Lý do Tổng thống Mỹ Obama muốn “phá băng” trong cuộc gặp ông Putin
Cuộc hội đàm vào tuần tới là cơ hội để Tổng thống Mỹ Barack Obama gây sức ép lên Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như góp phần hiểu rõ hơn chiến lược của Nga ở Syria.
Sau những cuộc tranh luận nội bộ đầy căng thẳng, cuối cùng ông Obama cũng quyết định chấm dứt mối quan hệ ngoại giao Nga-Mỹ vốn đóng băng, bằng việc gặp ông Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc tại New York vào tuần tới.
Các chuyên gia dự đoán cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo sẽ khó đạt được bước tiến mang tính đột phá. Tuy nhiên, ông Obama nghĩ rằng chẳng có lý do gì để Mỹ không mở lại kênh đối thoại cấp cao trong thời điểm Mỹ không còn chắc chắn về những toan tính ngoại giao của ông Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
“Bất chấp những sự khác biệt với Moscow, ông Obama tin rằng sẽ là thiếu trách nhiệm nếu như Mỹ không thể đạt được bước tiến thông qua cuộc tiếp xúc cấp cao với người Nga”, quan chức Mỹ nói trên Politico.
Dường như ông Putin đặt ra thách thức lớn nhất đối với chính sách của Tổng thống Mỹ Obama. Liệu sẽ là tốt hơn nếu Mỹ cố gắng thay đổi các hành xử của Moscow hay cần tăng cường trừng phạt, cô lập Nga theo quan điểm của giới bảo thủ trong Đảng Cộng hòa.
Phản ánh sự chia rẽ trong nội bộ chính phủ, ông Obama có lẽ đã lựa chọn giải pháp an toàn. Quyết định cô lập ông Putin về mặt ngoại giao vì can thiệp vào tình hình Ukraine, ông Obama đã không gặp nhà lãnh đạo Nga kể từ hội nghị cấp cao APEC 2014 ở Bắc Kinh.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ cũng không liên lạc với ông Putin sau cuộc điện đàm về vấn đề hạt nhân của Iran vào tháng 7. Chính ông chủ Nhà Trắng từng tuyên bố rằng không có hy vọng thuyết phục ông Putin “xuống thang” trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lại là một trong những người chủ trương duy trì đối thoại cấp cao với ông Putin. Nhưng việc Nga tăng cường các hoạt động quân sự gần thành phố cảng Latakia đã cho thấy rằng, ông Putin sẵn sàng hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Assad và đặt ra mối nghi ngờ về triển vọng ngoại giao.
Các quan chức Mỹ hy vọng, cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ là cơ hội để hiểu rõ hơn về chiến lược của ông Putin ở Syria. Việc Nga triển khai quân sự đã khiến Washington bất ngờ và giới chức Mỹ không chắc chắn rằng, ông Putin muốn mở chiến dịch đẩy lùi các lực lượng đối lập khủng bố hay chỉ đơn thuần là hỗ trợ chính phủ Syria trước khả năng sụp đổ.
Ông Obama nhiều khả năng sẽ cảnh báo ông Putin về những hành động hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Assad. Mỹ từng nhiều lần tuyên bố ông Assad cần phải ra đi để kết thúc nội chiến ở Syria. Tổng thống Nga phản bác lại rằng, chính phủ Syria đang dẫn đầu cuộc chiến chống lại chủ nghĩa hồi giáo cực đoan.
Trong bối cảnh Washington và Moscow đang bị cuốn vào chiến dịch tuyên truyền gợi nhớ lại giai đoạn Chiến tranh Lạnh, hai bên đều muốn tận dụng cuộc hội đàm để khẳng định vị thế “thắng cuộc”. Nhà Trắng cho rằng, ông Putin từng nhiều lần mong muốn gặp mặt và đây là cơ hội để ông Obama chỉ trích đối phương về những hành động của Nga.
Vấn đề khác biệt nằm ở chỗ, ông Putin đang nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu mà không ai được phép xem thường. Nga muốn Mỹ cùng tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Syria trong khi Hoa Kỳ cho rằng, khủng hoảng Ukraine mới là chủ đề hàng đầu trong cuộc hội đàm.
“Mối quan hệ Nga-Mỹ đang ngày càng tồi tệ và có nguy cơ thực sự còn tiếp tục xấu đi”, Phó Chủ tịch Quỹ Carnegie Hành động vì Hòa bình Quốc tế (CEIP) Andrew Weiss nhận định. “Mỹ không còn mục tiêu cụ thể sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran”.
Ông Weiss kết luận: “Rất khó để xác định rằng liệu ông Obama sẽ làm gì trong cuộc hội đàm với ông Putin, ngoài việc trao đổi quan điểm, ý kiến cá nhân để công chúng phải bàn luận xem, ai là người sẽ tỏ ra yếu kém và buộc phải xuống thang”.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Tổng thống Nga tích cực tiếp xúc cấp cao bên lề thượng đỉnh BRICS
Trong ngày làm việc không chính thức đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) diễn ra tại Ufa (Nga), ngày 8/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có các cuộc hội đàm riêng rẽ với hai người đồng cấp Brazil, Nam Phi và Thủ tướng Ấn Độ.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS, Tổng thống Vladimir Putin (phải) có cuộc gặp với Tổng thống Brazil Dilma Rousseff. Ảnh: TTXVN
Ngoài ra còn diễn ra các cuộc gặp song phương của ông Putin với lãnh đạo Belarus và Tajikistan. Trong tuyên bố chung sau cuộc gặp, Tổng thống Brazil Dilma Russeff cho rằng các lĩnh vực hợp tác ưu tiên với Nga là khoa học và công nghệ, bao gồm nghiên cứu vũ trụ. Bà đặc biệt ghi nhận sự tham gia của Nga vào dự án đa ngành "Aster" của Cơ quan vũ trụ Brazil, thăm dò không gian vũ trụ để nghiên cứu tiểu hành tinh mới được phát hiện năm 2008 nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin ghi nhận quan hệ giữa hai nước đang phát triển rất tích cực. Hàng không và vũ trụ là những lĩnh vực công nghệ cao cần thúc đẩy hợp tác hơn nữa. Ông cảm ơn lãnh đạo Brazil đã hỗ trợ hai hệ thống định vị Glonass của Nga đang hoạt động trên lãnh thổ Brazil.
Tổng thống Nga cho biết hiện Brazil và Nga đang đàm phán xây dựng một cơ sở tìm kiếm rác vũ trụ, một trong những vấn đề vô cùng quan trọng không chỉ đối với hai nước.
Tại cuộc gặp với Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, theo đại diện Điện Kremlin, lãnh đạo hai nước đã đề cập đến rất nhiều vấn đề trong quan hệ song phương. Trọng tâm là tình hình suy giảm kim ngạch thương mại giữa hai nước, hiện đang ở mức 17% trong kỳ tháng Một đến tháng Tư năm nay. Hai bên đã thảo luận các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình này.
Tổng thống Putin khẳng định Nam Phi là một trong những đối tác hàng đầu và tin cậy của Nga tại châu Phi. Về phần mình, Tổng thống Jacob khẳng định Nga là nước bạn của Nam Phi và lãnh đạo Nam Phi vui mừng với quan hệ này.
Tại cuộc gặp, hai lãnh đạo cũng đã ghi nhận khởi động chương trình ưu tiên phát triển năng lượng hạt nhân tại Nam Phi.
Cùng ngày, Tổng thống Nga cũng đã hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, bàn về vấn đề hợp tác trong xây dựng khu vực thương mại tự do giữa Ấn Độ và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) với Nga là đầu tàu.
Người phát ngôn của ông Putin Dmitry Peskov cho biết thêm, hai lãnh đạo còn thảo luận vấn đề hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, hợp tác kỹ thuật quân sự và hội nhập các hệ thống định vị toàn cầu.
Như vậy trong ngày 8/7, tại Ufa đã diễn ra 6 cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Nga và lãnh đạo Trung Quốc, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, Belarus và Tajikistan. Dự kiến, trong ngày 9/7 ông Putin sẽ còn các cuộc gặp song phương như với các tổng thống Iran, Kazakhstan, đa phương Nga-Trung Quốc-Mông Cổ.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ chính thức khai mạc ngày 9/7 đến hết ngày 10/7.
Theo Báo Tin tức
Ngoại trưởng Mỹ gặp ông Putin: Mỹ đã phải chủ động "phá băng"? "Chuyến thăm Nga của ông John Kerry là dấu hiệu đầu tiên cho thấy 2 cường quốc cần trở lại sự hợp tác bình thường". "Băng đã tan nhưng trước mắt còn cả một chặng đường dài để Nga - Mỹ cải thiện quan hệ song phương"; "Cả hai bên đều tập trung ở những lĩnh vực mà họ chia sẻ quan điểm...