Lý giải nguyên nhân Nga bán vũ khí cho Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Dù cay đắng thừa nhận 70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga, nhưng Moskva vẫn không ngừng bán vũ khí cho Bắc Kinh.

Cay đắng thừa nhận

Ngày 30/5, website của Đài truyền hình quân đội Zvezda (Nga) đã đăng tải bài viết thừa nhận về tình trạng Trung Quốc sao chép vũ khí do Nga sản xuất.

Theo đó, có đến 70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Liên Xô và Nga sau này, đây là kết luận về chương trình phát triển vũ khí gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc. Kết luận này được đưa ra dựa trên sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc phát triển chủ yếu dựa vào sự bảo trợ của Liên Xô.

Và trong quá trình hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước những năm 1950, Liên Xô cung cấp giấy phép sản xuất như tên lửa chống hạm P-15 Termit, máy bay chiến đấu Mig-15.

Đến những năm 1990, khi Nga – Trung nối lại quan hệ sau khi Liên Xô sụp đổ, sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước có những chuyển biến mới. Đặc biệt sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11 đã mở đường cho một làn sóng sao chép vũ khí Nga một cách dữ dội.

Lý giải nguyên nhân Nga bán vũ khí cho Trung Quốc - Hình 1

Tiêm kích J-11B được Trung Quốc sao chép từ Su-27 của Nga

Những sản phẩm đình đám mà Trung Quốc sao chép từ Nga tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt giữa 2 nước về quyền sở hữu trí tuệ. Và tiêm kích J-11B chính là sản phẩm sao chép gây nhiều tranh cãi nhất giữa Nga – Trung sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11.

Việc “chế biến” thành công Su-27 thành J-11B đã tạo nhiều tiền đề cho Trung Quốc tiếp tục phát triển ngành công nghiệp quốc phòng gây tranh cãi.

Theo đó, ngay khi Trung Quốc mua được từ Nga 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2. Sau đó, Trung Quốc đã tạo phiên bản song sinh của tiêm kích này thành J-16. Ngoài ra, bản sao tiếp theo khiến Nga cay đắng chính là hệ thống phòng không HQ-9 được sản xuất theo nguyên mẫu S-300 của Nga.

Ngoài việc sao chép trực tiếp từ những nguyên mẫu có được từ Nga, Trung Quốc còn bị tố tiến hành sao chép bằng gián điệp công nghiệp. Theo Military Factory, sau một thời gian dài không thuyết phục được Moscow bán tiêm kích trên hạm Su-33, Trung Quốc đã lặn lội sang “cầu cạnh” Ukraine bán mẫu T-10K của Su-33 mà nước này đang nắm giữ.

Không ngoài tính toán của người Nga, không lâu sau đó, mẫu thử nghiệm tiêm kích trên hạm do Trung Quốc sản xuất đã xuất hiện với tên gọi J-15.

Bản sao gây tranh cãi tiếp theo là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật M20. Lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm quốc phòng IDEX-2013 tại Dubai, UAE, tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của giới quân sự thế giới.

M20 thu hút sự quan tâm của dư luận không phải đặc tính kỹ thuật ưu việt của nó mà vì nó giống tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander của Nga một cách kỳ lạ.

Dù nhà sản xuất Trung Quốc khẳng định M20 chính là sản phẩm nước này tự nghiên cứu chế tạo, tuy mới chỉ xuất hiện ở dạng mô hình nhưng điều đó cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã sẵn sàng để cho ra đời một biến thể Iskander “made in China”.

Ngoài những sản phẩm sao chép bất hợp pháp kể trên, ngay từ thời Liên Xô, Trung Quốc đã sản xuất thành công phiên bản nội địa của máy bay Tu-16 thành H-6, súng trường AK-47, xe tăng T-54/55…

Lý giải nguyên nhân Nga bán vũ khí cho Trung Quốc - Hình 2

Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 được cho rằng sao chép từ Iskander của Nga

Lý giải mối thâm tình Nga – Trung

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Nga vẫn coi Trung Quốc là đối tác chiến lược là do các hợp đồng mua sắm vũ khí lớn của Trung Quốc đưa nước này trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga với kim ngạch chiếm từ 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí.

Trung Quốc đã có cuộc đại mua sắm tiểu đoàn tên lửa S-300 của Nga. Đầu tiên là hợp đồng mua 2 tiểu đoàn tên lửa đối không tầm xa S-300PMU trị giá 220 triệu USD ký kết vào năm 1990. Đến năm 1994, Trung Quốc lại ký hợp đồng mua thêm 2 tiểu đoàn S-300PMU1 trị giá 400 triệu USD. Năm 2001, Bắc Kinh mua thêm 2 tiểu đoàn S-300PMU1 nữa trị giá 400 triệu USD.

Video đang HOT

Năm 2002, Trung Quốc mua 2 hệ thống S-300F biến thể trang bị trên tàu chiến trị giá 200 triệu USD để trang bị cho tàu khu trục Type-051C. Năm 2003, ký hợp đồng trị giá 980 triệu USD để mua 4 tiểu đoàn S-300PMU2.

Đến cuối năm 2008, Trung Quốc có tổng cộng 160 xe phóng S-300 các loại, trong đó có 32 xe phóng S-300PMU, 64 xe phóng S-300PMU1, 64 xe phóng S-300PMU2, số tên lửa đã chuyển giao hơn 1000 quả.

Giai đoạn 1996-2000, Trung Quốc đặt mua tổng cộng 29 hệ thống tên lửa đối không tầm thấp TOR trị giá 700 triệu USD.

Mới đây nhất là hồi đầu năm 2015, Trung Quốc được cho là đã hoàn tất thỏa thuận mua 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 từ Nga với tổng trị giá lên tới trên 3 tỷ USD, theo Want China Times.

Từ những khoản lợi nhuận khổng lồ mang lại từ việc bán vũ khí cho Trung Quốc, người Nga đã bất chấp việc bị sao chép công nghệ, vẫn coi Bắc Kinh là đối tác chiến lược cho nghành công nghiệp xuất khẩu quốc phòng của mình.

Theo Chúc Sơn

Đất Việt

Trung Quốc dịch nhầm, sao chép bản đồ ở Biển Đông

Giả thuyết của tôi là, các quan chức TQ đã lầm lẫn sự phản đối có thực năm 1932 đối với Pháp về hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, với sự phản đối không tồn tại năm 1933 về quần đảo Trường Sa.

Trong bài báo năm 1997, Shen tuyên bố chính quyền Đài Loan "đã xem xét lại tên các đảo ở Biển Đông" vào năm 1932.

Trong thực tế, ủy ban chuyên trách của Đài Loan đơn giản chỉ dịch hoặc chuyển tự các tên bằng tiếng Anh hoặc tên quốc tế của các hòn đảo.

Do đó, nhiều cái tên tiếng Trung tiếp tục vinh danh các nhà khảo sát Anh đã có công lập bản đồ những thực thể này.

Ở Hoàng Sa, đảo Linh Dương (tên tiếng Anh là Antelope Reef, VN gọi là đá Hải Sâm) được đặt theo tên tàu khảo sát Anh - the Antelope. Đảo Kim Ngân (Money Island, VN gọi là đảo Quang Ảnh) không nhằm để chỉ tiền bạc, mà được đặt theo tên của William Taylor Money, người quản lý thương thuyền Bombay của công ty Đông Ấn đã nhìn thấy đảo vào năm 1800.

Lầm lẫn sự phản đối của Pháp

Một lập luận được coi là then chốt cho yêu sách chủ quyền của TQ đối với quần đảo Trường Sa là sự quả quyết lặp đi lặp lại rằng, Đài Loan đã có sự phản đối chính thức đối với chính phủ Pháp tiếp sau sự thôn tính của Pháp đối với nhiều thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa vào ngày 26/3/1933.

Sự thật chắc chắn là, việc thôn tính đã khơi dậy sự khiếp đảm trong chính quyền và sự phẫn nộ theo chủ nghĩa dân tộc của dân chúng. Tuy nhiên, liệu Đài Loan từng đưa ra sự phản đối chính thức?

Tao Cheng, trong bài báo năm 1975, đã nhắc tới một bài báo trên Nguyệt san Tân Á năm 1935, 2 năm sau sự kiện trên. Chiu và Park trong một chú thích cũng nêu, "có bằng chứng rằng TQ cũng phản đối".

Trung Quốc dịch nhầm, sao chép bản đồ ở Biển Đông - Hình 1

Tháng 3/2015, báo Inquirer, Philippines đăng ảnh TQ cải tạo bãi đá ở Trường Sa của VN

Họ đã tham khảo một bài viết của Cho Min ở Nguyệt san Ngoại giao và cuốn sách "Sơ lược về địa lý các đảo phía nam" của Cheng Tzu-yeh năm 1948.

Tuy nhiên, họ cũng công nhận, "Ngày TQ đưa công hàm phản đối đã không được nêu trong cuốn sách của Cheng, và cũng không được đề cập đến trong "Bản ghi nhớ về 4 quần đảo lớn của Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) ở Biển Đông", do Bộ Ngoại giao của Đài Loan phát hành tháng 2/1974.

Chi tiết này lại được nêu ra trong bài thuyết trình của đại sứ Freeman và báo cáo của Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA) trích dẫn nghiên cứu của Shen.

Trong bài báo năm 1997, Shen đã trích dẫn 2 nguồn: Cheng và Chiu - Park, nhưng như chúng ta đã thấy ở trên, họ đã không cung cấp bất kỳ nguồn tham khảo nào cho khẳng định của mình.

Trong bài viết của mình năm 2002, Shen đã đề cập tới các bài viết trong hội nghị chuyên đề của Cơ quan quản lý biển quốc gia TQ. Những công trình này không phổ biến ngoài TQ, nhưng vẫn có bằng chứng đáng tin cậy rằng, tất cả chúng đơn giản đã sai.

Franois-Xavier Bonnet đã phát hiện các ghi chép của người Mỹ cho thấy, ngay sau tuyên bố của Pháp (đối với các thực thể ở quần đảo Trường Sa), chính quyền TQ phải yêu cầu lãnh sự của mình ở Manila, ông Kuan-ling Kwong hỏi xin chính quyền thuộc địa Mỹ ở đó một bản đồ về vị trí của chúng.

Chỉ khi đó, chính quyền TQ ở Nam Kinh mới có thể hiểu rằng, những hòn đảo này không nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quyết định không phát ra bất kỳ tuyên bố phản đối chính thức nào.

Theo Bonnet, lí do này rõ thấy ngay từ những phút đầu cuộc gặp của hội đồng quân sự của Trung Hoa dân quốc vào ngày 1/9/1933, "Tất cả các chuyên gia địa lý đều nói, đảo Tri Tôn [trong quần đảo Hoàng Sa] là đảo cực nam của lãnh thổ của chúng ta".

Đài Loan đã quyết định rằng, họ không có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa vào thời điểm đó và do vậy, không có gì phải phản đối.

Nghiên cứu của Chris Chung, một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Canada, phát hiện, rằng các tài liệu của Đài Loan vào năm 1946 đều đề cập tới sự phản đối chính thức của TQ vào năm 1933 như thể nó có thực. Điều này sau đó đã trở thành lý lẽ biện minh của TQ để "đòi lại" các quần đảo từ Nhật sau Thế chiến thứ hai.

Tóm lại, điều dường như đã xảy ra là, hơn 13 năm sau khi Pháp sáp nhập các thực thể ở quần đảo Trường Sa, một cách hiểu khác về những gì đã xảy ra vào năm 1933 đã cắm rễ trong các tầng lớp lãnh đạo của Trung Hoa dân quốc.

Giả thuyết của tôi là, các quan chức TQ đã lầm lẫn sự phản đối có thực năm 1932 đối với Pháp về hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, với sự phản đối không tồn tại năm 1933 về quần đảo Trường Sa.

3 cuộc khảo sát quy mô lớn không ở Hoàng Sa

Trong bài báo năm 2002 của mình, Shen khẳng định, Trung Hoa dân quốc "đã tổ chức 3 đợt khảo sát quy mô lớn và các hoạt động đặt tên (cho các đảo) lần lượt vào năm 1932, 1935 và 1947", nhưng không có hoạt động khảo sát nào được tiến hành ở quần đảo Trường Sa mà chỉ là sao chép lại các bản đồ quốc tế.

Đây dường như là lí do tại sao Trung Hoa dân quốc dịch nhầm tên của bãi đá ngầm James, ban đầu gọi nó là bãi Tăng Mẫu (Zengmu Tan).

Tăng Mẫu (Zengmu) đơn giản là sự chuyển nghĩa của từ James. Bãi (Tan) hàm chỉ bãi cát ở biển, trong khi thực tế bãi đá ngầm này ở dưới nước.

Bởi một lỗi dịch thuật đơn giản này, một phần đáy biển đã trở thành một hòn đảo và đến ngày nay được xem là cực nam lãnh thổ của TQ, mặc dù nó không hề tồn tại.

Tên này được Trung Hoa Dân quốc cải biến năm 1974 (khi đó, bãi Tăng Mẫu trở thành rạn san hô Tăng Mẫu) và được Cộng hoà nhân dân Trung Hoa sử dụng lại là bãi Tăng Mẫu vào năm 1983.

Tiếp sau Bộ Ngoại giao TQ, Shen (năm 2002) và Xi và Tan (năm 2014) cũng cùng tranh luận rằng theo Tuyên bố Cairo năm 1943, khối đồng minh đã trao các quần đảo ở Biển Đông cho TQ.

Báo cáo của CNA đã thảo luận về khẳng định này và dứt khoát bác bỏ nó với căn cứ rằng "Tuyên bố Cairo, như được tái khẳng định trong Tuyên cáo Potsdam, chỉ nêu rằng, TQ sẽ giành lại Mãn Châu, Formosa [Đài Loan] và Pescadores (quần đảo Bành Hồ) sau chiến tranh.

Câu tiếp theo đơn giản cho biết, Nhật sẽ bị trục xuất khỏi các lãnh thổ khác mà nước này thâu tóm bằng bạo lực, nhưng không đề cập rằng 'những lãnh thổ khác' này sẽ được trao trả cho TQ.

Mặc dù không được tuyên bố cụ thể, nhưng kết luận logic duy nhất là, những 'lãnh thổ khác' này bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vốn bị Nhật cưỡng chiếm bằng vũ lực từ tay Pháp, chứ không phải từ TQ.

Tuy nhiên, Freeman (năm 2015) lập luận rằng, vì nhà chức trách Nhật đã sáp nhập các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Đài Loan của họ, nên tuyên bố Cairo trao trả lại chúng, cùng với phần còn lại của "tỉnh Đài Loan" cho TQ.

Nhưng, thực tế, tuyên bố không đề cập tới từ "Đài Loan". Nó chỉ nêu về Formosa và quần đảo Pescadores. Kết luận logic là, chỉ có các đảo cụ thể này đã được các đồng minh nhất trí rằng sẽ được trả về TQ.

Sự đầu hàng của Nhật ở Hoàng Sa

Báo cáo của Trung tâm Phân tích hải quân Mỹ và bài thuyết trình của Đại sứ Freeman đều khẳng định rằng, các lực lượng của TQ là những người đã tiếp nhận sự đầu hàng của các đơn vị đồn trú Nhật tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào cuối Thế chiến 2.

Freeman lập luận rằng, hải quân Mỹ đã thực sự chuyên chở các lực lượng TQ tới các quần đảo vì mục đích này. Khi tôi liên lạc với tác giả, ông không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng chứng thực nào cho sự khẳng định này.

Dựa vào chứng cứ từ hồ sơ lưu trữ quân sự của Mỹ và Australia, sự kiện này dường như ít khả năng có thực. Trong chiến tranh, Nhật đã có các căn cứ quân sự ở trên các đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và đảo Ba Bình ở Trường Sa.

Đảo Phú Lâm bị tàu ngầm USS Pargo nã pháo vào ngày 6/2/1945 và vào ngày 8/3/1945, một máy bay Mỹ đã ném bom cả đảo này và đảo Hoàng Sa.

Khi một tàu ngầm khác, USS Cabrilla, viếng thăm đảo Phú Lâm vào ngày 2/7, cờ tam tài của Pháp đang tung bay, nhưng lần này có thêm một lá cờ trắng phía trên nó.

Đảo Ba Bình bị các máy bay Mỹ ném bom napal vào ngày 1/5/1945. Sáu tháng sau, Hải quân Mỹ đã cử một phái đoàn tái thiết tới đảo Ba Bình. Họ đổ bộ vào ngày 20/11/1945 và phát hiện, hòn đảo này không bị chiếm đóng, do quân Nhật đã tháo chạy.

Mãi tới hơn một năm sau, tháng 12/1946, một biệt đội đổ bộ của TQ, sử dụng các tàu chiến cũ của Mỹ vừa được chuyển giao cho Trung Hoa dân quốc, mới có thể tiếp cận đảo. (Pháp đã tới đó 2 tháng trước và giành lại đảo, nhưng điều này hiếm khi được đề cập tới trong các nguồn của TQ).

Cái tên TQ cho đảo Ba Bình là đảo Thái Bình, đặt theo tên của tàu chiến đã đưa đội đổ bộ của TQ. Thái Bình có tên trước đó là USS Decker.

Điều hài hước là, nếu Mỹ không cung cấp các tàu chiến đó, TQ sẽ không có tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa như ngày nay.

Phiên bản mới lịch sử sai lầm

Xem xét các bằng chứng có thể xác thực được đã hé lộ một lịch sử khác về các quần đảo ở Biển Đông, thay vì những điều được tìm thấy trong hầu hết các tài liệu tham khảo phổ biến hiện nay.

Mối quan tâm của TQ đối với chúng chỉ bắt đầu từ thế kỷ 20. Không có bằng chứng về việc bất kỳ quan chức chính phủ nào của TQ từng ghé thăm quần đảo Hoàng Sa trước ngày 6/6/1909.

Chỉ mãi tới năm 1933, sự chú ý của quốc gia này mới hướng tới quần đảo Trường Sa và vào thời điểm đó, TQ quyết định không thúc ép tuyên bố chủ quyền đối với chúng.

Sự chú ý được khôi phục ngay sau Thế chiến thứ hai, dựa vào các hiểu lầm về những gì đã xảy ra vào năm 1933 và lần đầu tiên, một quan chức TQ đã đặt chân tới quần đảo Trường Sa vào ngày 12/12/1946.

Vào những năm 1933, 1956, 1974 và lại một lần nữa, trong hiện tại, lịch sử của các quần đảo đã liên tục được viết và viết lại.

Trong mỗi cuộc khủng hoảng đó, những người ủng hộ lập trường của TQ lại tạo ra một phiên bản mới của lịch sử mà thường tái chế lại những sai lầm trước đó và đôi khi còn bổ sung thêm những sai lầm của chính họ.

Và vào thời điểm giữa những năm 1970 khi những tài liệu này vượt qua được rào chắn ngôn ngữ để tới thế giới nói tiếng Anh, những nền tảng không vững chãi của chúng lại trở thành những căn cứ vững chắc cho những ai mới bắt đầu khám phá lịch sử.

Chúng được in trong những tạp chí học thuật của phương Tây và trở thành "sự thật." Nhưng một sự xem xét nguồn tham khảo đã tiết lộ những điểm yếu cố hữu của chúng.

Đã không còn thích hợp cho những người ủng hộ tuyên bố chủ quyền của TQ dựa vào những bằng chứng vô căn cứ như vậy cho lập luận của họ.

Đã đến lúc cần có một nỗ lực phối hợp nhằm xem lại các nguồn then chốt cho nhiều khẳng định được các cây bút trên đưa ra và đánh giá lại độ chính xác của chúng.

Giải pháp cho các tranh chấp phụ thuộc vào việc này, cả ở trong các phòng xử án của The Hague và trong các vùng nước ở Biển Đông.

Mời bạn đọc bài viết gốc tựa đề "Fact, Fiction and South China Sea" được đăng trên The Asia Sentinel ngày 25/5/2015.

Theo Bill Hayton (Dịch: Thanh Bình - Dự án Đại sự ký Biển Đông)

Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông BidenTổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden
19:17:02 08/02/2025
Liên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyếnLiên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyến
22:09:03 08/02/2025
Lở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhấtLở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhất
22:02:04 08/02/2025
Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?
12:50:26 08/02/2025
Tổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tớiTổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tới
21:58:21 08/02/2025
Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngàyHai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày
13:48:20 08/02/2025
Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nướcTổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước
17:01:59 08/02/2025
Mỹ phản hồi yêu cầu trang bị vũ khí hạt nhân của UkraineMỹ phản hồi yêu cầu trang bị vũ khí hạt nhân của Ukraine
16:17:55 07/02/2025

Tin đang nóng

Khởi tố nhà báo quay clip san ủi đất để đe dọa, vòi tiềnKhởi tố nhà báo quay clip san ủi đất để đe dọa, vòi tiền
09:30:57 09/02/2025
Bắt khẩn cấp tài xế xe khách tự tông dải phân cách khiến 3 người tử vongBắt khẩn cấp tài xế xe khách tự tông dải phân cách khiến 3 người tử vong
09:59:34 09/02/2025
Trải lòng của các nạn nhân trở về từ công ty lừa đảo qua mạng ở CampuchiaTrải lòng của các nạn nhân trở về từ công ty lừa đảo qua mạng ở Campuchia
09:33:38 09/02/2025
Vụ lật xe khách ở Phú Yên: Đau xót cảnh người mẹ mù lòa túc trực bên con gái bị đứt lìa cánh tayVụ lật xe khách ở Phú Yên: Đau xót cảnh người mẹ mù lòa túc trực bên con gái bị đứt lìa cánh tay
09:40:42 09/02/2025
Biệt thự nhà chồng Đỗ Mỹ Linh qua góc nhìn của người đi đường: "Cánh cổng hào môn" sừng sững trên "đất vàng"Biệt thự nhà chồng Đỗ Mỹ Linh qua góc nhìn của người đi đường: "Cánh cổng hào môn" sừng sững trên "đất vàng"
09:51:56 09/02/2025
Nữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếngNữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếng
09:39:47 09/02/2025
5 con giáp có tài lộc thăng hoa nhất năm Ất Tỵ: Vận đỏ như son, đầu tư, kinh doanh đều vượt xa 20245 con giáp có tài lộc thăng hoa nhất năm Ất Tỵ: Vận đỏ như son, đầu tư, kinh doanh đều vượt xa 2024
10:07:11 09/02/2025
Bài tập làm có pha "bẻ lái" bị chấm dưới điểm trung bình, cô giáo không kìm được phải phê thêm 8 chữBài tập làm có pha "bẻ lái" bị chấm dưới điểm trung bình, cô giáo không kìm được phải phê thêm 8 chữ
11:17:47 09/02/2025

Tin mới nhất

Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga

Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga

12:32:54 09/02/2025
Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Ukraine và Nga cho biết lệnh trừng phạt đối với Nga hiện chỉ ở mức 3 trên thang 10 xét về mức độ gây tổn hại đến nền kinh tế.
Số ca cúm tăng mạnh, người Đài Loan đổ xô tiêm phòng

Số ca cúm tăng mạnh, người Đài Loan đổ xô tiêm phòng

11:30:37 09/02/2025
Nhu cầu tiêm phòng cúm tại đảo Đài Loan tăng đột biến sau khi nữ diễn viên Từ Hy Viên qua đời do nhiễm cúm, viêm phổi.
Cựu cố vấn: Mỗi ngày ông Trump làm tổng thống sẽ đều là "ngày sấm sét"

Cựu cố vấn: Mỗi ngày ông Trump làm tổng thống sẽ đều là "ngày sấm sét"

11:28:39 09/02/2025
Cựu cố vấn thân cận của ông Donald Trump dự đoán rằng mỗi ngày làm tổng thống của ông trong 4 năm tới sẽ đều là ngày sấm sét .
Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ

Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ

09:28:41 09/02/2025
ATACMS là loại tên lửa đạn đạo có thể tấn công mục tiêu cách xa hơn 300km và mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 227kg hoặc đầu đạn chùm để tấn công diện rộng.
Ông Trump sẽ tung "cây gậy và củ cà rốt" để chấm dứt xung đột Ukraine

Ông Trump sẽ tung "cây gậy và củ cà rốt" để chấm dứt xung đột Ukraine

09:26:36 09/02/2025
Ông Hood cho biết nhiều cơ quan của chính quyền Mỹ đồng tình với quan điểm rằng việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump.
Ukraine nhận lô F-16 thứ 2 từ Hà Lan, có thể tấn công sâu vào nước Nga

Ukraine nhận lô F-16 thứ 2 từ Hà Lan, có thể tấn công sâu vào nước Nga

09:17:49 09/02/2025
Hà Lan đã cho phép Ukraine sử dụng các máy bay chiến đấu F-16 mà họ cung cấp để tấn công vào những mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ nước Nga.
Nhóm kỹ sư trẻ "tốt nhất thế giới" được ông Musk trọng dụng trong DOGE

Nhóm kỹ sư trẻ "tốt nhất thế giới" được ông Musk trọng dụng trong DOGE

09:14:57 09/02/2025
Ngày 3/2, ông Musk, lãnh đạo Ban hiệu suất chính phủ, viết trên mạng xã hội X: Đã đến lúc phải thừa nhận: Việc các phương tiện truyền thông đưa tin DOGE có một số kỹ sư phần mềm giỏi nhất thế giới là sự thật .
Vai trò chiến lược của khu vực Toretsk mà Nga vừa tuyên bố kiểm soát tại Donetsk

Vai trò chiến lược của khu vực Toretsk mà Nga vừa tuyên bố kiểm soát tại Donetsk

06:41:12 09/02/2025
Thị trấn này đóng vai trò then chốt trong hệ thống phòng ngự của Ukraine ở các khu vực Pokrovsk và Slavyansk-Kramatorsk, bảo đảm hỗ trợ hiệu quả cho các tuyến tiếp tế trọng yếu của lực lượng quân sự Ukraine.
Iran tự tin đứng vững trước đòn trừng phạt của phương Tây

Iran tự tin đứng vững trước đòn trừng phạt của phương Tây

06:33:30 09/02/2025
Trong một động thái khác có liên quan, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi ngày 8/2 tuyên bố Tehran sẵn sàng đàm phán với Washington, nhưng không chấp nhận chính sách "gây sức ép tối đa" của Tổng thống Mỹ.
Liban thành lập chính phủ mới

Liban thành lập chính phủ mới

06:28:09 09/02/2025
Nội các mới được thành lập sau hơn 3 tuần tham vấn với các đảng phái chính trị nhằm thành lập một chính phủ, trong đó các chức vụ được phân bổ dựa trên giáo phái và liên kết chính trị.
Ukraine đổi chiến lược trong xung đột với Nga giữa lúc Tổng thống Trump thúc đẩy ngừng bắn

Ukraine đổi chiến lược trong xung đột với Nga giữa lúc Tổng thống Trump thúc đẩy ngừng bắn

22:16:08 08/02/2025
Mặc dù mục đích chính của các cuộc tấn công này chưa rõ ràng, là để kiểm soát lãnh thổ hay củng cố các vị trí phòng thủ, nhưng nhà phân tích Angelica Evans của ISW cho rằng tiến triển này của Ukraine rất đáng chú ý.
Israel bắt đầu thả tù nhân Palestine theo thỏa thuận trao đổi con tin

Israel bắt đầu thả tù nhân Palestine theo thỏa thuận trao đổi con tin

22:10:53 08/02/2025
Việc trao đổi tù nhân lần này diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán quốc tế vẫn đang tiếp tục nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn mới, với sự tham gia của các bên trung gian như Ai Cập, Qatar và Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/2/2025: Sửu tích cực, Ngọ thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/2/2025: Sửu tích cực, Ngọ thuận lợi

Trắc nghiệm

14:55:31 09/02/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/2/2025, Sửu hãy tiếp tục cố gắng, Ngọ hãy tự tin hành động.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/2/2025 cho thấy người tuổi Tý
Clip đuổi bắn trên phố ở Nha Trang chỉ là súng đồ chơi bằng... nhựa

Clip đuổi bắn trên phố ở Nha Trang chỉ là súng đồ chơi bằng... nhựa

Pháp luật

14:51:58 09/02/2025
Nguồn tin của PV Báo CAND ngày 9/2 cho biết, Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã xác minh làm rõ sự thật về đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội chiều 8/2, với bình luận Như phim hành động
Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?

Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?

Netizen

14:47:24 09/02/2025
Tối 8/2, trên mạng xã hội lan truyền một bài viết tố quán bánh mì N.H (Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) bán thịt mốc đen cho thực khách.
Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh

Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh

Sao việt

14:40:16 09/02/2025
Mới đây, Thanh Thanh Huyền nhận được sự quan tâm khi đăng tải đoạn clip bật khóc nức nở không ngừng. Nguyên do vì nữ MC nổi tiếng đã bị mất vali khi đi du lịch ở Ý.
Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ

Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ

Sao châu á

14:34:57 09/02/2025
Sau khi đưa tro cốt vợ từ Nhật Bản về Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 5/2, anh đã giam mình trong nhà, không ra ngoài trong nhiều ngày qua.
Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son

Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

14:27:24 09/02/2025
Bóng đá Việt Nam từng có nhiều pha chi tiền rất ngông của các đại gia song lợi bất cập hại. May thay, còn có những pha rút ví khác cực kỳ ý nghĩa từ các ông bầu tâm huyết.
Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"

Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"

Ẩm thực

13:50:24 09/02/2025
Món lẩu nấm này vừa bổ dưỡng lại ngon miệng, với dinh dưỡng từ hàu và vị thanh ngọt tự nhiên từ nấm khiến cho nước súp rất ấn tượng.
Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Lạ vui

13:23:41 09/02/2025
Vật thể dị thường dưới đáy biển Baltic được nhóm thám hiểm thuộc Công ty Ocean X Team (đơn vị chuyên tìm kiếm kho báu thất lạc) phát hiện mùa hè năm 2011.
Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng

Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng

Thời trang

11:26:01 09/02/2025
Trong bộ sưu tập thời trang nam Thu - Đông 2025, giám đốc sáng tạo đương nhiệm mảng trang phục nam - Pharrell Williams - kết hợp cả hai để tạo ra một chiếc túi xách gây sốt.
Chứng kiến Riot "tự hủy", cộng đồng LMHT ngán ngẩm hiến kế "bào tiền"

Chứng kiến Riot "tự hủy", cộng đồng LMHT ngán ngẩm hiến kế "bào tiền"

Mọt game

11:04:34 09/02/2025
Mới đây, Riot đã chính thức thông báo sẽ xóa bỏ hệ thống Rương Hextech. Ngay lập tức, động thái này đã khiến cộng đồng LMHT phát rồ .
Bé gái đi du lịch chụp ảnh lưu niệm, nhiều năm sau vẫn đứng ở nơi đó nhưng đã thành đại minh tinh

Bé gái đi du lịch chụp ảnh lưu niệm, nhiều năm sau vẫn đứng ở nơi đó nhưng đã thành đại minh tinh

Người đẹp

11:04:26 09/02/2025
Thời gian gần đây, Triệu Lệ Dĩnh càng thêm bùng nổ visual với mái tóc ngắn vừa cá tính nhưng không kém phần nhẹ nhàng, mềm mại. Kiểu tóc này không những giúp cô tôn lên gương mặt nhỏ nhắn mà còn mang lại cảm giác hack tuổi trông thấy.