Lý do Trump xuống thang trước Triều Tiên
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc có thể là nhân tố khiến Trump giảm sự cứng rắn khi Triều Tiên thử tên lửa mới hôm 14/5.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: MSNBC
Trước việc Triều Tiên tiến hành thử tên lửa mới, bất chấp những cảnh báo cứng rắn của Mỹ và các đồng minh, Tổng thống Mỹ hôm cuối tuần chỉ lên án và kêu gọi các nước “áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn”. Tên lửa của Triều Tiên đã bay khoảng 700 km rồi rơi xuống biển Nhật Bản.
“Ông Trump nhiều khả năng đã xuống thang vì nhận ra cái giá của xung đột quân sự với Triều Tiên là rất lớn. Nó tiềm ẩn khả năng rơi khỏi tầm kiểm soát theo dạng xoắn ốc, rủi ro với Mỹ và đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản là không thể tưởng tượng nổi”, ông Karl Friedhoff, nghiên cứu sinh tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Chicago, Mỹ, đánh giá khi trao đổi với VnExpress.
Chuyên gia này lưu ý cuộc xung đột giữa Washington với Bình Nhưỡng không đơn giản là cuộc không kích như một cú ‘châm kim’ mà Mỹ đã tiến hành với Syria hồi đầu tháng 4.
Ngoài ra, theo ông Friedhoff, Tổng thống Mỹ không phản ứng mạnh với Triều Tiên có thể do chính quyền Trump tin rằng Trung Quốc cuối cùng đã sẵn sàng thực hiện các bước đi thực sự để ép Triều Tiên phi hạt nhân hóa.
“Nếu đây là một nguyên nhân thì chính quyền của ông Trump muốn để Trung Quốc có thêm thời gian thực hiện các bước đi tiếp theo”, ông Friedhoff nhận định.
Video đang HOT
Tuy nhiên chuyên gia của Hội đồng các vấn đề quốc tế Chicago nhấn mạnh cá nhân ông vẫn nghi ngờ cam kết của Bắc Kinh trong việc buộc Bình Nhưỡng từ bỏ hạt nhân.
Giáo sư của UC Berkeley lưu ý biện pháp trừng phạt mà quốc tế đã áp dụng với Triều Tiên không có nhiều tác động. Trung Quốc vẫn chưa cắt đứt giao thương và đầu tư với Triều Tiên, giúp Bình Nhưỡng tránh được các biện pháp trừng phạt tồi tệ nhất mà Mỹ và Liên Hợp Quốc đưa ra. Trong khi đó Triều Tiên vẫn tăng cường năng lực, củng cố sức mạnh quân sự để ngăn chặn các vụ tấn công của Mỹ hoặc các nước khác.
“Mỹ thực sự không làm được gì nhiều để đáp trả các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên”, ông Pempel cho hay.
Giáo sư T. J. Pempel, Khoa Chính trị, Đại học California tại Berkeley (UC Berkeley), Mỹ, cho rằng hành động duy nhất có thể khiến Triều Tiên dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa là biện pháp trừng phạt nhằm vào ngân hàng, ngắt kết nối của Bình Nhưỡng với hệ thống ngân hàng quốc tế.
“Biện pháp đó đã phát huy tác dụng với Iran, tuy nhiên Mỹ vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện, vì lo Trung Quốc bực mình. Các biện pháp này sẽ gây ảnh hưởng tới các ngân hàng Trung Quốc đang có giao dịch với Triều Tiên”, ông Pempel nói.
Tiến sĩ Jae H. Ku, Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ – Hàn, Đại học Johns Hopkins, tin rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục tiến hành các vụ thử tên lửa vì “chỉ có thử mới hoàn thiện được hệ thống phóng”. Bình Nhưỡng không quan tâm đến việc tạm ngừng thử và phát triển đến khi có đủ số lượng hệ thống phóng tên lửa hoàn hảo. Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia Friedhoff cho biết Triều Tiên đang nâng cao năng lực qua các vụ thử tên lửa. Kể cả khi những vụ thử thất bại, các nhà nghiên cứu của Bình Nhưỡng vẫn có cơ hội trau dồi.
Chuyên gia Friedhoff trông đợi Mỹ sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt đơn phương và đa phương với Triều Tiên, trong đó có các biện pháp trừng phạt phụ, nhắm vào các thực thể kinh doanh ở các nước thứ ba, đặc biệt là ở Trung Quốc, có quan hệ làm ăn với Triều Tiên.
“Khi các quan chức của chính quyền Trump nói rằng họ nghĩ Trung Quốc đang khởi động việc hợp tác đầy đủ hơn về Triều Tiên, và đang hy vọng có nhiều hợp tác hơn trong tương lai, tôi không nghĩ các biện pháp trừng phạt mới sẽ được nhanh chóng áp dụng”, ông Friedhoff nói.
Khánh Lynh
Theo VNE
Mỹ dọa trừng phạt nước ủng hộ Triều Tiên
Đại sứ Mỹ tại Liên Hơp Quốc cảnh cáo những nước tài trợ cho Triều Tiên nhưng cũng nhấn mạnh thiện chí hợp tác của Trung Quốc trong việc xử lý vấn đề này.
Đại sứ Mỹ Haley, giữa, trong phiên họp của HĐBA. Ảnh: Reuters
"Nếu quý vị là nước cung cấp cho Triều Tiên hay ủng hộ Bình Nhưỡng, chúng tôi sẽ thách thức quý vị, chúng tôi sẽ đảm bảo là mọi người biết quý vị là ai và sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt", Reuters dẫn lại lời bà Nikki Haley, Đại sứ Mỹ tại LHQ, nói hôm 16/5.
Bà Haley đưa ra tuyên bố cứng rắn sau phiên họp kín của Hội đồng bảo an LHQ (HĐBA), khẳng định Mỹ chỉ đối thoại với Triều Tiên khi Bình Nhưỡng dừng chương trình hạt nhân.
Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ cũng cho biết nước này tin tưởng có thể thuyết phục Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa ngày 14/5.
Washington đã thảo luận với Bắc Kinh về các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng từ hai tuần trước, sau khi Triều Tiên thử tên lửa nhưng thất bại vào cuối tháng 4.
"Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ thành thật với cam kết đó và chúng tôi sẽ hợp tác về việc thực hiện như thế nào", Đại sứ Mỹ nói.
Đại diện của Mỹ tại LHQ lưu ý, các nước "chưa thấy gì từ Trung Quốc trong tuần qua" nhưng Washington đang thúc giục Bắc Kinh tiến hành động thái. Mỹ đã hợp tác tốt với Trung Quốc và "họ thực sự đã cố gắng để giúp chúng tôi liên lạc với Triều Tiên".
Các nước thành viên HĐBA hôm 16/5 họp kín về vấn đề Triều Tiên nhưng không có dự thảo nghị quyết nào được đưa ra. Ông Elbio Rosselli, Chủ tịch HĐBA, cho biết "rõ ràng trừng phạt Triều Tiên là một biện pháp", nhưng nhấn mạnh việc ủng hộ giải pháp ngoại giao với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên cuối tuần qua phóng thử tên lửa Hwasong-12 từ tỉnh Bắc Pyongan. Nó bay khoảng 700 km rồi rơi xuống biển Nhật Bản. Bình Nhưỡng cho rằng tên lửa mới này có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ và có khả năng mang "đầu đạn hạt nhân hạng nặng".
Khánh Lynh
Theo VNE
Hội đồng Bảo an đề cao ngoại giao với Triều Tiên sau họp khẩn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nêu phương án tăng trừng phạt với Triều Tiên nhưng vẫn đề cao biện pháp ngoại giao với Bình Nhưỡng. Một phiên họp của HĐBA. Ảnh: RTE Ông Elbio Rosselli, Đại sứ Uruguay, Chủ tịch Hội đồng Bảo an (HĐBA) hôm 16/5 cho biết "rõ ràng trừng phạt Triều Tiên là một biện pháp", nhưng nhấn...