Lý giải khác về lời sấm truyền Maya
Dựa vào những tại liệu tham khảo trên lịch của người Maya, chuyên gia trên cho rằng năm 2012 không phải là ngày tận thế mà chỉ là quá trình chuyển đổi sang một kỉ nguyên mới.
Dựa vào những thông điệp của người Maya để lại, nhân loại trước đây vẫn hiểu rằng năm 2012 là ngày tận thế với những thảm họa kinh hoàng khiến loài người bị diệt vong. Thế nhưng, Sven Gronemeyer, một chuyên gia nghiên cứu về nền văn hóa Maya đã đưa ra cái nhìn hoàn toàn khác về lời sấm truyền của người Maya.
Dựa vào những tại liệu tham khảo trên lịch của người Maya, chuyên gia trên cho rằng năm 2012 không phải là ngày tận thế mà chỉ là quá trình chuyển đổi sang một kỉ nguyên mới.
Trước lời lí giải của Gronemeyar, người ta vẫn hiểu lời sấm truyền của người Maya mang thông điệp cảnh báo đại họa sẽ đổ xuống đầu nhân loại năm 2012. Những điều khủng khiếp mà loài người chưa bao giờ chứng kiến sẽ xảy đến khiến nhân loại chìm trong bóng tối. Vì lẽ đó, người ta đặt ra vô số giả thuyết để giải thích cho lời sấm truyền đó. Người thì cho rằng thiên thạch khổng lồ sẽ lao vào trái đất trong khi không ít người tin rằng năm 2012 là năm của những đại thiên tai vô cùng khủng khiếp.
Liệu năm 2012 có thực sự là năm đại họa?
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc giải mã được chữ tượng hình trên những văn tự cổ của người Maya ở địa điểm khảo cổ Palenque, miền nam Mexico đã giúp Gronemeyer, giảng viên Đại học La Trobe, Australia đưa ra những lời giải thích hoàn toàn trái ngược.
Gronemeyer đã nghiên cứu các bia đá cổ được tìm thấy năm trước tại điểm khảo cổ Tortuguero, ven biển Vịnh Mexico. Ông cho biết những kí tự mô tả sự trở lại đầy bí ẩn của thần Bolon Yokte vào ngày cuối cùng Baktun thứ 13 theo lịch của người Maya tức ngày 21/12/2012 dương lịch.
Người Maya luôn coi số 13 là điều thiêng liêng vì vậy không có lí do gì mà họ lấy đó là ngày tận thế, ông Gronemeyer nhận định.
Những văn tự đá mới được phát hiện có niên đại 1.300 năm đã bị nứt, mờ và có những đoạn gần như không thể đọc. Tuy nhiên, dựa vào những gì còn lại giúp các nhà khảo cổ học nhận định nó ghi lại lời tiên tri của Ajaw Bahlam, người có kế hoạch liên lạc với chúa trời. Vì vậy, “đối với những người Tortuguero, rõ ràng họ phải chuẩn vùng đất để đón tiếp thần linh quay lại và Ajaw Bahlam coi đó là sự bắt đầu”.
Tuyên bố của Gronemeyer được đưa ra chỉ một tuần sau khi Viện Nhân chủng học Quốc gia Mexico cho biết, họ vừa tìm được một dòng kí tự thứ hai đề cập đến năm 2012 trên mặt một viên gạch được tìm thấy tại Comalcalco, gần Tortuguero. Nó đang được các nhà khảo cổ nghiên cứu nên chưa được trưng bày.
Nhiều chuyên gia nhận định thông điệp này là tham chiếu cho lời sấm truyền của người Maya và nó nhiều khả năng là bằng chứng để con người có cái nhìn khác về năm tận thế 2012.
Trên thực tế, người ngày càng có nhiều người tỏ ra sợ hãi ngày tận thế 2012 theo cách lời sấm truyền được lí giải trước đó. Cường độ khủng khiếp của những đại thảm họa xảy ra trong năm vừa qua cùng với việc các tiểu hành tinh bay ngang qua trái đất khiến nhiều người coi là điềm báo của đại thảm họa. Tuy nhiên, cách lí giải mới có thể vẫn thuyết phục được nhiều người bởi sự mạnh lên bất thường của thiên tai đều được khoa học lí giải rõ ràng.
Theo BĐVN
Bí ẩn lời nguyền của làng tiến sĩ
Lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam hơn 800 năm (1075 - 1919) ghi nhận làng Kim Đôi (xã Kim Chân, Bắc Ninh) là ngôi làng có số lượng tiến sĩ nhiều nhất: 25 người.
Người trong làng ai cũng biết giai thoại về "long mạch làm quan" trong làng, nơi ngày xưa đã bị chế độ phong kiến xây đập làm đứt gãy.
Sấm truyền linh ứng?
Ngày xưa, làng còn có tên Dủi Quan vì dù người dân sống bằng nghề dủi tôm cá ngoài đồng và sông ngòi nhưng làng lại có nhiều người làm quan. Cuốn Phong thổ Kinh Bắc thời Lê từng phong cho làng làm "lò tiến sĩ" với câu: "Kim Đôi nhiều cuộc hiển vinh, Hai mươi lăm vị khoa danh rỡ ràng".
Cụ Nguyễn Nhân Tiên (86 tuổi, hậu duệ đời thứ 17, Trưởng Ban đại diện dòng họ Nguyễn Kim Đôi) cho biết: 5 anh em họ Nguyễn Chính là người đặt những viên gạch đầu tiên xây nên "Làng Tiến sĩ", mang về cho quê hương 8 chữ vàng "Kim Đôi gia thế, chu tử mãn triều" do vua Lê Thánh Tông ban tặng. Bia Minh thế hệ còn lưu giữ trong Từ đường họ Nguyễn ghi: "Ngày xưa nhà nghèo chỉ có tiền kẽm rỉ xanh mà đi thi đỗ đạt cao thật hiếm có trong dân gian, nhưng được ghi tên bảng vàng thì họ ta có rất nhiều".
Dân gian kể lại, bước hoạn lộ khoa cử của người làng hiển vinh rộng mở trải mấy trăm năm rồi cũng dần khép lại như lời sấm truyền: "Bạch nhạn sinh mao anh hào tận" (Nếu bãi cát vùng Bạch nhạn còn sinh sôi thì đường hoạn lộ còn hanh thông). Thời gian dâu bể, bãi Bạch nhạn xưa đã dần thành làng mạc, khu dân cư đông đúc. Và sự học của con cháu trong lần cũng dần thoái trào kể từ sau vị tiến sĩ thứ 18 đỗ khoa Canh Thìn 1700.
Ý chí vượt qua lời nguyền
Ông Nguyễn Quang Tiềm, thành viên Ban đại diện dòng họ Nguyễn cho biết: Không chỉ tin vào ứng nghiệm từ lời sấm truyền, đến giờ người làng Kim vẫn còn lưu truyền giai thoại về nguyên nhân dẫn đến những đứt đoạn trên bước đường khoa cử của dòng tộc mấy trăm năm qua. Số là sau khi được vua Lê Thánh Tông ban tặng tám chữ vàng: "Gia thế Kim Đôi chu tử mãn triều" (Dòng họ Kim Đôi áo đỏ áo tía đầy triều), chốn quan trường thị phi đã xuất hiện những sự đố kị ganh ghét dèm pha và nó cứ âm ỉ theo thời gian. Với ngầm ý muốn "triệt tiêu" long mạch đất Dủi Quan, một vị quan người làng gần đó đã dùng kế "vị công vi tư", dâng tấu biểu đề nghị nhà vua cho xẻ thân đê làm cống tại điểm này với lý do tiêu thoát lũ ra sông Cầu. Biết được thâm ý, song vì theo lệnh quan trên, người Dủi quan đành ngậm ngùi nhìn "long mạch- đầu rồng" đứt gãy vì bị xẻ ngang. Cũng từ đó, người Kim Đôi dù có học rộng hiểu sâu đến mấy cũng khó đỗ đạt cao và họ chỉ có thể làm các chức quan nhỏ mà khó ghi tên mình vào Bảng vàng khoa cử như tổ tiên thuở trước. Dấu tích nơi long mạch đứt gãy xưa giờ vẫn còn, là chiếc cống qua đê hữu Cầu.
Gần ba thế kỷ trôi qua, lời sấm truyền cùng giai thoại "triệt tiêu long mạch" đất Dủi Quan rồi cũng dần được hóa giải bởi chính lực học cùng quyết tâm nhân lên truyền thống cha ông của con cháu trong làng. Làng hiện có hàng trăm người đỗ cử nhân, hàng chục thạc sĩ và ít nhất 3 tiến sĩ. Câu chuyện long mạch làm quan ngày xưa chẳng hiểu thực hư, nhưng theo lời một vị cao niên trong làng: "Những truyền thuyết này đã là động lực để con cháu trong làng phấn đấu học tập, rèn luyện hơn, để không hổ danh với những truyền thống của cha ông".
Theo Đời sống & Pháp luật