Lý giải nguồn gốc họ của ông Obama
Họ của ông Obama xuất phát từ đặc điểm dáng đi của tổ tiên bên nhà nội tại Kenya.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngồi bên bà mình Mama Sarah (đeo khăn vàng) và người chị em cùng cha khác mẹ Auma Obama tại Kenya tháng 7/2015. Bà Sarah là vợ thứ ba của ông nội Obama, không phải là mẹ đẻ của bố Obama. Ảnh: AFP
Obama.
Đó là từ đã quen thuộc với hầu hết mọi người thế giới. Nó được truyền tai trong những hành lang đá cẩm thạch của Washington. Nó được hét lên bởi những người biểu tình. Tất cả lãnh đạo thế giới đều đã nhắc đến từ đó.
Tên đầy đủ của Tổng thống Mỹ là Barack Hussein Obama, được đặt giống với tên của cha ông, một người Kenya từng học ở Mỹ. Các lá thư được viết bởi bố của ông Obama đã được công bố vào cuối tuần trước, trong một bài báo của New York Times. Tổng thống Mỹ chưa từng xem những lá thư này. Qua những lá thư, bố ông Obama hiện lên là một người đầy tham vọng và thiếu kiên nhẫn, sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó tại tỉnh Nyanza, ở miền tây Kenya.
“Tôi sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở Trung Nyanza”, ông viết trong đơn xin hỗ trợ tài chính gửi đến các trường đại học Mỹ. “Cha tôi kiếm sống bằng công việc nấu ăn trong nhà hàng châu Âu. Mẹ tôi làm nông”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lá thư này không đề cập đến việc bố ông Obama sinh ra trong bộ lạc Luo, bộ lạc quyền lực thứ hai tại Kenya. Người Luo sống trải dài từ Sudan tới Tanzania, phần lớn sống tập trung tại bờ đông của hồ Victoria.
Max Bearak, cây bút của Washington Post, đã làm việc cho Viện Nghiên cứu Y khoa Kenya tại tỉnh Nyanza vào mùa hè năm 2010. Viện khi đó muốn phân nhóm hàng trăm nghìn bệnh nhân của họ trong khu vực, hầu hết là người Luo. Tuy nhiên, một khía cạnh văn hóa của bộ lạc này đã khiến quá trình gặp nhiều khó khăn: đó là họ của các thành viên trong bộ lạc.
Thay vì thừa hưởng họ từ đời trước, họ của phần lớn người Luo được đặt theo hoàn cảnh khi sinh ra, vì vậy, có rất nhiều người trùng họ nhưng không có quan hệ huyết thống. Ví dụ, tất cả bé trai sinh ra vào lúc bình minh được đặt họ là Onyango, bé trai sinh ra lúc nửa đêm được đặt là Oduor, còn lúc chạng vạng thì là Odhiambo. Tương tự, các bé gái sinh ra trong các thời điểm nói trên được đặt lần lượt là Anyango, Aduor và Adhiambo.
Với các cặp song sinh nam, bé sinh trước được đặt là Opiyo (hoặc có thể gọi là Apiyo), bé sinh sau là Odongo. Theo truyền thống, Opiyo sẽ bú vú bên phải của mẹ, còn Odongo ở bên trái. Em của một cặp song sinh sẽ được đặt họ là Okello, có nghĩa là “theo sau”.
Người Luo còn có cách đặt họ không dựa vào thời gian sinh mà tùy theo tình huống trong cuộc sống, và không nhất thiết đều phải bắt đầu với chữ cái O hoặc A, mặc dù hầu hết đều như vậy. Nếu người cha vướng vào một vụ tranh chấp đất đai trong khi vợ mang thai, và nếu anh ta thắng trong tranh chấp, em bé có thể được mang họ Loch, có ý nghĩa là chiến thắng.
Còn với gia tộc nhà nội của ông Obama thì họ được đặt nhất quán và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, giống như cách đặt họ thông thường trên thế giới. Họ của gia tộc thường biểu thị một đặc tính của những người trong gia đình, mặc dù đặc điểm này có thể đã phai mờ theo thời gian. Họ phải bắt đầu bằng chữ cái “O”.
Obama có nghĩa là “cúi xuống”, hoặc “đi khập khiễng” trong tiếng Luo. Một số người ở Nyanza nói rằng tổ tiên của ông Obama có cách đi đặc biệt, khiến họ mang họ này. Tuy nhiên, với chiều cao 1m85, và dáng đi khá nhanh nhẹn của ông Obama, có thể nói rằng đặc điểm đó của dòng họ ông đã phai nhạt dần theo thời gian.
Phương Vũ
Theo VNE
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm châu Phi: Vào cuộc ganh đua
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chính thức đưa nước này vào cuộc ganh đua vai trò và ảnh hưởng ở châu Phi.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong chuyến thăm Uganda. REUTERS
Với chuyến thăm đang tiến hành ở Uganda và Kenya, Tổng thống Thổ Nhĩ KỳRecep Tayyip Erdogan đã chính thức đưa nước này vào cuộc ganh đua vai trò và ảnh hưởng ở châu Phi với những đối tác bên ngoài khác như Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản.
Về thời điểm, việc Thổ Nhĩ Kỳ mãi đến bây giờ mới nhảy vào cuộc xem ra có vẻ muộn cho dù chưa hẳn đã quá muộn. Nhưng thực trạng này có nguyên do của nó, cụ thể là phải đến bây giờ Thổ Nhĩ Kỳ mới tập hợp được đầy đủ tiền đề cần thiết và có nhu cầu cấp thiết đến mức không thể trì hoãn được nữa việc chinh phục lục địa đen.
Ở trong nước, ông Erdogan đã tập trung được quyền lực vào tay đến mức có thể muốn làm gì cũng được sau khi phe đối lập đã bị vô hiệu hóa và mọi sự chống đối trong nội bộ đảng cầm quyền đã bị bẻ gãy. Chuyện chính trị an ninh ở khu vực Trung Đông, vấn đề tị nạn và chống khủng bố, sự trỗi dậy trở lại của Iran đã buộc chính thể của ông Erdogan phải hướng về châu Phi để gầy dựng vai trò và ảnh hưởng chính trị khu vực và thế giới cũng như vươn tới cương vị lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo. Ông Erdogan đặc biệt nhằm vào những quốc gia ở châu Phi có đông người Hồi giáo dòng Suni như ở Uganda hay Kenya.
Ở trong nước, ông Erdogan đã tập trung được quyền lực vào tay đến mức có thể muốn làm gì cũng được. REUTERS
Không nhằm trước hết vào xuất khẩu hệ giá trị như Mỹ hay EU hoặc vì lợi ích kinh tế và thương mại như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, ông Erdogan dành ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu gầy dựng ảnh hưởng chính trị và tôn giáo ở châu Phi, từ đó dần hạ thấp vai trò và đẩy lùi ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh khác. Về lâu dài, mưu tính này không hẳn không có cơ hội thành công.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Một con khỉ làm cúp điện cả nước Kenya Một con khỉ đã xâm nhập nhà máy điện lớn nhất Kenya và "đánh sập" hệ thống điện trên cả nước trong nhiều giờ hôm 7.6. Khỉ xuất hiện khắp nơi tại Kenya và đôi khi gây ra phá phách. REUTERS Các quan chức Kenya được thông báo về sự cố mất điện tại nhà máy điện lớn nhất nước Gitaru Hydro vào...