Lý do Ukraine phát động tấ.n côn.g mới trên khắp mặt trận ở Kursk
Ukraine đã bất ngờ mở các cuộc tấ.n côn.g mới ở khu vực Kursk của Nga, tận dụng thời điểm luân chuyển quân để giành lợi thế.
Động thái được xem là nước cờ chiến lược trước thềm ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ.
Binh sĩ Nga khai hoả nhằm vào các lực lượng Ukraine ở khu vực Kursk. Ảnh: TASS
Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 6/1, Ukraine mới đây đã bất ngờ mở cuộc tấ.n côn.g vào các vị trí của Nga ở khu vực Kursk (Nga), nơi hai bên đã giao tranh ác liệt trong 5 tháng qua. Động thái này được xem là nỗ lực của Ukraine nhằm củng cố vị thế đàm phán trước thềm những thay đổi chính trị quan trọng tại Mỹ.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tấ.n côn.g bắt đầu vào khoảng 9 giờ sáng (giờ địa phương) gần làng Berdin ngày 5/1. Lực lượng Ukraine sử dụng 2 xe tăng, 1 xe rà phá bom mìn và 12 xe chiến đấu bọc thép chở quân. Phía Nga tuyên bố đã đẩy lùi được cuộc tấ.n côn.g này nhờ hỏa lực pháo binh và không quân.
Chuyên gia quân sự Ukraine Andrii Kramarov đã giải thích lý do đằng sau cuộc tấ.n côn.g mới của Ukraine. Theo ông Kramarov, Ukraine đã tận dụng thời điểm sơ hở trong hệ thống phòng thủ của Nga khi họ đang trong quá trình luân chuyển quân. “Các đơn vị Nga đóng quân tại đây đã chịu tổn thất từ cuối mùa hè năm ngoái và cần được tăng viện. Một đoàn xe Nga được giao nhiệm vụ hỗ trợ luân chuyển đã bị phá hủy trước khi đến được tiề.n tuyến, tạo ra khoảng trống trong tuyến phòng thủ”, chuyên gia Kramarov nói.
Trong khi đó, Pavlo Narozhnyi, chuyên gia quân sự Ukraine và người sáng lập tổ chức Reactive Post, đán.h giá đây là một thành công đáng chú ý của Ukraine. Ông này cho biết hiện có khoảng 50.000-60.000 quân Nga đang bị “kìm chân” ở Kursk, làm suy yếu sự hiện diện của họ ở các khu vực quan trọng khác như Pokrovsk.
Động thái này của Ukraine được đặt trong bối cảnh đặc biệt quan trọng. Kể từ cuộc tấ.n côn.g bất ngờ vào tháng 8/2024, Ukraine đã kiểm soát được khoảng 1.300km2 lãnh thổ Nga tại Kursk, dù sau đó Moskva đã giành lại được hơn một nửa. Việc duy trì kiểm soát một phần lãnh thổ của Nga có thể trở thành con bài mặc cả quan trọng cho Kiev trong các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng.
Các cuộc đàm phán này có thể sẽ diễn ra trong năm nay, đặc biệt sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ. Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến, dù chưa nêu rõ phương án cụ thể. Điều này khiến các đồng minh phương Tây lo ngại về khả năng một thỏa thuận có lợi cho Nga sẽ được đưa ra.
Tuy nhiên, chiến lược tấ.n côn.g ở Kursk của Ukraine cũng tiềm ẩn rủi ro. Việc điều động các đơn vị tinh nhuệ nhất tới mặt trận Kursk đã làm suy yếu khả năng phòng thủ ở phía Đông Ukraine, nơi quân đội Nga đang tiến quân với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2022.
Tổng thống Ukraine tiết lộ thời điểm sẵn sàng đàm phán chấm dứt xung đột với Nga
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng tổ chức đàm phán với Mỹ và các quốc gia châu Âu về giải quyết xung đột vào cuối tháng 1.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 25/2/2022. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Văn phòng Tổng thống Ukraine đã công bố video về cuộc phỏng vấn mới đây giữa Tổng thống Zelensky và nhà báo Mỹ Lex Fridman. Khi được đặt câu hỏi rằng liệu thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine có đạt được vào ngày 25/1 tới hay không, ông Zelensky trả lời: "Thứ nhất, tôi nghĩ có thể là ngày 25/1 hay bất cứ một ngày nào khác. Chúng tôi sẽ ngồi vào bàn đàm phán với chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngay từ đầu. Chúng tôi sẽ đi đến thỏa thuận để chấm dứt cuộc xung đột này. Thứ hai là chúng tôi cần tiếng nói của châu Âu vì chúng tôi cũng là một phần của châu Âu. Sau đó, cuộc đàm phán với người Nga có thể diễn ra".
Ông Zelensky cho biết Ukraine đang đặt hy vọng vào Tổng thống đắc cử Mỹ Trump trong việc thúc đẩy Nga chấm dứt xung đột.
Trong cuộc phỏng vấn dài hơn 3 giờ được đăng tải trên YouTube, nhà lãnh đạo Ukraine cũng đã kêu gọi sự ủng hộ để Kiev trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thống Zelensky nhấn mạnh Nhà Trắng dưới thời ông Trump sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh cho Ukraine. Ông khẳng định rằng ông và Tổng thống đắc cử Mỹ đã thống nhất về sự cần thiết của cách tiếp cận "hòa bình thông qua sức mạnh" để chấm dứt xung đột.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã nêu các điều kiện để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine trong cuộc gặp với các nhà ngoại giao cấp cao của Nga vào tháng 6/2024. Các yêu cầu của Nga bao gồm việc quân đội Ukraine rút khỏi Donbass và Novorossiya, Kiev từ chối gia nhập NATO, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây và đảm bảo Ukraine sẽ trở thành một quốc gia trung lập và phi hạt nhân.
Xung đột Nga - Ukraine: Hai nhân tố quyết định triển vọng hòa bình năm 2025 Năm 2024, xung đột Nga-Ukraine tiếp tục leo thang với các sự kiện quan trọng như Nga thay đổi "Học thuyết hạt nhân" và Ukraine nhận viện trợ quân sự từ phương Tây. Dự báo năm 2025, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc mở ra cơ hội hòa bình, phụ thuộc vào động thái của các bên liên quan....