Lý giải hiện tượng lợi nhuận ở Agribank
Sau thời gian dài miệt mài xử lý nợ xấu, áp lực trích lập dự phòng của Agribank đã không còn cao, làm tiền đề cho tăng trưởng lợi nhuận không chỉ trong năm nay mà cho cả các năm tới.
Lý giải hiện tượng lợi nhuận ở Agribank
Theo thông tin từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), tính đến hết tháng 10/2019, tổng tài sản của ngân hàng này đạt 1,4 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.056.306 tỷ đồng.
Đặc biệt, lũy kế 10 tháng năm nay, lợi nhuận trước thuế đạt trên 10.350 tỷ đồng, đã rất gần mục tiêu cả năm là 11.000 tỷ đồng.
Năm 2018, Agribank ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận lên đến 47%, đạt 7.793 tỷ đồng.
Liệu năm 2019, Agribank có vượt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 47% của năm 2018 – vốn đã là tốc độ tăng trưởng rất cao hay không?
Mục tiêu cả năm 2019 của Agribank là 11.000 tỷ đồng và sẽ hoàn thành sớm. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng năm 2018, ngân hàng này cần đạt lợi nhuận trước thuế ít nhất khoảng 11.500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Agribank không khó để đạt mức lợi nhuận này, thậm chí có thể còn cao hơn nhiều nếu muốn.
Nguyên nhân quan trọng nhất là áp lực trích lập dự phòng đã không còn cao do tỷ lệ nợ xấu đã đưa về mức khá thấp.
Tính toán của VietnamFinance từ báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy, nếu tính cả nợ chưa dự phòng tại VAMC (nợ xấu ngoại bảng tại VAMC), tỷ lệ nợ xấu của Agribank chỉ ở mức khoảng 1,63%.
Nhìn lại, Agribank đã có thời gian dài miệt mài xử lý nợ xấu.
Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu (cả nội bảng và ngoại bảng tại VAMC) ở mức khoảng 8,92%. Sang đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ xuống còn 8,51%, không phải vì Agribank không tích cực xử lý nợ xấu mà do lượng nợ xấu ghi nhận thêm trong năm quá lớn nên mặc dù trích lập dự phòng cũng như dùng dự phòng xóa nợ rất nhiều nhưng tỷ lệ nợ xấu chỉ giảm nhẹ.
Có thể nói, đối với năm 2015, việc giữ tỷ lệ nợ xấu thấp hơn năm 2014 đã là một thành công của ngân hàng này.
Sang đến năm 2016, áp lực ghi nhận thêm nợ xấu đã giảm đi đáng kể, giúp Agribank nhẹ gánh hơn trong việc dùng dự phòng để xóa nợ. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm được giảm về mức 6,33%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 32% (từ mức 22% một năm trước đó) do ngân hàng vẫn miệt mài trích lập dự phòng lượng lớn.
Năm 2017, Agribank tiếp tục mạnh tay trích lập dự phòng, một mặt lấy nguồn để xử lý nợ xấu, mặt khác nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu theo đó đã giảm về mức 4,11%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 43%.
Năm 2018 có thể coi là năm bước ngoặt khi Agribank đưa được tỷ lệ nợ xấu (cả nội bảng và ngoại bảng tại VAMC) về chỉ còn 1,83%, nằm sâu ngưỡng quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh lên 74% nhờ tiếp tục tăng trích lập dự phòng.
Đến cuối tháng 6/2019, tỷ lệ nợ xấu ở mức khá thấp 1,63%; trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên đến 90% – mức cao trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tính toán cho thấy, nếu giữ tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần cả năm nay ngang bằng so với tốc độ tăng trưởng nửa đầu năm (15%), để đạt mức lợi nhuận 11.500 tỷ đồng, Agribank sẽ trích lập dự phòng tới 21.833 tỷ đồng, cao hơn cả năm 2018 – năm bước ngoặt xử lý nợ xấu cũng như nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao trong hệ thống ngân hàng.
Trên thực tế, khá ít khả năng Agribank trích lập dự phòng nhiều đến vậy (nửa đầu năm, ngân hàng này chỉ trích lập gần 8.700 tỷ đồng).
Lựa chọn khả dĩ của ngân hàng này trong năm 2019 sẽ là trích lập dự phòng ở mức vừa phải để vừa giữ lợi nhuận ở mức cao nhưng không quá cao, vừa giảm tỷ lệ nợ xấu và vừa tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, làm tiền đề cho tăng trưởng lợi nhuận trong những năm tiếp theo, nhất là sau khi IPO (dự kiến năm 2020) và lên sàn chứng khoán.
Minh Tâm
Theo Vietnamfinance.vn
Ngân hàng thương mại Nhà nước cấp thiết xin tăng vốn
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng: Bốn ngân hàng thương mại Nhà nước hiện có tổng tài sản và dư nợ tín dụng chiếm thị phần trên dưới 50%.
Vietcombank là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước có nhu cầu cấp thiết tăng vốn điều lệ
Cùng với Vietcombank, Vietinbank và Agribank, BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước có nhu cầu cấp thiết cần tăng vốn điều lệ để phát huy vai trò đắc lực trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có việc cung ứng vốn cho tăng trưởng kinh tế.
Về chủ trương, Quyết định số 1058 ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" đã đề ra mục tiêu: Tăng vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các ngân hàng thương mại Nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Quyết định số 986 ngày 8/8/2018 phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đã yêu cầu: Đến năm 2020, các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực an toàn vốn của Basel II.
Tuy đã áp dụng đồng bộ và tối đa các biện pháp, xây dựng phương án cụ thể, tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, nhưng các ngân hàng này vẫn không đáp ứng mức vốn tối thiểu 8% theo chuẩn mực của Basel II. Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo chuẩn mực vốn Basel I bình quân của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã sát mức tối thiểu theo quy định (9,4%), thấp hơn so với mức bình quân chung của hệ thống các tổ chức tín dụng trong nước (13%).
Để đáp ứng được chủ trương và mục tiêu Chính phủ đề ra đồng thời đảm bảo sự an toàn hoạt động của hệ thống, 4 ngân hàng này (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) cho rằng rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc thực hiện phương án nâng vốn điều lệ mà các ngân hàng đã xây dựng.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng: Bốn ngân hàng thương mại Nhà nước nói trên hiện có tổng tài sản và dư nợ tín dụng chiếm thị phần trên dưới 50% toàn hệ thống ngân hàng. Những năm qua, mặc dù các ngân hàng này không được Nhà nước cấp bổ sung vốn nhưng vẫn cố gắng mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nếu không tăng được vốn điều lệ, các ngân hàng này sẽ phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cung ứng vốn phục vụ nền kinh tế, từ đó có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế...
Cũng như 3 ngân hàng thương mại Nhà nước còn lại, BIDV rất mong được Nhà nước cho phép giữ lại lợi nhuận hàng năm hoặc chia phần cổ tức của Nhà nước bằng cổ phiếu để tăng vốn, giải quyết phần nào những khó khăn, vướng mắc, cản trở hiện nay.
B.V
Theo baogiaothong
Xử lý nợ xấu: Sẽ có đột phá từ BIDV, Agribank và VietinBank? Ngân hàng Nhà nước đặt yêu cầu BIDV, Agribank và VietinBank tập trung xử lý cơ bản nợ xấu ngay trong năm nay. Dự kiến Agribank và BIDV sẽ tất toán xong nợ tại VAMC trong năm nay, riêng VietinBank có thể vào đầu năm tới. Như BizLIVE đề cập ở một bài viết gần đây, cuối tháng 4 vừa qua Ngân hàng...