, Viettel gửi tin nhắn tới khách hàng đang sử dụng dịch vụ 3G trên thiết bị Dcom cho biết sẽ hủy gói cước không giới hạn. Động thái này diễn ra sau khi Viettel cùng Vinaphone và Mobifone đồng loạt tăng giá cước 3G.
Gói cước bị hủy có mức giá 120.000 đồng với laptop và 100.000 đồng với thuê bao PC. Tuy nhiên đến tháng 2/2014, người dùng đã có thể tiếp tục đăng ký gói cước không giới hạn cho thuê bao Dcom của mình. Bạn có thể đăng ký bằng cách soạn tin nhắn theo cú pháp DC120 gửi tới 191.
Gói cước này có mức giá 120.000 đồng, miễn phí 1.5GB dữ liệu ở tốc độ 3G và dữ liệu phát sinh không tính phí hoạt động ở mạng 2G.
Sau một thời gian dài người dùng kêu than vì chất lượng cũng như giá cước tăng cao, có vẻ như Viettel đã thay đổi chiến lược để mở cửa lại gói cước được nhiều người dùng này. Ngay sau khi đăng ký, tài khoản sẽ bị trừ 120.000 đồng và cộng vào tài khoản dữ liệu 1.5GB, thời hạn sử dụng một tháng kể từ ngày đăng ký.
Theo Genk
Rời "mẹ" VNPT, MobiFone sẽ thành Viettel thứ hai? Sau khi tách ra khỏi Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) và thực hiện cổ phần hóa, Công ty Thông tin di động Việt Nam (MobiFone) sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của Viettel và VinaPhone. Trước đó, Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch Phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, Chính...