Lý do Turkmenistan ngừng cung cấp khí đốt cho Nga
Quyết định này không nhằm cắt đứt quan hệ mà là một bước đi chiến lược để hai bên điều chỉnh và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới, trong bối cảnh môi trường kinh tế và địa chính trị khu vực thay đổi.
Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo cổng phân tích thông tin News.az của Azerbaijan ngày 27/10, giữa năm 2024, Turkmenistan đã quyết định ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Nga, một động thái gây chú ý trong bối cảnh quan hệ năng lượng giữa hai nước. Quyết định này, dù gây bất ngờ với nhiều người, thực chất đã được dự báo trước do khối lượng giao dịch giữa hai bên đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây, phản ánh sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu của Turkmenistan và tình hình chính trị, kinh tế trong khu vực.
Như thông báo của Phó Chủ tịch tập đoàn năng lượng “Turkmengas” M. Archaev, việc ngừng cung cấp khí đốt cho Nga là một phần trong thỏa thuận chung giữa hai bên và sẽ kéo dài cho đến khi kết thúc các cuộc đàm phán. Trong nửa đầu năm 2024, Turkmenistan chỉ cung cấp khoảng 2,5 tỷ mét khối khí đốt cho Nga, một con số khá khiêm tốn so với thời kỳ trước đây. Điều này cho thấy rằng khối lượng khí đốt xuất khẩu đã giảm đáng kể và không còn là ưu tiên hàng đầu của Turkmenistan.
Lịch sử quan hệ trong lĩnh vực khí đốt giữa Turkmenistan và Gazprom của Nga đã trải qua nhiều thăng trầm. Năm 2009, một vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt đã làm gián đoạn nguồn cung, và những bất đồng về giá cả vào năm 2015 đã dẫn đến tình trạng tạm dừng giao hàng kéo dài. Mặc dù hai bên đã ký hợp đồng vào năm 2019 nhưng khối lượng vẫn mang tính tượng trưng so với những năm trước.
Hiện Turkmenistan đang tích cực tìm kiếm các thị trường mới để đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu khí đốt. Việc ngừng cung cấp cho Nga có thể được xem như một bước đi nhằm tạo điều kiện cho việc mở rộng các hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc.
Turkmenistan đã trở thành nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho Trung Quốc trong giai đoạn đầu năm 2024, với doanh thu lên tới 5,67 tỷ USD.
Cùng với đó, Turkmenistan đang cố gắng củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng như Iran và Uzbekistan. Uzbekistan đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ năng lượng khu vực. Sau khi đối mặt với khủng hoảng thiếu năng lượng do mùa Đông khắc nghiệt năm 2022, Uzbekistan đã ký hợp đồng hai năm với Gazprom vào năm 2023. Việc giao hàng bắt đầu từ tháng 10/2023 đã giúp quốc gia này tránh được khủng hoảng năng lượng.
Như vậy, việc ngừng cung cấp khí đốt từ Turkmenistan cho Nga có thể không phải là dấu hiệu của sự rạ.n nứ.t mà có thể chỉ là một sự tạm dừng cần thiết để đán.h giá lại chiến lược kinh tế. Tuy nhiên, điều này nguy cơ tạo ra những tác động lớn đến thị trường năng lượng khu vực. Châu Âu từng đặt nhiều kỳ vọng vào khí đốt của Turkmenistan như một giải pháp thay thế cho nguồn cung từ Nga, đặc biệt sau xung đột ở Ukraine.
Turkmenistan cũng đang tập trung vào việc phát triển các dự án năng lượng nội địa và hợp tác với các quốc gia láng giềng. Một trong những dự án quan trọng mà Turkmenistan đang phát triển là đường ống TAPI (Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ). Dự án này không chỉ giúp mở ra các thị trường mới mà còn giảm sự phụ thuộc vào thị trường Nga và Trung Quốc. Nhưng thành công của TAPI phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định chính trị ở Afghanistan.
Tóm lại, quyết định tạm dừng cung cấp khí đốt cho Nga của Turkmenistan là một động thái chiến lược, phản ánh nhu cầu thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh tế và địa chính trị khu vực. Đây không phải là sự gián đoạn hoàn toàn mà là cơ hội để hai bên điều chỉnh và tìm kiếm hướng hợp tác mới trong tương lai.
Nga - Iran: Đồng minh xưa trong cuộc chơi mới
Bên lề một hội nghị cấp cao của các nước khu vực Trung Á diễn ra tại thủ đô Ashgabat của Turkmenistan, Tổng thống Nga Vladimir Putin và tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã gặp nhau lần đầu tiên.
Những phát ngôn của ông Putin và ông Pezeshkian ở đó xác nhận sự quả quyết của Bộ Ngoại giao Nga rằng mối quan hệ giữa Moscow và Tehran chưa khi nào tốt đẹp như hiện tại.
Cuộc gặp gỡ này được dư luận trong lẫn ngoài khu vực quan tâm vì Nga và Iran đều đang trong tình thế rất đặc biệt, có không ít nét giống nhau. Cả hai nước đều bị phương Tây cấm vận và trừng phạt về kinh tế, thương mại và tài chính. Ở trong tình cảnh ấy lâu hơn, Iran có thể tư vấn hữu ích giúp Nga đối phó hiệu quả hơn. Nga hiện đang tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine và đối địch với phương Tây. Iran cũng đối địch phương Tây và Israel. Cả trên phương diện này, hai bên có thể hậu thuẫn lẫn nhau rất đắc lực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian. ẢNH: REUTERS
Nga và Iran vốn là đồng minh của nhau trong cuộc chơi chính trị an ninh, quân sự và địa chiến lược ở Syria. Liên minh này đóng vai trò quyết định trong quá trình định hình trật tự chính trị an ninh và địa chiến lược hiện tại ở khu vực Trung Đông, bắc Phi và vùng Vịnh. Nhưng hiện tại, Nga và Iran đã nhập cuộc chơi mới. Trong cuộc chơi mới này, vẫn có khía cạnh Nga và Iran cùng đối địch khối các nước phương Tây, nhưng cái mới đối với Moscow là xung đột ở Ukraine và cái mới đối với Tehran là xung đột quân sự ở dải Gaza và Li Băng. Bên cạnh đó là hoạt động của lực lượng Houthi ở Yemen và các nhóm phái vũ trang Hồi giáo dòng Shiite ở Iraq và Syria. Cho nên cách hậu thuẫn lẫn nhau và phối hợp hành động phải khác trước.
Đồng minh xưa trong thực chất vẫn như xưa nhưng trên danh nghĩa lại không như xưa trong cuộc chơi mới.
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga, Iran, Syria hành động sau khi Israel tấ.n côn.g Damascus
Nguyên nhân Kazakhstan chọn hợp tác nhưng không muốn tư cách thành viên BRICS Kazakhstan đã quyết định không nộp đơn xin gia nhập BRICS, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với tổ chức này. Dù không trở thành thành viên chính thức, Kazakhstan vẫn ủng hộ các sáng kiến của BRICS và sẽ tiếp tục hợp tác với các nước thành viên trong các vấn đề toàn cầu. Tổng thống Kazakhstan...