Lý giải 10 âm thanh kỳ lạ phát ra từ cơ thể
Những âm thanh kỳ lạ phát ra từ cơ thể là dấu hiệu cho thấy bộ phận đó bị tổn thương, đồng thời đó còn là cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề bất ổn.
1. Tiếng ngáy
Ngáy là tiếng ồn xảy ra trong lúc ngủ. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua mũi, họng hoặc miệng làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo ra tiếng ngáy. Tiếng ngáy thường chỉ gây khó chịu cho người ngủ cùng.
Tuy nhiên, hãy khám bác sỹ nếu bạn có dấu hiệu thở hổn hển vào ban đêm, thức dậy trong khi cơ thể ướt đẫm mồ hôi, hoặc cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Nếu những rối loạn này diễn ra liên tục nó sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và đột quỵ.
Bạn có thể sử dụng máy CPAP (máy thở áp lực dương liên tục) giúp mở đường hô hấp trong khi ngủ. Trong trường hợp không có kết quả, bạn cần được tiến hành giải phẫu để mở rộng đường họng.
2. Tiếng kêu răng rắc, lạo xạo từ đầu gối và mắt cá chân
Những âm thanh này thường là dấu hiệu cho thấy: Hệ thống dây chằng bao khớp bị kéo căng đột ngột, hoặc trật khớp.
Tuy nhiên, nên gặp bác sĩ nếu bạn thấy đau, sưng hoặc một số triệu chứng khác làm hạn chế các hoạt động trong thể dục, thể thao của bạn.
Đau đầu gối và đau mắt cá chân có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc hoặc giãn dây chằng. Loại bệnh này xảy ra phổ biến hơn ở những người cao tuổi.
3. Tiếng réo ùng ục, óc ách từ dạ dày
Khi thức ăn trong dạ dày được đẩy hết xuống ruột sẽ là lúc dạ dày của bạn trải qua một loạt các cơn co bóp cường độ cao, quá trình này thường tạo ra tiếng kêu. Và tiếng ùng ục có thể sẽ hết sau khi bạn có một bữa ăn nhẹ.
Tuy nhiên, hãy đi khám nếu dạ dày của bạn &’kêu’ lên và đi kèm với cảm giác đau, sưng, đặc biệt là khi bạn ấn vào bụng. Nguyên nhân là do ruột của bạn có thể co bóp quá nhiều hoặc quá ít, hay do thức ăn bị ứ trệ trong dạ dày, lúc này bạn cần phải được tiến hành phẫu thuật.
4. Tiếng kêu răng rắc từ khớp
Đấy là dấu hiệu cho thấy sụn khớp bị viêm hoặc đã thoái hóa. Sụn khớp là các cấu trúc che phủ bề mặt của xương, có tác dụng bảo vệ và đóng vai trò như miếng đệm giữa các xương. Nếu sụn bị thoái hóa, nó tạo ra một bề mặt thô ráp, thậm chí khiến các phần của xương bị lộ ra. Khi các bộ phận này tiếp xúc, chà xát với nhau, âm thanh phát ra chính là dấu hiệu của viêm khớp mà phổ quát nhất ở đầu gối và cổ.
Thật không may, một khi người ta nhận ra được điều đó, thật khó để có biện pháp chận quá trình thoái hóa của sụn khớp. Viêm xương khớp do gene quy định, chúng ta chỉ có khả năng giảm một phần triệu chứng nhờ tự kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Video đang HOT
5. Tiếng kêu rắc rắc từ xương hàm
Nếu tiếng kêu to và rõ nét, có nghĩa là hàm trên và hàm dưới của bạn không khớp nhau mỗi khi bạn ngáp. Nhưng vấn đề này không quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, hãy khám bác sỹ nếu bạn đã làm mọi cách mà quai hàm không mở hoặc không thể đóng được và khi chúng bị siết hay nẹp quá chặt hãy xem xét đến việc hạn chế những căng thẳng cho cơ hàm, vì nó có thể dẫn đến sự suy giảm và đau khớp hàm.
Nói chung, nếu gặp vấn đề này, bạn nên: Tránh ăn kẹo cao su và các loại thực phẩm như bánh mỳ dai, và bít tết.
6. Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên
Theo bác sĩ Geier, đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể đó là do tác động của hệ thần kinh. Lúc này, hệ thống thần kinh có thể bị chèn ép hoặc thu hẹp khiến cho nó bị tổn thương.
Ngoài các triệu chứng phát ra tiếng kêu như vậy, người bệnh còn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như: tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay. Trường hợp này bạn cũng cần đi khám càng sớm càng tốt.
7. Tiếng khụt khịt từ mũi
Không gian trong mũi quá hẹp không khí di chuyển qua sẽ gây ra tiếng khụt khịt. Hỉ mũi sẽ giúp bạn đỡ hơn, nếu không bạn chỉ cần đợi cho đến khi cơn sổ mũi giảm dần, hoặc thử dùng nước muối hay thuốc xịt steroid vào mũi.
Tuy nhiên, hãy gặp bác sỹ nếu tiếng khụt khịt xuất hiện ngay sau khi bạn bị chấn thương. Một tác động hoặc cú huých mạnh vào mũi có thể gây ra gãy sống mũi. Bạn cần phải được tiến hành phẫu thuật bằng cách sử dụng sụn từ một vùng khác trên cơ thể như tai để vá lại.
8. Tiếng rắc rắc ở hàm khi bạn ngáp
Theo Don C. Atkins, bác sĩ răng hàm mặt ở Long Beach, California thì đôi khi, hai hàm của bạn không khớp nhau và mỗi lần bạn ngáp hoặc cử động hàm có thể tạo ra những âm thanh ghê rợn và đau hàm dưới. Đó có thể là rối loạn khớp hàm thái dương. Khơp thai dương ham la khơp nôi giưa xương ham dươi va so, khơp bi anh hương môi ngay khi ban noi, nhai, nuôt, va ngap. Đau xung quanh khơp gây kho chiu va anh hương đên cư đông cua ham.
Trong trường hợp này, bạn cần đi gặp bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị bệnh hiệu quả nhất.
9. Tiếng ù ù trong tai
Triệu chứng ù tai có thể đến rồi đi nhanh chóng. Nó có thể là những âm thanh vo vo, lách cách cứ văng vẳng trong tai của bạn.
Hãy đi khám nếu triệu chứng ù tai xảy ra liên tục và chỉ xuất hiện ở một bên tai. Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc rối loạn bên trong tai.
Tuy nhiên, đa số trường hợp là không rõ nguyên nhân. Do đó, thường là không có thuốc chữa cho một trường hợp nhất định nào. Bác sỹ sẽ có thể tư vấn cho bạn chiến lược giảm các triệu chứng này.
10. Nghe thấy tiếng tim đập trong tai
Nếu bạn cảm thấy mình có thể nghe được tiếng tim đập trong tai vào ban đêm thì bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống của mình, Stephen T. Sinatra, một bác sĩ tim mạch ở Mỹ cho biết. “Sau khi tiêu thụ cà phê, rượu và dư thừa đường, nhịp tim có thể tăng lên. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn đang lo lắng”, bác sĩ Stephen cho biết thêm.
Cũng theo bác sĩ Stephen, điều này không có lợi cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, huyết áp. Vì vậy, bạn cần chú ý cắt giảm lượng đường, caffeine vào cơ thể. Đồng thời tránh cảm giác lo lắng, stress để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Theo PNO
Lý giải nguyên nhân gây khó ngủ
Uống cà phê, ăn no, nhiệt độ phòng không phù hợp hay tập thể dục sát giờ đi ngủ... là những lý do khiến bạn trằn trọc khó ngủ khi đêm về. Mất ngủ khiến bạn phải đối mặt vời tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chính bạn.
Ai dễ mắc bệnh mất ngủ ?
Tại một số bệnh viện lớn những năm gần đây lượng bệnh nhân đến khám được phát hiện mắc rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, lo âu trong công việc, gánh nặng gia đình ngày càng nhiều. Áp lực của xã hội công nghiệp, môi trường sống thay đổi và do nền kinh tế suy thoái khiến con người căng thẳng, lo âu quá mức... làm cho rối loạn giấc ngủ ngày càng gia tăng. Những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung quá độ, căng thẳng rất dễ bị mắc bệnh này. Nhiều nhất là nhà quản lý, nhà kinh doanh, nhân viên bán hàng, người làm việc liên tục với máy tính, công nhân kỹ thuật, lái xe, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mất ngủ ở cao tuổi.
Phân loại mất ngủ?
- Mất ngủ tạm thời: Kéo dài chỉ trong 3 ngày do biến động như lạ chỗ, du lịch sang nước có mũi giờ khác...
- Mất ngủ ngắn hạn: Kéo dài trên 3 ngày đến 4 tuần do: căng thẳng, lo âu, phiền muộn, áp lực công việc..
- Mất ngủ kinh niên: Kéo dài trên 4 tuần, thậm chí vài năm, vài chục năm do các rối loạn trong cơ thể như các bệnh nội khoa, bệnh trầm cảm...
Vì sao bạn bị khó ngủ dù đã thử đủ mọi phương pháp để có một giấc ngủ ngon? Rất có thể vì những thói quen tưởng chừng như vô hại mà bạn khôn hề để ý tới.
Uống cà phê vào lúc 4 giờ chiều
Bạn vẫn duy trì thói quen uống cà phê vào cuối giờ chiều để nạp lại năng lượng hoặc làm mình tỉnh táo sau 12 giờ làm việc mệt mỏi. Thực tế, cơ thể bạn cần tới hơn 10 tiếng đồng hồ để hấp thu và tiêu thụ hết hoàn toàn lượng caffeine nạp vào. Vì vậy, việc uống cà phê vào giờ chiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn.
Ăn tối trễ
Công việc kéo dài làm bạn quên đi bữa ăn chiều, bạn thường xuyên ăn tối sau 7 - 8 giờ. Bạn nên cân nhắc lại thói quen này. Vì đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn khó khăn hơn. Khi ngủ, cơ thể bạn thay vì được nghỉ ngơi thì lại phải làm nhiệm vụ tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa nạp vào. Hoạt động đảo lộn sẽ gây ra những trở ngại không chỉ cho giấc ngủ mà còn sức khỏe của bạn. Hãy cố định giờ ăn tối và đừng ăn quá gần giờ ngủ của bạn.
Stress
Ai cũng ý thức được những ảnh hưởng tai hại của stress. Nhưng không phải ai cũng có thể khống chế nó. Khi não bộ không được nghỉ ngơi do suy nghĩ quá nhiều, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Trước khi ngủ hãy cố gắng thư giãn và thả lõng cơ thể lẫn gạt bỏ hết những suy nghĩ trong đầu.
Thức uống có cồn
Bạn vẫn thường đọc trên các tạp chí khuyên rằng, trước khi ngủ nên nhấp một vài ngụm rượu hoặc một lon bia để giấc ngủ đến dễ dàng hơn. Điều đó không sai, nhưng khi bạn lạm dụng và sử dụng thái quá thức uống có cồn chính là bạn đang phá hủy giấc ngủ của mình. Giấc ngủ sẽ chập chờn, cơ thể mỏi mệt gây ra những trì trệ diễn ra bên trong cơ thể.
Nhiệt độ phòng
Nhiệt độ là tác nhân bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Bạn không thể đi vào giấc ngủ trong tiết trời nóng bức hoặc khi điều hòa bật ở nhiệt độ quá thấp. Quá nóng hoặc quá lạnh đều làm giấc ngủ của bạn khó khăn hơn.
Các thiết bị công nghệ
Do tính chất công việc hoặc thói quen sinh hoạt nên ngay cả khi lên giường đi ngủ, bạn vẫn không rời chiếc điện thoại hoặc vẫn để mở máy tính. Những thiết bị công nghệ ấy chính là nguyên nhân khiến bạn không thể đi vào giấc ngủ dễ dàng. Bạn bị phân tâm và não bạn không thể nhận được tín hiệu đã đến giờ đi ngủ.
Lo lắng
Buổi thuyết trình vào sáng hôm sau hoặc một sự kiện trọng đại nào đó làm bạn lo lắng không thể chợp mắt. Việc để cho sự lo lắng xâm chiếm trí não cũng làm giấc ngủ của bạn đến khó hơn. Hãy uống một cốc nước ấm, nghe một bản nhạc dịu êm nào đó để giải tỏa hết những lo lắng.
Tập thể dục sát giờ đi ngủ
Ai cũng biết tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, nhưng các bác sĩ khuyên mọi người không nên tập thể dục hay đi bộ vào buổi tối, nhất là gần giờ đi ngủ. Bởi vào buổi tối, sau một ngày lao động mệt mỏi, các cơ quan nội tạng cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn đi bộ, vận động tức là đánh thức lại cơ thể và như vậy sẽ gây ra mất ngủ. Vấn đề này đã được khuyến cáo từ lâu nhưng nhiều người vẫn mắc phải. Hãy nhớ rằng, tập trước khi leo lên giường ngủ là điều tồi tệ nhất.
Theo VNE
Lý giải việc sô-cô-la đen giúp phòng bệnh tim Có một dạng vi khuẩn đường ruột ăn sô-cô-la và sản sinh thành phần kháng viêm có lợi cho tim. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH bang Louisiana vừa được báo cáo tại hội nghị hóa học Mỹ giải thích tại sao sô-cô-la đen có thể giúp trái tim khỏe và ngăn ngừa đột quỵ. Theo đó, có một dạng...