Lý giải 5 hiện tượng trên cơ thể ai cũng biết nhưng không hiểu vì sao
Những đặc điểm này thực chất là lợi thế tiến hoá của chúng ta, hoặc là bằng chứng về một quá khứ “dữ dội” của con người.
Mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta đều nhằm phục vụ một mục đích nhất định. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy cơ thể người có những đặc điểm rất kỳ lạ mà chẳng ai hiểu vì sao lại tồn tại, khi chúng thậm chí còn gây ra khá nhiều bất tiện trong cuộc sống.
Da bị nhăn nheo sau khi ngâm nước
Hồi còn nhỏ, chắc không ít người trong chúng ta thích nghịch nước. Và những lúc như vậy, chắc chắn bạn phải nhận ra một điều rất đặc biệt: làn da của chúng ta trở nên nhăn nheo sau một lúc ngâm mình dưới nước.
Sở dĩ làn da nhăn lại là vì chúng có chứa một lớp sừng – với thành phần chính là keratin. Keratin có tác dụng hấp thụ và ngăn sự bay hơi của nước, khi hấp thụ quá nhiều sẽ khiến tế bào trương lên, uốn cong và khiến làn da mất đi sức căng vốn có.
Da bị nhăn nheo khi ngâm lâu trong nước. (Ảnh: Internet)
Nhưng vì sao cơ thể người lại có cơ chế này? Các chuyên gia giải thích rằng, đây thực chất là một lợi thế trong quá trình tiến hoá của chúng ta. Da nhăn lại nhằm mục đích tăng sức bám của tay lên các bề mặt ẩm ướt, giống như các rãnh trên lốp xe vậy.
Vì sao cảm thấy nhột khi bị cù?
Cảm giác buồn – nhột khi bị cù chắc nhiều người đã từng trải qua. Thậm chí, nhiều người còn xem đây là một trong những cảm giác kinh khủng nhất bản thân từng trải nghiệm.
Video đang HOT
Một số bộ phận trên cơ thể xảy ra phản ứng nhột khi người lạ động vào. (Ảnh: Internet)
Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao có những bộ phận trên cơ thể bị “nhột” nhiều hơn những nơi khác? Theo một số nghiên cứu, đó là cách cơ thể báo động cho bạn tự bảo vệ những bộ phận dễ tổn thương – như cổ, xương sườn, nách.
Trẻ sơ sinh chẳng thể làm được gì
Loài người là loài động vật có vú duy nhất không thể tự mình chăm sóc cho bản thân trong những năm tháng đầu đời. Mặc dù một số loài linh trưởng khác cũng cần đến sự chăm sóc của mẹ, nhưng riêng con người thì thực sự chẳng thể làm bất kỳ thứ gì.
Tại sao ư? Tất cả là để bù trừ cho não bộ khổng lồ của chúng ta.
Trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người lớn để sinh tồn. (Ảnh: Internet)
Con người có một bộ não khổng lồ nếu so với các loài linh trưởng khác. Nhưng nếu trẻ sơ sinh có ngay một bộ não lớn như vậy, các bà mẹ có thể sẽ chết trong lúc lâm bồn vì đầu của bé quá to, không thể chui ra được.
Chính vì thế, bộ não của trẻ sơ sinh sẽ không phát triển hết mức khi còn trong bụng mẹ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ và xương sọ của trẻ sơ sinh chỉ bằng khoảng 40% so với não bộ của người trưởng thành. Tuy nhiên chỉ sau 1 năm, não bộ có thể tăng kích thước gấp đôi.
Con người có rất ít lông
(Ảnh: Internet)
Hiện có rất nhiều tranh cãi về lý do của đặc điểm này. Trong đó, một trong những ý kiến hợp lý nhất là để ngăn sự phát triển của ký sinh trùng. Cụ thể hơn, lớp lông dày giống như các loài động vật khác là một môi trường rất hoàn hảo để phát triển chấy, rận, ve… Nhưng khi con người có thể tự tạo ra quần áo, lớp lông trở nên không còn cần thiết nữa và thoái hoá dần đi.
Ruột thừa có thật là thừa?
Ảnh mô phỏng phần ruột thừa trong cơ thể người. (Ảnh: Internet)
Cũng giống như lông, lý do ruột thừa tồn tại cũng gây nhiều tranh cãi. Có người cho rằng ruột thừa là một nơi dự trữ vi khuẩn có lợi cho cơ thể, nhưng hầu hết đều cho rằng nó chẳng có tác dụng gì.
Và mới đây, các chuyên gia cho rằng, ruột thừa là một bằng chứng về việc loài người từng ăn rất nhiều thực phẩm nhiều xơ như… cỏ. Vì ruột thừa giống như phần bổ sung của manh tràng – một bộ phận quan trọng của các loài động vật ăn cỏ, có nhiệm vụ phân giải cellulose, những phần khó ăn nhất của thực vật.
Hi hữu: Xương cá đâm thủng ruột thừa
Trong quá trình phẫu thuật nội soi cho bệnh nhi, các bác sĩ (BS) phát hiện xương cá đâm thủng ruột thừa.
Ngày 15/3, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cho biết, các BS của BV vừa lấy đoạn xương cá dài hơn 2cm đâm thủng ruột thừa bé trai 13 tuổi trong quá trình mổ cắt viêm ruột thừa.
Bệnh nhi là cháu P.T.N. (SN 2008, ngụ huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), nhập viện lúc 14h30 ngày 14/3, trong tình trạng đau bụng vùng hố chậu phải. Qua thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa có chỉ định cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi.
Các BS dùng kẹp lấy xương cá ra khỏi người bệnh nhi.
Trong quá trình phẫu thuật, ê kíp Th.s-BS Lê Văn Khen phát hiện nguyên nhân viêm ruột thừa là do xương cá đâm thủng ruột thừa. Sau khi lấy dị vật ra, các BS mới tiến hành cắt ruột thừa cho bệnh nhân.
Theo BS Khen, trẻ hóc dị vật như xương cá rất hay gặp, nhưng dị vật chọc thủng ở vị trí ruột thừa thì rất hiếm. Thông thường, trẻ mắc phải xương cá, do hoạt động của ruột đẩy đi khắp hệ tiêu hóa, từ khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và ra ngoài theo đường phân.
Sức khỏe bệnh nhi hiện đã ổn định.
"Trong quá trình di chuyển, phụ thuộc vào kích thước dị vật to hay nhỏ, dài hay ngắn mà xương cá đó có thể cắm, xuyên thủng bất kỳ chỗ nào trong hệ tiêu hóa gây ra bệnh cảnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện, xử trí kịp thời. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp khi xương cá đã đến được ruột già không theo phân ra ngoài mà di chuyển xuống ruột thừa, gây viêm ruột thừa", BS Khen nói.
Ký sự của thức ăn Mỗi khi ăn một thực phẩm bất kỳ là bạn đã khởi động bộ máy tiêu hóa trong cơ thể. Hệ thống này được thiết kế để biến thức ăn thành những chất dinh dưỡng hữu ích, nhờ đó, cơ thể bạn luôn đầy ắp năng lượng, các tế bào sẽ được phát triển và phục hồi. Hôm nay, "tôi" sẽ dẫn bạn...