Lý giải và ứng phó với những cơn khóc lặng của trẻ
Chứng kiến cơn khóc lặng lần đầu của con có thể là trải nghiệm hãi hùng với nhiều phụ huynh. Khi đó, trẻ có thể nín thở, tím tái rồi ngất xỉu.
Cơn khóc lặng có thể xuất hiện ở trẻ 6 tháng tới 6 tuổi và hay gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi. Khoảng 5% trẻ em có thể rơi vào tình trạng này. Cơn thường xảy ra khi bé khóc lóc, giận dữ, sợ hãi hoặc bị chấn thương nhẹ. Bé hít vào rồi nín lặng, không thở ra, miệng há rộng như muốn khóc nhưng không phát ra tiếng. Hệ thần kinh khiến nhịp tim và nhịp thở chậm lại trong một khoảng thời gian ngắn, bé trở nên xanh tím hay nhợt nhạt. Rất may cơn khóc lặng không nguy hiểm và không gây tổn thương lâu dài. Các cơn thường kết thúc trong vòng 30-60 giây, bé thở lại và bắt đầu khóc, da cũng hồng hào trở lại. Đây là phản xạ của cơ thể khi có kích thích khó chịu chứ không phải hành vi phản kháng có ý thức của trẻ.
Trong một số trường hợp, sau khi nín thở, bé ngất đi. Lúc này, cơ thể tự kích hoạt để hô hấp trở lại bình thường. Một số trẻ có giật nhẹ đầu chi hay co giật nhưng rất hiếm gặp. Bé có thể hồi phục nhanh chóng hoặc không đáp ứng với kích thích trong một thời gian ngắn.
Ảnh minh họa: Traveller.com.au.
Các cơn khóc lặng có thể rất khác nhau về mức độ nặng nhẹ và tần suất. Chúng có thể xảy ra thường xuyên, vài lần mỗi ngày hay thưa thớt hơn, chỉ vài lần mỗi năm. Cơn thường xuất hiện khi trẻ mệt mỏi quá mức, bực bội hay khóc lóc. Thông thường, cha mẹ đã chứng kiến các cơn khóc lặng sẽ dự báo được khi nào trẻ sẽ rơi vào cơn khóc lặng mới.
Có hai dạng cơn khóc lặng:
- Cơn xanh tím: Do thay đổi kiểu thở, thường xuất hiện khi trẻ bực bội hay cáu giận. Đây là dạng hay gặp nhất. Khi đang khóc lóc hoặc bực tức, bé hít vào một hơi rồi nín thở, liền sau đó bé trở nên xanh tím, nhất là vùng quanh miệng.
- Cơn nhợt nhạt: Ít phổ biến hơn, do nhịp tim chậm và thường xuất hiện khi trẻ bị đau đớn. Các biểu hiện bao gồm bé hít vào rồi nín thở, nhịp tim chậm lại, da trở nên nhợt nhạt, mồ hôi ra nhiều và bé cảm thấy mệt sau khi dứt cơn. Các bé từng có cơn nhợt nhạt có thể bị ngất khi ở tuổi thành niên hay trưởng thành.
Phần lớn trẻ sẽ tự thoát khỏi các cơn khóc lặng khi được 4-8 tuổi. Trẻ bị co giật trong thời gian cơn khóc lặng không có nguy cơ bị bệnh co giật nhiều hơn các trẻ khác.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân sâu xa của cơn khóc lặng vẫn chưa được làm sáng tỏ. Khoảng 1/3 trẻ em khóc lặng có tiền sử gia đình gặp các cơn tương tự.
Ở một số trẻ, cơn khóc lặng có thể liên quan tới thiếu máu thiếu sắt, khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu. Phần lớn các bé trải qua tình trạng khóc lặng không có bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể thăm khám và làm xét nghiệm máu kiểm tra tình trạng thiếu máu thiếu sắt, làm điện não đồ để loại trừ cơn động kinh và làm điện tâm đồ để loại trừ cơn ngất tím do tim đập chậm.
Cơn khóc lặng có thể bị nhầm với cơn động kinh vì trong một số trường hợp hai tình trạng này khá giống nhau. Sau đây là một số gợi ý giúp cha mẹ phân biệt hai trạng thái này:
Trong co giật do động kinh, trẻ có thể xanh tím nhưng chỉ xanh tím trong và sau cơn co giật, không xanh tím trước khi co giật như trong cơn khóc lặng. Đại tiểu tiện không tự chủ thường gặp trong co giật do động kinh nhưng rất hiếm gặp ở trẻ khóc lặng.
Video đang HOT
Co giật do động kinh có thể xuất hiện khi trẻ thức cũng như ngủ, cơn khóc lặng chỉ xuất hiện khi trẻ tỉnh táo.
Điều trị
Không có điều trị đặc hiệu. Thuốc chống động kinh không có tác dụng và hiếm khi được khuyên dùng. Bổ sung sắt có thể làm giảm tần suất và mức độ nặng của cơn khóc lặng, nhất là nếu có thiếu máu thiếu sắt, nhưng việc sử dụng rộng rãi thuốc này vẫn đang trong giai đoạn đánh giá.
Phòng ngừa
Cha mẹ không thể ngăn ngừa cơn khóc lặng nhưng có thể phòng ngừa sự kiện dẫn tới cơn khóc này bằng cách:
- Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ.
- Tránh các tình huống khiến bé cáu giận, đánh lạc hướng nếu thấy bé có vẻ bực bội.
- Giúp bé cảm thấy an toàn, trấn an nếu thấy bé hoảng sợ.
- Giải thích cặn kẽ cho bé trước khi thay đổi một hoạt động hay tình huống nào đó để bé không quá sợ hãi khi rơi vào hoàn cảnh mới.
- Học cách xử lý các cơn nóng giận của con thay vì nhượng bộ chỉ vì sợ bé lên cơn khóc lặng. Khi nhượng bộ không hợp lý, bạn đang góp phần khuyến khích bé nổi nóng thường xuyên hơn.
Làm gì khi bé có cơn khóc lặng?
- Đừng hoảng loạn, hãy nhớ rằng cơn khóc lặng thường sẽ kết thúc trong vòng một phút.
- Đặt trẻ nằm nghiêng và theo dõi cho tới khi cơn kết thúc.
- Không đưa bất kỳ vật gì vào miệng trẻ, kể cả ngón tay để làm thông thoáng đường thở. Nếu bé bắt đầu có các cử động co giật, bạn có thể giữ đầu, tay và chân của trẻ, không cho chạm vào vật cứng hay sắc nhọn để tránh bị chấn thương.
- Không lay gọi, lắc người hay hắt nước vào con vì điều này không giúp làm ngưng cơn khóc lặng. Hãy để cơn này tự kết thúc.
- Trấn an trẻ em và người lớn có mặt tại hiện trường rằng cơn khóc này không có gì nguy hiểm và sẽ sớm kết thúc.
- Đôi khi, trẻ có thể ngã và bị chấn thương trong cơn khóc lặng. Nếu nghi ngờ bé bị chấn thương, bạn cần đưa con đi khám bác sĩ.
Nhiệm vụ của cha mẹ là không củng cố hành vi khóc lặng. Hãy đối xử với trẻ bình thường sau sự kiện này, tránh để ý quá nhiều tới con, không trừng phạt hay khen thưởng vì điều này có thể củng cố hành vi dẫn tới cơn khóc lặng. Học cách bỏ qua những cơn khóc lặng không gây ngất của con, hãy bỏ qua cơn khóc lặng như cách bạn bỏ qua cơn cáu giận của bé.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- Cần đưa bé đi khám bác sĩ sau cơn khóc lặng đầu tiên để kiểm tra loại trừ các bệnh lý tim mạch hoặc thần kinh tiềm ẩn.
- Trẻ dưới 6 tháng cần được kiểm tra tìm các nguyên nhân tiềm tàng. Cơn khóc lặng có thể xảy ra ở tuổi này nhưng hiếm gặp.
- Các cơn xảy ra rất thường xuyên (vài lần mỗi ngày) có thể nằm trong khuôn khổ của cơn khóc lặng nhưng vẫn cần kiểm tra kỹ lưỡng.
- Các cơn xảy ra hơn một lần/tuần cần được kiểm tra phát hiện thiếu máu thiếu sắt.
- Trẻ co giật, người cứng đơ kéo dài hơn một phút và phải mất một lúc lâu mới hồi tỉnh cần được kiểm tra kỹ, đây có thể không chỉ là cơn khóc lặng đơn thuần.
Bác sĩ Trần Thu Thủy
VnExpress
3 dấu hiệu thần kinh vô cùng nguy hiểm ở trẻ nhỏ
Động kinh là một bệnh lý của não, do sự phóng lực đồng thời quá mức của một nhóm tế bào thần kinh, bé thường sẽ có những cơn co giật, co cứng, rối loạn cảm giác...
3 dấu hiệu thần kinh vô cùng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển trí tuệ ở bé có nhiều cấp độ, có thể nhẹ hoặc nặng. Dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ ở bé có thể khởi phát từ lúc bé vừa chào đời. Khi ấy, bé sơ sinh có những biểu hiện bất thường như:
- Bé không có nhu cầu bú.
- Bé ít hoặc hầu như không khóc.
- Bé ít quấy, ít cựa quậy.
- Bé chậm phản ứng khi có tiếng động.
- Bé chậm phát triển các kỹ năng vận động như lẫy, bò, ngồi, đứng...
Một số bé phát triển rất bình thường tới 3 tuổi. Sau đó, mới có những dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ.
Động kinh
Động kinh là một bệnh lý của não, do sự phóng lực đồng thời quá mức của một nhóm tế bào thần kinh.
Bé bị động kinh sẽ có những cơn co giật, co cứng, rối loạn cảm giác, rối loạn tâm thần... Bé có thể đột ngột bị ngã, ngất; không thở được, chân tay co cứng...
Bé xanh tái, răng nghiến chặt, mắt trợn ngược, sùi bọt mép. Sau đó, bé tỉnh lại nhưng mệt mỏi, không còn nhớ những gì xảy ra.
Những bé động kinh cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị bằng thuốc chống động kinh. Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi xem bé có những hành vi tâm lý bất thường như hay đòi hỏi, tăng động, giảm tập trung, bướng bỉnh... để kịp thời đưa bé đi khám.
U nguyên bào thần kinh
U nguyên bào thần kinh là một loại ung thư phát triển từ các tế bào thần kinh được tìm thấy trong một số khu vực của cơ thể. Bệnh thường phát sinh trong và xung quanh các tuyến thượng thận. Ngoài ra, u nguyên bào thần kinh còn phát triển trong các khu vực khác của bụng, cổ, ngực và xương chậu.
Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi song vẫn có thể xảy ra ở các đối tượng khác. Tốt nhất, bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu dưới đây.
Thâm quầng vùng mắt. Việc thức đêm nhiều dễ khiến vùng da quanh mắt trở nên thâm đen. Nó sẽ sớm mất đi nếu bạn nghỉ ngơi hợp lý. Ngược lại, hiện tượng thâm quầng mắt do bệnh gây nên khó có thể mất đi trong thời gian ngắn.
Đau nhức khi vận động. Nhiều trường hợp bệnh nhân gặp hiện tượng đau nhức khi cố gắng di chuyển các bộ phận như tay chân. U nguyên bào thần kinh thường gặp ở trẻ nhỏ, vì vậy, các bậc phụ huynh cần cố gắng quan sát, theo dõi mới phát hiện ra triệu chứng này.
Xuất hiện khối u bất thường. Những khối u do u nguyên bào thần kinh có thể không gây đau đớn cho bệnh nhân. Dù vậy, bạn vẫn có thể dễ dàng phát hiện ra nhờ màu xanh nhạt đặc trưng ở vùng này.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng như sốt, mệt mỏi, dễ bị bầm tím... Để phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị, nên tiến hành khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
Theo Khỏe và đẹp
Khi ngủ hay giật mình, triệu chứng bệnh gì? Vì sao khi ngủ hay giật mình? Ngủ hay giật mình là dấu hiệu của bệnh gì? Báo điện tử Gia Đình Việt Nam sẽ chia sẻ những giải đáp trong bài viết dưới đây. Vì sao khi ngủ hay giật mình? Vì sao khi ngủ hay giật mình? Nhiều người hay có triệu chứng giật mình khi ngủ. Quan trọng cần xác...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 lợi ích của lá trầu không

Quả hồng xiêm có tác dụng gì?

Chuyên gia đông y hướng dẫn sử dụng hoa đu đủ đực đúng cách

Thủ phạm gây đau mỏi đang ẩn nấp trong chính tư thế của bạn mỗi ngày

Suy đa tạng sau khi tham gia chạy bộ 42 km

Phòng chống ngộ độc do cây, quả dại

Bị chó nhà cắn vào cổ, bé gái thủng thực quản

Tiêu chảy: Nguy cơ lây nhiễm không nên bỏ qua

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Năm không khi ăn ổi

Ăn rau mồng tơi thường xuyên vào mùa hè có tác dụng gì?

Vụ ngộ độc "rượu trái cây": Hàm lượng Methanol vượt gấp 1073,05 lần
Có thể bạn quan tâm

Em vợ rủ tôi đầu tư chung nhưng được 8 tháng đã phá sản, tôi tìm hiểu thì nhân viên cũ tiết lộ một bí mật tày trời
Góc tâm tình
05:09:05 11/04/2025
Phim Trung Quốc cực hay nhưng "đứt gánh" vì thẩm mỹ đuổi khán giả: "Cặp sừng" nhấn chìm nhan sắc nữ chính, bị mỉa mai "cổ trang Y2K"
Phim châu á
23:25:17 10/04/2025
Lời tự sự của ca sĩ Hoàng Bách
Nhạc việt
22:55:09 10/04/2025
'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh đóng phim thế nào ở tuổi U90?
Hậu trường phim
22:42:44 10/04/2025
Chờ khách trước quán karaoke, tài xế taxi bị đâm vì lý do khó ngờ
Pháp luật
22:31:27 10/04/2025
Hậu chia tay Quốc Anh, đây là thái độ của MLee khi nghe tên Tiểu Vy giữa sự kiện
Sao việt
22:21:41 10/04/2025
Chia buồn với 3 con giáp đón chờ 2 ngày cuối tuần (12-13/4) khá sóng gió, cảm xúc tiêu cực vây quanh, vận xui đeo bám, tiểu nhân quấy phá dễ mất hết tiền của
Trắc nghiệm
22:19:08 10/04/2025
Yamal đi vào lịch sử Champions League
Sao thể thao
22:08:59 10/04/2025
Tiết lộ gây sốc về Kim Soo Hyun khiến netizen hoảng hốt: "Sao khán giả Hàn Quốc lại ám ảnh với..."
Sao châu á
21:55:47 10/04/2025
Vụ cháy 4 người chết: Con gái ngã quỵ khi nghe tin cha mẹ mất
Tin nổi bật
21:24:12 10/04/2025