Lý do tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 của Anh xếp sau nhiều nước EU
Sau bước khởi đầu chiến dịch tiêm chủng lúng túng, hàng loạt quốc gia châu Âu đã vượt qua Anh về tỉ lệ dân số được tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ.
Trong khi đó, tỉ lệ tiêm chủng tại Anh, quốc gia vốn có chương trình tiêm chủng nhanh nhất thế giới, đang chậm lại.
Một người dân ở Montpellier, Pháp cầm giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 của EU. Ảnh: Getty Images
Trang The Guardian (Anh) dẫn nguồn cơ sở dữ liệu Our World In Data cho biết 6 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) – bao gồm Malta, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch và Ireland – đã vượt qua Anh về tỉ lệ dân số được tiêm chủng đủ liều.
Cụ thể, tính đến ngày 4/8, Malta đã tiêm vaccine đầy đủ cho 88% dân số, với 91% dân số tiêm ít nhất một mũi. Bỉ tiêm đầy đủ cho 61% và tiêm ít nhất một mũi cho 70% dân số. Tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ và một mũi ở Tây Ban Nha lần lượt là 60% và 70%, Bồ Đào Nha 59% và 70%, Đan Mạch 58% và 73% còn Ireland là 57,4% và 68%.
Dữ liệu này được cho sẽ gây áp lực lên Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson về việc khởi động lại chương trình tiêm chủng từng được đánh giá là thành công nhất thế giới, nhưng đang bị chững lại. Hiện Anh đã tiêm chủng đầy đủ cho 57,3% dân số, với 69% người dân được tiêm mũi đầu tiên.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến tỉ lệ tiêm chủng của Anh chững lại là do còn một nhóm người vẫn do dự về vaccine. Nhìn chung, tỉ lệ tiêm chủng trong mọi nhóm tuổi ở Anh đang tăng chậm, nhưng nhóm 18 – 29 tuổi có tỉ lệ tiêm chủng thấp, chủ yếu do suy nghĩ rằng người trẻ tuổi không có nguy cơ gặp rủi ro cao. Đây cũng là vấn đề khiến nhà chức trách nhiều lần bày tỏ lo ngại. Ước tính khoảng 33% nhóm người trưởng thành dưới 30 tuổi ở Anh chưa tiêm mũi vaccine đầu tiên.
6 quốc gia EU hiện có tỉ lệ tiêm chủng kép cao hơn so với Anh. Ảnh: The Guardian
Trong khi đó, sau khi bị cản trở bởi khởi đầu đầy hỗn loạn, vấn đề trì hoãn và thiếu hụt nguồn cung, chiến dịch triển khai tiêm vaccine của 27 quốc gia EU đã bứt tốc. Hiện các nước này đã tiêm chủng nhanh hơn hầu hết các quốc gia phát triển, nhờ vào việc áp dụng các chiến thuật cứng rắn để duy trì tỉ lệ tiêm chủng cao.
Một số quốc gia EU đang triển khai tiêm chủng cả mũi thứ nhất và thứ 2 nhanh hơn đáng kể so với Anh. Hà Lan đã vượt Anh về tỉ lệ người dân tiêm mũi đầu tiên. Theo đà hiện nay, nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Pháp, cũng sẽ sớm vượt qua Anh về tỉ lệ tiêm mũi vaccine thứ hai.
Video đang HOT
Theo trang web VaccinTracker, với dân số tương đương Anh, cho đến nay Pháp đã triển khai tiêm 43,3 triệu mũi vaccine đầu tiên và 36,1 triệu mũi thứ hai. Điều đó có nghĩa là 65,1% dân số Pháp đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và 54,3% đã được tiêm chủng đầy đủ. Con số này vẫn thấp hơn so với Anh, nhưng Pháp đang triển khai tiêm mũi đầu tiên với tỉ lệ cao gần 10 lần so với Anh và mũi thứ 2 với tỉ lệ gần gấp đôi.
Theo Our World In Data, trong 7 ngày qua, tỉ lệ tiêm chủng trung bình hàng ngày của 27 quốc gia EU là 0,56 liều/100 người, gần gấp đôi tỉ lệ ở Anh với 0,28 liều/100 người.
Thông điệp y tế công cộng từ thị trưởng London kêu gọi mọi người đặt lịch tiêm phòng. Ảnh: Getty Images
Một số quốc gia EU khác cũng đang tiêm chủng nhanh hơn mức trung bình của khối và nhanh hơn nhiều lần so với Anh. Chẳng hạn, tỉ lệ tiêm chủng trung bình hàng ngày của Đan Mạch là 0,97 liều/100 người, con số này ở Pháp là 0,82, Bỉ 0,80, Bồ Đào Nha và Ireland 0,77, Tây Ban Nha 0,73 và Italy là 0,72 liều/100 người.
Đan Mạch, Italy, Hy Lạp và gần đây nhất là Đức, đều đã khuyến khích hoặc áp dụng các biện pháp cứng rắn đối với tiêm chủng. Nhiều quốc gia EU cũng đã tăng cường phân phối vaccine cho tất cả trẻ trên 12 tuổi.
Pháp, Tây Ban Nha và Italy gần đây đều báo cáo tỉ lệ tiêm chủng mũi đầu tiên lên đến 40% ở nhóm 12 – 17 tuổi. Trong khi đó, hôm 4/8, Anh cho biết họ sẽ sớm bắt đầu mở rộng cung cấp vaccine cho những người trên 16 tuổi.
Giới chức cũng nhận định rằng EU bứt tốc tiêm chủng chủ yếu là nhờ nguồn cung vaccine Pfizer/BioNTech lớn đến vào tháng 4. “Quá trình bắt kịp đã rất thành công”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, nói hồi tuần trước.
Tuy nhiên, thành công vẫn còn rất xa đối với toàn khối. Các quốc gia thành viên nghèo hơn, như Romania và Bulgaria, với các dịch vụ y tế công cộng kém hơn so với những nước láng giềng giàu có như Đức và Hà Lan, vẫn đang chật vật triển khai chương trình tiêm chủng. Chỉ 26% dân số Romania và 15% dân số Bulgaria đã tiêm ít nhất một liều vaccine.
Biến thể COVID tại Anh B.117 có thể đột biến qua loài chó
Theo một nghiên cứu từ các nhà khoa học Trung Quốc, biến thể SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, B.117, có thể đến từ loài chó. Nếu điều này được xác thực, những con chó có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc cần phải được tiêm vaccine riêng.
Biến thể B.117 lần đầu được phát hiện ở London và hạt Ken lân cận. Ảnh: AP
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, các nhà nghiên cứu tại Thượng Hải đã lần theo dấu vết tiến hóa ban đầu của biến thể B.117, biến thể đã gây ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới ở một số quốc gia, nhưng họ không tìm thấy dấu vết của nó trong các mẫu virus thu thập từ người trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, khi mở rộng tìm kiếm sang các loài động vật, họ đã phát hiện ra một số dạng B.117 ban đầu trên chó, trong đó có một mẫu được lấy ở Mỹ vào tháng 7 năm ngoái.
"Các biến thể tiền thân như vậy bao gồm hầu hết hoặc tất cả các đột biến của biến thể ban đầu B117 trong quần thể giống chó Canidae, và chúng có thể đã lây nhiễm trở lại con người sau một giai đoạn đột biến nhanh chóng", Giáo sư Chen Luonan và các đồng nghiệp tại Phòng thí nghiệm Sinh học tế bào Trọng điểm Quốc gia, viết trong một bài báo đăng ngày 16/4.
Sự xuất hiện của biến thể B117 đã khiến các nhà nghiên cứu hoang mang. Sau khi được phân lập từ hai bệnh nhân ở hạt Kent, phía đông nam nước Anh, và London vào tháng 9/2020, nó nhanh chóng trở thành chủng SARS-CoV-2 thống trị ở Anh và nhiều nước khác, với tốc độ lây lan nhanh hơn các chủng trước đó.
Một số chuyên gia tin rằng biến thể này có thể xuất hiện từ các cộng đồng địa phương dưới áp lực từ các loại thuốc kháng virus được sử dụng trong đại dịch. Theo một giả thuyết phổ biến, nó đột ngột xuất hiện ở Anh và sau đó lan rộng ra các khu vực khác trên thế giới.
Nhưng biến thể B.117 lại có 9 đột biến riêng biệt, hiếm khi được tìm thấy ở các chủng virus trên người trước đó - theo Giáo sư Chen và các cộng sự. Những đột biến này không xảy ra ở các gien liền kề, mà lan rộng ra trên toàn bộ bộ gien của virus. Khả năng tất cả các đột biến này xuất hiện cùng một lúc là cực kỳ thấp.
Nhóm nghiên cứu Thượng Hải tin rằng 9 đột biến kể trên lần lượt được tạo ra cái nọ tiếp sau cái kia. Mô hình của họ cho thấy biến thể có thể có nguồn gốc bên ngoài Anh và nhận được các đột biến trên vật chủ không phải là con người. Chó là đối tượng tình nghi nhiều nhất, tiếp theo là chồn hoặc mèo.
Tuy vậy, ông Qu Liandong, Giáo sư virus học tại Viện Nghiên cứu Thú y Cáp Nhĩ Tân, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết cần có thêm bằng chứng chắc chắn để chứng minh lý thuyết này.
Theo ông Qu, các chủng virus được tìm thấy trên chó không hoàn toàn giống với chủng đầu tiên được xác định ở bệnh nhân người Anh. Và mặc dù số lượng trình tự bộ gien mà các nhà nghiên cứu thu được trên toàn cầu đã lên tới hàng trăm nghìn, nhưng nó vẫn còn nhỏ so với tổng số bệnh nhân ở đó.
Nếu chó trở thành vật chủ "chúng ta sẽ gặp phải một vấn đề lớn". Ảnh: AP
Giáo sư Qu, người chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật cho rằng, nếu vật nuôi như chó trở thành vật chủ, "chúng ta sẽ gặp phải vấn đề lớn".
"Gần như tất cả các biện pháp của chúng tôi để chống lại đại dịch cho đến nay đều chỉ tính đến con người. Nếu động vật có liên quan, nó sẽ thay đổi hoàn toàn 'cuộc chơi'", ông nói.
Khi dịch cúm gia cầm bùng phát trong một trang trại gà, tất cả những con gà ở đó phải bị tiêu huỷ, theo thông lệ tiêu chuẩn trên toàn thế giới. Nếu bệnh có thể lây nhiễm sang người, tất cả các động vật mẫn cảm - kể cả những con khỏe mạnh - phải được loại bỏ trong khu vực bị ảnh hưởng.
Chó là bạn đồng hành thân thiết của con người, nhưng nếu chúng được chứng minh có khả năng mang hoặc tạo ra các biến thể đột biến của virus Sars-CoV-2, chúng cũng có thể bị tiêu hủy, Giáo sư Qu nói.
Một giải pháp thay thế là tiêm vaccin cho động vật. "Nhưng chúng ta không thể tiêm vaccine của người cho những con chó. Chúng ta có thể cần phát triển một số phiên bản hoàn toàn mới. Chúng ta đã gặp khó khăn trong việc tiêm chủng cho con người. Làm thế nào chương trình có thể được mở rộng ra cả chó hoặc các động vật khác? " - Giáo sư Gu nêu vấn đề.
Ngày càng có nhiều lo ngại rằng biến thể B.117 có thể khiến chó bị ốm nặng. Các bác sĩ thú y gần London nhận thấy sự gia tăng đột ngột các vật nuôi - bao gồm cả chó và mèo - bị viêm cơ tim vào đầu năm nay và nhiều con vật trong số này có kết quả dương tính với biến thể B.117 - theo một báo cáo của Reuters hồi tháng 3/2021.
Một vấn đề khác là, con người và động vật có hệ thống miễn dịch khác nhau và thường rất khó để virus lây nhiễm từ loài này sang loài khác. Virus SARS-CoV-2 được cho là có nguồn gốc từ loài dơi, nhưng nó có thể mất hàng thập kỷ để thích nghi với con người. Khi nào và ở đâu nó đã thực hiện chuyển đổi từ động vật sang người thì đến nay vẫn chưa rõ ràng.
Nhóm của Giáo sư Chen cho biết biến thể B.117 có một chiến lược tiến hóa độc đáo là tăng khả năng lây nhiễm, vì vậy nó có thể lây lan dễ dàng hơn từ vật chủ này sang vật chủ khác, nhưng đồng thời giảm số lượng bản sao mà nó tạo ra trong vật chủ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, liệu chiến lược này có giúp biến thể B.117 vượt qua khoảng cách giữa các loài hay không thì cần phải nghiên cứu thêm.
Ngày càng nhiều người muốn được tiêm vaccine phòng COVID-19 Cuộc khảo sát quốc tế mới công bố ngày 1/3 cho thấy tỷ lệ người dân mong muốn được tiêm vaccine COVID-19 đang gia tăng tại các quốc gia phát triển. Tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là kết quả cuộc khảo sát do hãng tư vấn quốc tế KekstCNC tiến hành trong tháng 2 tại 6...