Lý do Trung Quốc quyết tăng ngân sách quốc phòng
Trung Quốc vẫn tăng ngân sách quốc phòng dù kinh tế khó khăn vì Covid-19, có thể do bất an với Mỹ và nhu cầu hiện đại hóa quân đội.
Quốc hội Trung Quốc hôm 22/5 công bố ngân sách quốc phòng năm 2020 là khoảng 178,16 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm ngoái, trong khi ngân sách cho các lĩnh vực khác bị cắt giảm đáng kể do ảnh hưởng của Covid-19. Chỉ vài ngày sau, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lệnh cho quân đội cân nhắc “kịch bản xấu nhất”, tăng cường huấn luyện và chuẩn bị chiến đấu, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích quốc gia.
Cam kết tăng cường ngân sách cho quân đội diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với hai thách thức lớn, đó là khó khăn về kinh tế trong nước và sức ép về chính trị, quân sự rất lớn từ bên ngoài. Giới phân tích nhận định Bắc Kinh cảm thấy ngày càng bị đe dọa về an ninh và cần gia tăng “sức mạnh cơ bắp” cho quân đội để ứng phó với các thách thức này.
Nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào suy thoái tồi tệ nhất do tác động của đại dịch Covid-19. Đây là đầu tiên Bắc Kinh không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong suốt hàng chục năm qua. Các biện pháp phong tỏa do Covid-19 đã làm đình trệ hoạt động kinh tế trong nhiều tuần, khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm 6,8% trong quý I.
Oanh tạc cơ H-6K và tiêm kích Su-30 Trung Quốc diễn tập trên biển Hoa Đông năm 2016. Ảnh: Xinhua.
Trong khi đó, quân đội Mỹ đang đẩy mạnh hoạt động thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Washington liên tục tiến hành các chuyến tuần tra tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này trong hai tháng qua.
Video đang HOT
Mức tăng ngân sách quốc phòng 6,6% là thấp nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, con số này vẫn rất lớn nếu so với các lĩnh vực khác. Bắc Kinh đã cắt giảm 13,3% ngân sách dịch vụ công, 11,8% ngân sách ngoại giao, 7,5% với giáo dục và 9,1% với khoa học công nghệ.
“Ngân sách quốc phòng 2020 cho thấy Bắc Kinh cảm thấy bất an và bị bao vây“, chuyên gia nghiên cứu Timothy Health thuộc Viện nghiên cứu RAND ở Mỹ đánh giá.
Tăng đáng kể ngân sách quốc phòng trong khi cắt giảm chi tiêu các lĩnh vực khác thể hiện Trung Quốc ngày càng lo lắng về căng thẳng leo thang với Mỹ, trong khi hy vọng thống nhất Đài Loan bằng biện pháp hòa bình ngày càng xa vời. Ngoài ra, tăng chi tiêu quốc phòng còn nhằm xử lý bất ổn nội bộ ở Hong Kong và khu vực phía tây, đối phó tình trạng thất nghiệp gia tăng và tăng trưởng chậm do tác động của Covid-19.
Phát biểu bên lề phiên họp quốc hội hồi đầu tuần, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm thừa nhận lợi ích ở nước ngoài và an ninh trong nước của nước này đang bị đe dọa. “Tăng chi tiêu quốc phòng vừa phải và ổn định là điều hợp lý và cần thiết”, ông nói.
Chuyên gia quân sự Li Jie tại Bắc Kinh nhận định nhu cầu quốc phòng của Trung Quốc cũng gia tăng do đối mặt với mối đe dọa từ các nước phương Tây. Từ đầu năm 2020, Mỹ đã tăng cường phối hợp với các đồng minh như Australia tiến hành các cuộc diễn tập trên Biển Đông, điều oanh tạc cơ huấn luyện ở biển Hoa Đông và cử tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan.
Trung Quốc cũng cần phát triển, mua sắm thêm vũ khí và trang bị hiện đại, tăng lương và phúc lợi cho binh sĩ. Việc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng sẽ bảo đảm kinh phí cho những vấn đề này.
Dù đã đạt nhiều tiến bộ trong công nghệ quân sự, Trung Quốc vẫn sử dụng nhiều vũ khí lạc hậu như xe tăng Type 59 và tiêm kích J-7, cần được thay thế bằng các vũ khí hiện đại hơn. Trong khi đó, số lượng vũ khí mới như tiêm kích tàng hình J-20, tàu khu trục Type-055 và tàu sân bay vẫn rất hạn chế.
Ngân sách và mức tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc giai đoạn 2011-2020. Đồ họa: Tiến Thành.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Thượng Hải đánh giá Trung Quốc cần chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất sau đại dịch, nhất là khi tình hình khu vực và quốc tế có thể tiếp tục xấu đi và gây bất lợi với Bắc Kinh.
“Tăng đầu tư vào quốc phòng sẽ đảm bảo môi trường để nền kinh tế phát triển ổn định, cũng như bổ sung kinh phí tài trợ nghiên cứu và phát triển quân sự, thúc đẩy nhu cầu nội địa trong giai đoạn xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tạo động lực cho nền kinh tế và nâng cao mức độ công nghệ của Trung Quốc”, Song nhận xét.
Các lực lượng phi tác chiến của quân đội Trung Quốc cũng cần thêm kinh phí hoạt động trong bối cảnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát. Quân đội Trung Quốc từng đóng vai trò then chốt trong phòng chống dịch khi triển khai hàng nghìn y bác sĩ quân y tới Vũ Hán, vận chuyển hàng hóa bằng vận tải cơ chiến lược, trong khi các nhà khoa học quân sự chạy đua phát triển vaccine Covid-19.
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có nhiều lý do để tăng ngân sách quốc phòng, nhưng đặt nghi vấn về cách Bắc Kinh phân bổ số tiền này. “Dữ liệu chi tiêu quân sự do Trung Quốc công bố có ba vấn đề là thiếu minh bạch, không đầy đủ và không đáng tin cậy”, nhà nghiên cứu Frederico Bartel thuộc Quỹ Heritage có trụ sở Mỹ nêu quan điểm.
“Bắc Kinh muốn phát đi thông điệp mạnh mẽ rằng tăng cường quân đội vẫn là ưu tiên ngay cả khi kinh tế gặp khó khăn. Trung Quốc sẽ tiếp tục tập trung hiện đại hóa quân đội để ít nhất đạt được sức mạnh ngang bằng với lực lượng Mỹ ở châu Á”, Bartels nhấn mạnh.
Nhật phản ứng hiếm thấy về luật an ninh của TQ cho Hong Kong
Nhật Bản "quan ngại sâu sắc" về việc Quốc hội Trung Quốc thông qua luật an ninh cho Hong Kong, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố hôm 28/5.
Trong một tuyên bố hiếm hoi được đưa ra vài phút sau khi dự luật an ninh trên được phê duyệt, Nhật Bản gọi Hong Kong là "đối tác cực kỳ quan trọng" và xác nhận quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa hai bên.
"Nhật Bản quan ngại sâu sắc về quyết định của Quốc hội Trung Quốc", Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết. "Nhật Bản từ lâu có chính sách coi trọng việc duy trì một hệ thống tự do và cởi mở ở Hong Kong cùng sự phát triển dân chủ và ổn định của Hong Kong trong khuôn khổ quy chế 'Một quốc gia hai chế độ'".
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo để bày tỏ sự quan ngại của mình về tình hình này và cho biết sẽ cẩn thận quan sát những diễn biến tiếp theo ở Hong Kong.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono. Ảnh: Kyodo News.
Luật an ninh cho Hong Kong của chính phủ Trung Quốc làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh đang áp đặt quyền lực của mình và làm giảm mức độ tự trị cao mà Hong Kong được hưởng kể từ khi đặc khu này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Trung Quốc nói rằng luật được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề ly khai, lật đổ, khủng bố và sự can thiệp nước ngoài vào Hong Kong. Tuy nhiên, dự luật được công bố tại Bắc Kinh vào tuần trước đã dẫn đến việc nổ ra cuộc biểu tình lớn nhất ở Hong Kong sau nhiều tháng.
Nghị sĩ Hong Kong ném rau củ thối trong cuộc họp về dự luật quốc ca TQ Một nghị sĩ Hong Kong đã ném túi rau củ thối trong Hội đồng Lập pháp, phá vỡ cuộc tranh luận về một dự luật sẽ hình sự hóa các hành vi xúc phạm quốc ca Trung Quốc.
Bất chấp Mỹ dọa dẫm, Trung Quốc thông qua luật về an ninh Hong Kong Các nhà lập pháp Trung Quốc đã thông qua dự luật mới về an ninh quốc gia ở Hong Kong, bất chấp Tổng thống Trump đe dọa sẽ đáp trả mạnh mẽ. Dự thảo luật về an ninh Hong Kong đã được Quốc hội Trung Quốc thông qua với tỷ lệ 2.878 phiếu thuận và 1 phiếu chống ngày 28/5 tại kỳ họp...