Lý do tuyệt đối không nên ăn cơm một mình
Nhiều người ở một mình trở nên lười biếng, không nấu nướng mà chỉ ăn mì ăn liền khiến sức khỏe ngày càng đi xuống.
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người thường xuyên ăn cơm một mình. Tuy nhiên, điều này không hề tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lý do bạn tuyệt đối không nên ăn cơm một mình, theo People.
“Người ăn một mình thường chuẩn bị thức ăn đơn điệu, rất dễ dẫn đến thiếu chất”, bác sĩ Cui Jun, chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Điện lực Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết.
Cuốn Kim chỉ nam cho bữa ăn của người Trung Quốc khuyến cáo mỗi người nên ăn đủ 12 loại thức ăn mỗi ngày, cả tuần ít nhất 25 loại. Trong khi đó, người ăn một mình thường chỉ nấu 1-2 món. Nếu dùng bữa cùng bạn bè hoặc gia đình, thực phẩm sẽ đa dạng hơn.
Bên cạnh đó, nhiều người khi ở một mình dần trở nên lười biếng, ăn uống tùy hứng. Thay vì chuẩn bị bữa cơm tươm tất, họ chọn ăn mì ăn liền hoặc những thực phẩm ít dinh dưỡng để no bụng. Duy trì thói quen này sẽ gây hại cho cơ thể.
Video đang HOT
Ảnh: Korea Daily.
Dễ mắc bệnh dạ dày
Ăn ngoài hàng tuy tiết kiệm thời gian và công sức nấu nướng nhưng lại khiến những ai đi một mình cảm thấy xấu hổ, căng thẳng đến mức chỉ muốn ăn thật nhanh để rời đi. Theo bác sĩ Cui, ăn uống trong tình trạng như vậy làm huyết quản ở dạ dày và ruột co lại, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chất dịch tiêu hóa bị ức chế, dần dần gây ra bệnh dạ dày.
Nhà tâm lý học Wang Yan Ling, phó chủ nhiệm Khoa Tâm lý Bệnh viện Trung Nhật bổ sung khi ăn cơm một mình, nhiều người làm thêm các việc khác như xem điện thoại, tivi. Lúc này, sự chú ý không còn nằm ở việc ăn cơm, dạ dày và ruột không được cung cấp đủ máu nên ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa. Chưa kể, ăn cơm là một hình thức thư giãn. Nếu làm các việc khác xen vào, bạn sẽ không thể cảm nhận niềm vui ăn uống.
Khó giải tỏa áp lực
“Con người là động vật mang tính cộng đồng, có nhu cầu giao lưu. Ăn cơm chính là phương thức giao lưu tốt giữa bản thân và người khác”, bác sĩ Wang nói. Bà cho rằng những cuộc nói chuyện thích hợp trong lúc ăn cơm có thể làm tăng cảm hứng tìm hiểu, trao đổi thông tin giữa người và người, nâng cao năng lực giao tiếp. Đây cũng là cơ hội tốt để thể hiện bản thân.
“Ngày nay nhịp sống của con người ngày càng nhanh, công việc thì bận bịu và dễ gặp phải những chuyện không vui. Giao lưu với đồng nghiệp khi ăn trưa có lợi cho việc giải tỏa tâm trạng, giảm áp lực. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe tâm lý mà còn giúp chúng ta giữ được trạng thái tốt khi làm việc”, bác sĩ Wang tiếp tục.
Nếu không thể ngồi ăn trực tiếp với người khác, bác sĩ Wang khuyên bạn sử dụng Internet. Lúc ăn, bạn hãy gọi điện thoại video cho bố mẹ. Như vậy, bạn không chỉ giải quyết vấn đề của chính mình mà còn giúp người thân bớt cô độc.
Thanh Vân
Theo Vnexpress
Bé 2 tuổi vã mồ hôi, tay chân cứng khi ngủ
Con tôi đã 2 tuổi mà ngủ đêm vẫn không yên, hay khóc đêm, vã mồ hôi...
Ảnh minh họa
Một bạn đọc không nêu tên, hỏi: Chào bác sĩ! Cho tôi hỏi con tôi được hơn 2 tuổi rồi mà cứ hay khóc đêm, ban ngày thì không khóc. Mỗi lần khóc đêm cháu nhắm mắt nhưng đầu vã mồ hôi và chân tay sờ vào thấy cứng. Tình trạng này đã xảy ra từ bé đến giờ. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi cách xử lý? Có phải bé thiếu dinh dưỡng không?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Tình trạng như con bạn có thể do hai nguyên nhân: thiếu canxi và vitamin D; hoặc do rối loạn thần kinh thực vật.
Tình trạng thứ nhất phổ biến hơn, bạn hãy bổ sung vào chế độ ăn của bé các thực phẩm giàu canxi như cá biển, hải sản, sữa, trứng...
Vitamin D cũng rất cần cho việc hấp thụ canxi từ thực phẩm. Để cơ thể tổng hợp được vitamin D, trẻ em và người lớn đều cần nắng trời. Hãy xem lại bạn đã để con tiếp xúc với ánh nắng đủ chưa? Hãy cho bé phơi nắng, chơi ngoài trời thêm. Trong mùa hè nắng gắt, tốt nhất là cho bé chơi tầm 45 phút đến 1 tiếng trong nắng sớm - khoảng thời gian từ khi nắng lên cho đến 8 giờ sáng.
Việc bổ sung canxi và vitamin D cũng rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao và hệ cơ xương, do đó trẻ hay ngủ chập chờn, vã mồ hôi lạnh do thiếu canxi có thể đi kèm với việc cơ thể tăng trưởng không tốt. Nếu đã bổ sung canxi, phơi nắng mà trẻ vẫn thấp còi, vã mồ hôi, ngủ không ngon hay do dị ứng thực phẩm mà không thể ăn các món giàu canxi, bạn nên đưa bé đi khám.
Còn các trường hợp vã mồ hôi lạnh do rối loạn thần kinh thực vật thì không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ, sẽ tự hết khi trẻ được 4-5 tuổi. Để bé bớt khó chịu, bạn nên chú ý thêm cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
Hãy cho trẻ mặt quần áo làm bằng chất liệu thoáng, thấm mồ hôi tốt, tấm lót giường, mền, gối cũng nên là loại thấm mồ hôi tốt và được giặt giũ thường xuyên.
Nên lưu ý hiện tượng vã mồ hôi lạnh không phải do lạnh, nên bạn vẫn cần giữ ấm cho trẻ. Không nên thấy mồ hôi mà tưởng trẻ nóng, để máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp, quạt mạnh... Điều đó sẽ ảnh hưởng sức khỏe của bé và có thể là lý do bạn thấy tay chân bé lạnh, cứng. Ngược lại, những trẻ này càng cần được giữ ấm, nhất là tay, chân. Nhiệt độ phòng nên bảo đảm ở mức bình thường, ấm áp một chút, không để luồng gió của quạt hay máy lạnh thổi trực tiếp vào bé khi ngủ.
Theo nld.com.vn
7 sai lầm trong khi ăn khiến đường tiêu hóa bị rối loạn, sinh bệnh: Có thể bạn cũng mắc! Theo các bác sĩ, đây là 7 thói quen sai lầm phổ biến trong khi ăn khiến cho việc ăn uống có thể gây hại lớn tới sức khỏe, làm rối loạn hệ tiêu hóa, sinh bệnh dạ dày bạn nên tránh. Các chuyên gia dinh dưỡng trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) cho rằng, câu nói "bệnh vào từ miệng" hay...