Lý giải nguyên nhân Liban rơi vào khủng hoảng nhiên liệu trầm trọng
Cuối tuần qua, người dân ở Liban đã phải chịu cảnh cắt điện trên toàn quốc sau khi hai nhà máy lớn là al Zahrani và Deir Ammar dừng hoạt động vì cạn kiệt nhiên liệu.
Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 7 ước tính khủng hoảng kinh tế tại Liban là một trong những cuộc suy thoái tồi tệ nhất lịch sử, khiến Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của nước này dự kiến lao dốc ít nhất 9,5%.
Theo WB, lý do đằng sau cuộc khủng hoảng tài chính ở quốc gia Trung Đông này là các chính sách phản ứng không phù hợp.
Dây điện chằng chịt trên một tuyến phố ở ngoại ô Beirut, Liban, ngày 23/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Một trong những nguồn tài nguyên khan hiếm nhất ở Liban là nhiên liệu. Các chủ sở hữu ô tô đang phải chật vật để có xăng chạy xe, trong khi máy phát điện thiếu dầu diesel phải hoạt động “tắc bụp”. Tình trạng mất điện đã trở thành một thực tế nghiệt ngã ở đất nước này. Người dân vốn đã quen với việc chỉ được sử dụng điện vài giờ mỗi ngày, nếu có.
Video đang HOT
Các nguyên nhân lịch sử dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu và khủng hoảng kinh tế được cho là bắt nguồn từ sự kết thúc của cuộc nội chiến kéo dài 15 năm vào năm 1990. Sau đó, các chính phủ kế tiếp liên tục đối mặt tình trạng nợ nần chồng chất và cáo buộc tham nhũng cũng như thiếu chính sách hành động với nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Cuối năm 2019, hàng loạt biểu tình chống lại lệnh thuế áp đặt cho ứng dụng nhắn tin WhatsApp, tham nhũng và sai phạm đã khiến chính phủ khi đó phải từ chức. Từ thời điểm đó, giá trị đồng tiền của quốc gia này rơi tự do, trong khi lạm phát tăng vọt. Theo ước tính của WB, lạm phát đã đạt 157,9% vào tháng 3 năm nay so với chỉ 10% vào tháng 1 năm ngoái.
Mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn nữa. Vào tháng 8/2020, một vụ nổ cực lớn đã tàn phá bến cảng Beirut, đồng thời làm hư hại nghiêm trọng cơ sở hạ tầng của thành phố, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Đáng chú ý, vụ nổ này đã làm hỏng trung tâm điều khiển quốc gia của Electricité du Liban (EDL), công ty điện lực của quốc gia.
Nền kinh tế vốn suy sụp của Liban hiện vẫn phải vật lộn để xử lý hậu quả của vụ thảm họa năm 2020.
Tình trạng thiếu nhiên liệu không chỉ ảnh hưởng đến các nhà máy điện và hệ thống giao thông, mà còn làm suy giảm khả năng tiếp cận các nguồn cung cấp cơ bản và khiến hệ thống y tế của đất nước gặp rủi ro. Theo Điều phối viên Nhân đạo của Liên hợp quốc về Liban Najat Rochdi, tình trạng thiếu nhiên liệu đang đe dọa các dịch vụ cấp nước và chăm sóc sức khỏe quan trọng.
Vì thiếu điện, bệnh viện lớn nhất Liban phải giảm hoạt động, hệ thống cấp nước và xử lý nước thải công cộng cũng bị gián đoạn. Hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, với lương thực và thuốc men gần như trở thành thứ xa xỉ. Vấn nạn này cũng khiến thị trường “chợ đen” về nhiên liệu và điện năng phát triển mạnh mẽ tại Liban.
Theo một báo cáo vào tháng 7 của Đài quan sát Khủng hoảng Liban tại Đại học Beirut (AUB) của Mỹ, chi phí mua một giỏ thực phẩm cơ bản của một gia đình đang cao gấp 5 lần mức lương tối thiểu quốc gia là 675.000 bảng Liban (khoảng 10 triệu đồng) mỗi tháng.
Với việc mất điện đã trở thành một trạng thái bình thường mới, nhiều nhà quan sát đã so sánh tình hình hiện tại với tình hình trong cuộc nội chiến của quốc gia này. “Kể cả vào thời nội chiến tồi tệ, người dân cũng không bị cắt điện”, ông Hassan Khalife, chủ một cửa hàng thịt nướng ở Beirut, trả lời hãng tin Reuters.
Để giải quyết sự cố mất điện lớn mới nhất ở Liban ngày 9/10 sau khi hai nhà máy điện chính đóng cửa do thiếu nhiên liệu, các nhà chức trách đã phải sử dụng đến nguồn dự trữ khẩn cấp cũng như điều quân đội hỗ trợ. Một ngày sau đó, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Nước Walid Fayyad cho biết mạng lưới điện ở quốc gia Trung Đông này đã hoạt động bình thường trở lại.
LHQ đề cao vai trò của chính phủ mới ở Liban trong giải quyết khủng hoảng
Ngày 10/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres khẳng định việc Liban thành lập chính phủ mới là bước đi hết sức quan trọng đối với quốc gia đang chìm trong khủng hoảng này, đồng thời gửi lời chúc "thành công" tới Thủ tướng Najib Mikati.
Thủ tướng được chỉ định của Liban Najib Mikati phát biểu trong cuộc họp báo tại Beirut ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn phát biểu họp báo của người đứng đầu LHQ lưu ý rằng việc thành lập chính phủ mới ở Liban vẫn chưa đủ mà đó mới chỉ là điều kiện cơ bản để có thể triển khai các hoạt động khác. Ông Guterres bày tỏ hy vọng Thủ tướng Liban có thể đoàn kết các cộng đồng trong nước để đảm bảo rằng Liban có thể vượt qua tình hình hết sức trầm trọng hiện nay.
Trước đó cùng ngày, Văn phòng Tổng thống Liban thông báo chính phủ đã được thành lập sau 13 tháng không có nội các trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử.
Liban đã không có nội các từ ngày 10/8/2020 khi Thủ tướng tạm quyền Hassan Diab từ chức sau các vụ nổ ở cảng Beirut làm hơn 200 người chết và hàng nghìn người bị thương. Liban rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính suốt hai năm qua và đỉnh điểm là vào tháng 8 vừa qua khi tình trạng thiếu nhiên liệu làm tê liệt hầu hết các khu vực trên cả nước, dẫn đến tình trạng hỗn loạn cũng như nhiều sự cố an ninh.
Đồng nội tệ của Liban mất giá hơn 90%, đẩy hơn một nửa dân số rơi vào cảnh nghèo đói và khiến người gửi tiền không thể tiếp cận tài khoản của họ tại ngân hàng. Ngân hàng Thế giới (WB) gọi đây là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất thế giới kể từ giữa thế kỷ 19. Các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ trợ Liban hàng trăm triệu USD nhưng với điều kiện các chính trị gia nước này phải thành lập nội các để tiến hành cải cách, giải quyết vấn nạn tham nhũng.
Đây là lần thứ 3 tỷ phú Mikati làm Thủ tướng Liban và ông đã có bài phát biểu xúc động, cam kết sẽ làm tất cả để cứu đất nước khỏi bị vỡ nợ.
Giáo sĩ hàng đầu Liban cảnh báo quốc gia đang trên bờ vực hoàn toàn sụp đổ Ngày 27/8, Đại giáo sĩ Hồi giáo dòng Sunni của Liban, ông Sheikh Abdul Latif Derian cảnh báo nước này đang tiến tới bờ vực hoàn toàn sụp đổ nếu không có hành động kịp thời nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính của quốc gia Trung Đông này. Các phương tiện xếp hàng dài tại trạm xăng ở Beirut, Liban, ngày...