Lý do vận động viên dán băng dính lên da
Băng dính giúp giảm đau và sưng cơ, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái ở những phần cơ bắp hoạt động quá sức.
Đường băng dính thường được nhiều vận động viên thể thao dán lên cơ thể còn có tên gọi “băng dán theo dõi chuyển động” hay “băng dán cơ học”, theo Business Insider.
Dải băng dính này được làm từ một loại vải bông xốp với mặt dính gồm acrylic và thuốc chống nước, giúp đảm bảo độ đàn hồi cũng như độ thông thoáng cho da. Sản phẩm có thể sử dụng kéo dài từ 3 đến 4 ngày.
Băng dán nhiều kích thước phù hợp cho các vùng trên cơ thể. Ảnh: CNN
Nhà vật lý trị liệu Gavin Daglish ở Anh cho biết băng dán giúp tăng cảm giác dễ chịu, thoải mái và thúc đẩy sự lưu thông máu bằng những tác động lên da. Ngoài ra, nó còn giảm đau, sưng cơ, giúp thả lỏng và thư giãn những phần cơ bị hoạt động quá sức với thời gian một chu kỳ 24 giờ.
“Một miếng dán có thể co giãn từ đến 140% so với độ dài ban đầu. Sau khi dán, người dùng cần phải cắt và chỉnh sửa sao cho phù hợp với vùng cơ thể”, ông Daglish nói. Chúng thường có dạng hình chữ X, Y, dạng băng thẳng hoặc dạng quạt để đảm bảo phát huy tối đa khả năng bảo vệ và phục hồi.
Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học Thể thao tại Anh cho rằng: “Băng dán cơ học là một giải pháp hiệu quả so với những cách thức đối phó với đau cơ thông thường”.
Ngoài tác dụng về mặt thể chất, băng dán cũng giúp người sử dụng cảm thấy yên tâm hơn về tâm lý, liên quan đến hiệu ứng “trấn an người bệnh”.
Video đang HOT
“Điều đó tương tự như khi cho bệnh nhân uống một thứ thuốc vô hại, nhưng khiến suy nghĩ của họ tích cực và thoải mái hơn để điều trị”, nhà vật lý trị liệu Philip Newton cho hay.
Các cầu thủ bóng đá hay dán băng dính cơ học lên đầu gối. Ảnh: PR
Trên thị trường có nhiều loại băng dính thể thao chuyên dụng khác nhau. Trong đó, các vận động viên thường sử dụng một loại băng được bác sĩ chuyên ngành khớp xương từ Nhật Bản phát triển vào năm 1979. Vận động viên bóng chuyền Nhật Bản là những người đầu tiên sử dụng và sau đó đã lan rộng khắp thế giới.
Cẩm Anh
Theo VNE
Đây là những hiểm họa khôn lường khi mặc quần bó sát thường xuyên mà bạn cần phải biết
Rất nhiều trường hợp mặc quần bó sát trên thế giới đã bị tê liệt, sưng phù chân, thậm chí có người còn phải cắt bỏ chân chỉ vì thói quen tai hại này.
Theo các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, những chiếc quần jeans bó sát có thể làm giảm sự lưu thông máu đến các cơ bắp ở chân, từ đó làm sưng phù các cơ bắp và co thắt dây thần kinh. Chính vì vậy, việc mặc quần ôm bó sát thường xuyên có thể gây khó chịu, ngứa ran và khiến máu khó lưu thông trong cơ thể bạn. Dưới đây là một số tác hại nghiêm trọng mà thói quen này gây ra, bạn nên biết rõ để sửa ngay từ sớm.
Tạo mảng thâm đen da
Thói quen mặc quần bó sát chính là nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, từ đó khiến lông mọc ngược hoặc có nguy cơ bị viêm nang lỗ chân lông. Thêm nữa, kết cấu da ở khu vực tiếp giáp giữa đùi và háng sẽ thường xuyên bị cọ xát, lâu ngày còn làm vùng da ở đây bị thâm đen, sần sùi.
Gây rối loạn tiêu hóa
Mặc quần bó sát thường xuyên còn gây áp lực lớn lên dây thần kinh, từ đó làm ảnh hưởng ruột và dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Lúc này, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải chứng khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng hoặc ợ hơi sau khi ăn. Bên cạnh đó, khi vùng bụng bị đè nén còn có thể gây ảnh hưởng tới phổi và làm giảm lượng oxy trong não, kéo theo hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.
Tổn thương cột sống, dây thần kinh
Việc thường xuyên mặc quần bó sát còn khiến quá trình lưu thông máu không đồng đều, từ đó dẫn tới hiện tượng chân bị nóng ran, tê mỏi, ngứa rát. Nếu kéo dài tình trạng này quá lâu thì còn có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới các đầu dây thần kinh cảm giác ở vùng đùi, đầu gối và bắp chân. Ngoài ra, việc hạn chế sự di chuyển của hông cũng khiến cột sống bị ảnh hưởng một phần nghiêm trọng. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, mặc quần bó sát là nguyên nhân gây cong vẹo cột sống và làm giới hạn các hoạt động của cơ thể.
Gây viêm nhiễm ở nữ giới
Con gái mặc quần jeans quá chật còn có nguy cơ bị nhiễm nấm, ngứa âm hộ hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm khoang chậu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang... Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ cao còn có thể bị vô sinh.
Vậy phải làm gì để hạn chế các tác hại từ thói quen mặc quần bó sát?
- Chọn mua và mặc quần đúng size để không hằn lại những vết lằn trên da.
- Tìm những chất liệu vải quần thoáng mát, co giãn tốt với cơ thể.
- Luôn giữ vùng kín khô ráo, không mặc lại những chiếc quần ngấm bẩn, nước mưa...
- Nếu có mụn mủ ở vùng kín, cần chủ động đi khám và điều trị ngay. Tuyệt đối không tự ý nặn cho mụn mủ vỡ ra.
Theo Helino
Mùa đông đi ra đường mà không đeo găng tay, coi chừng gặp phải hàng loạt vấn đề nguy hại Việc để tay không ra đường trong thời tiết lạnh chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Ngoài việc ăn các món nóng ngon hơn thì mùa đông lại đem đến rất nhiều phiền toái. Thời tiết lạnh trong những ngày này gây cản trở đến hoạt động của cơ thể và dễ khiến bạn gặp phải nhiều vấn...