Lý do thực sự khiến Trung Quốc ngừng bán drone cho cả Nga và Ukraine
Nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã đình chỉ bán hàng cho cả Nga lẫn Ukraine, và lý do thực sự của quyết định này là gì.
Máy bay không người lái Mavic 3 Quadcopter của công ty Trung Quốc, DJI. Ảnh: DroneDJ
Đình chỉ các lô hàng máy bay không người lái ( drone) lưỡng dụng là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm cân bằng giữa liên minh chiến lược với Nga và việc tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Theo trang Asia Times, trong động thái mới nhất nhằm cân bằng giữa các bên liên quan đến chiến dịch của Nga ở Ukraine, nhà sản xuất máy bay không người lái DJI của Trung Quốc đã đình chỉ hoạt động của mình ở cả hai quốc gia láng giềng đang xung đột. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này là nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới.
Động thái này khiến DJI trở thành công ty lớn đầu tiên của Trung Quốc ngừng kinh doanh ở cả hai quốc gia trong bối cảnh cuộc xung đột bị phương Tây lên án và trừng phạt nhưng Trung Quốc cho đến nay hầu như chỉ đứng ngoài lề, chủ yếu do mối quan hệ chặt chẽ với Moskva.
Trong một tuyên bố ngày 26/4, DJI thông báo rằng họ sẽ tạm dừng tất cả các hoạt động kinh doanh của mình tại Nga và Ukraine trong khi chờ đánh giá nội bộ về yêu cầu tuân thủ pháp luật ở các khu vực khác nhau.
Trong một tuyên bố khác, DJI cho biết họ không bán sản phẩm cho những khách hàng có kế hoạch rõ ràng sử dụng chúng cho mục đích quân sự hoặc sửa đổi sản phẩm cho mục đích quân sự và sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ hành động nào sử dụng sản phẩm của mình để gây hại.
Người phát ngôn của DJI tại Châu Âu, Barbara Stelzner nói rằng quan điểm của công ty là “không đưa ra tuyên bố về bất kỳ quốc gia nào, mà là tuyên bố về các nguyên tắc của chúng tôi”. Bà Stelzner cũng nói rằng DJI không chấp nhận việc sử dụng máy bay không người lái của mình để gây hại. Công ty đang tạm ngừng bán hàng ở Nga và Ukraine để đảm bảo rằng không có ai sử dụng drone họ vào mục đích chiến đấu.
“Việc sử dụng như vậy là trái với các nguyên tắc của chúng tôi và có khả năng ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật. Đánh giá tuân thủ của chúng tôi xem xét một số lượng lớn các khía cạnh. Một trong số đó liên quan đến luật kiểm soát xuất khẩu hiện hành ở các khu vực pháp lý khác nhau”, bà Stelzner nói thêm.
Sản phẩm chính của DJI là máy bay không người lái nhỏ thường được sử dụng để quay phim và chụp ảnh trên không. Tuy nhiên, máy bay không người lái của công ty vẫn được cả Nga và Ukraine sử dụng nhiều để trinh sát, xác định các mục tiêu pháo kích, bắn tỉa và phục kích.
Video đang HOT
Aerorozvidka, một tổ chức xã hội dân sự hỗ trợ quân đội Ukraine, được cho là đã sử dụng các máy bay không người lái dân sự để phát hiện các lực lượng Nga vào ban đêm trước khi tấn công bằng lựu đạn chống tăng R18 sản xuất nội địa.
Máy bay không người lái Mavic 3 Quadcopter của công ty Trung Quốc, DJI. Ảnh: DroneDJ
Tương tự, các lực lượng Nga đã sử dụng máy bay không người lái để phát hiện và hạ các hệ thống phòng không và pháo binh của Ukraine. Một nghiên cứu chi tiết về máy bay không người lái Orlan-10 của Nga bị bắt giữ đã phát hiện thiết bị điện tử điều hướng và liên lạc của Mỹ cùng với các bộ phận khác do Trung Quốc sản xuất.
Ngoài ra, Ukraine đã cáo buộc DJI can thiệp vào hệ thống phát hiện máy bay không người lái AeroScope, cung cấp cho người dùng vị trí, tốc độ, độ cao và hướng của mọi drone do DJI sản xuất trong phạm vi vô tuyến (48 km), từ đó cho phép các drone do Nga vận hành tránh được sự phát hiện của Ukraine.
Drone là một ví dụ điển hình của công nghệ lưỡng dụng – dành cho các ứng dụng dân sự nhưng có khả năng được sử dụng cho chiến tranh. Sự mơ hồ của ranh giới công nghệ như vậy là một đặc điểm hữu ích để Trung Quốc cân bằng lợi ích của mình đối với Nga, châu Âu và Mỹ trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với DJI có thể là một yếu tố dẫn đến quyết định đình chỉ hoạt động của công ty này tại Nga và Ukraine. Các biện pháp trừng phạt như vậy có thể dẫn đến việc mất các thị trường Mỹ và châu Âu có lợi hơn cho máy bay không người lái của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc chưa từng đưa ra chỉ trích Nga về chiến dịch tại Ukraine, và nhiều công ty Trung Quốc ở Nga đã chuyển sang hoạt động kín đáo hơn hoặc giảm thiểu quy mô thay vì đình chỉ hoạt động hoàn toàn.
Nga vẫn là đối tác chiến lược hàng đầu của Trung Quốc vì mục tiêu cân bằng với Mỹ. Nhưng không rõ Trung Quốc sẽ hỗ trợ Nga ở mức độ nào liên quan đến xung đột tại Ukraine. Hỗ trợ thông qua các lô hàng thiết bị quân sự công khai rất có thể sẽ dẫn đến các biện pháp trừng phạt và tổn thất danh tiếng lớn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, bản chất không rõ ràng của các thiết bị lưỡng dụng như máy bay không người lái, chất bán dẫn và thiết bị liên lạc cho đến nay đã cho phép Bắc Kinh hỗ trợ Moskva mà không phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ. Ảnh: AFP / Getty
Ở chiều ngược lại, các biện pháp trừng phạt và sự cô lập quốc tế cũng có thể thúc đẩy Nga gia tăng sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Diễn biến mới có thể buộc Nga phải xúc tiến các dự án trong nước về các công nghệ quan trọng. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế của mình, Moskva có thể không thể theo đuổi các mục tiêu của mình và trao cho Trung Quốc một đòn bẩy mới, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp quân sự và nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của nước này.
Trung Quốc tự coi mình là một bên đóng vai trò độc lập trước cuộc chiến ở Ukraine. Cho dù là duy trì đối trọng với Mỹ, duy trì khả năng tiếp cận các thị trường phương Tây hay củng cố vị trí ngày càng cao trong quan hệ đối tác chiến lược với Nga, Trung Quốc được cho là sẽ duy trì một thái độ trung lập rõ ràng và có chọn lọc được thúc đẩy bởi lợi ích của chính họ.Quyết định của DJI ngừng bán máy bay không người lái cho cả hai bên tham chiến ở Ukraine đã nhấn mạnh thái độ ngày càng rõ ràng đó.
Trung Quốc tăng cường sử dụng lực lượng drone từ Himalaya đến Biển Đông
Thiết bị bay không người lái đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quân đội Trung Quốc và được sử dụng cho các hoạt động quân sự từ vùng núi Himalaya cho đến Biển Đông.
Những hình ảnh vệ tinh cũng như thông tin từ truyền thông gần đây đã giúp xác nhận việc Trung Quốc đang tăng cường triển khai thiết bị bay không người lái (drone) cho nhiều hoạt động tác chiến.
Drone do thám tầm cao WZ-7. Ảnh REUTERS
Theo tờ South China Morning Post ngày 12.2, truyền thông Trung Quốc đã đăng tải thông tin về nhiều loại drone đang được thử nghiệm tại vùng núi cao Himalaya nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu chiến thuật hoạt động chung với bộ binh, thu thập tình báo và mang hàng tiếp tế.
Bên cạnh đó, theo Tổng biên tập Andrei Chang của chuyên san Kanwa Defense Review (Canada), hình ảnh vệ tinh tháng 10.2021 cho thấy quân đội Trung Quốc đã triển khai ít nhất 8 máy bay chiến đấu không người lái GJ-1 hoặc GJ-2 và 4 drone do thám tại một căn cứ không quân ở Hòa Điền, Tân Cương.
GJ-1 có tầm bay từ trung bình đến cao do Trung Quốc tự phát triển nhằm cạnh tranh với MQ-9 Reaper của Mỹ và có giá chỉ bằng 1/4 của Mỹ. GJ-2 là phiên bản nâng cấp, có thể đạt tốc độ tối đa 370 km/giờ, đạt trần bay 9.000 m và hoạt động liên tục trong 20 giờ.
Drone do thám có vũ trang GJ-2. Ảnh REUTERS
Nguồn tin quân sự cho hay các máy bay GJ có thể được sử dụng cho các hoạt động không kích hoặc chống khủng bố, trong khi drone do thám có vai trò trong việc tuần tra các khu vực tại Himalaya.
Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường lực lượng dọc khu vực giáp giới từ sau vụ đụng độ đẫm máu hồi năm 2020. Binh sĩ hai bên vẫn tiếp tục tuần tra tại khu vực khi căng thẳng còn cao nhưng việc triển khai drone có thể là một phần trong chiến lược phòng thủ biên giới lâu dài của quân đội Trung Quốc vì drone có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ và có chi phí thấp.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng ngày càng sử dụng nhiều hơn các loại drone cho các hoạt động trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Drone WZ-7 và WZ-8 của Trung Quốc có thể hoạt động bền bỉ với trần bay hơn 15.000 m và có tính năng tàng hình. Các drone này được thiết kế nhằm tuần tra tại các đảo không người ở các vùng biển. Theo chuyên san quốc phòng Janes, WZ-8 được ra mắt vào năm 2019 và đã được triển khai đến căn cứ không quân ở tỉnh Giang Tô miền đông Trung Quốc, tham gia các hoạt động từ năm 2020.
Một drone do thám vũ trang tàng hình GJ-11. Ảnh REUTERS
Trung Quốc thành lập phi đội máy bay không người lái đầu tiên vào năm 2011 với gần 70 chiếc máy bay siêu âm dựa trên các mẫu máy bay J-6 và J-7 đã về hưu. Trong thập niên qua, nhờ chiến lược phát triển quân sự kết hợp dân sự, Trung Quốc đã có nhiều loại drone chiến đấu xuất khẩu cho các khách hàng tại châu Phi và Trung Đông.
Chuyên gia Lu Li-shih tại Viện Hải quân tại thành phố Cao Hùng (Đài Loan) nói rằng công nghệ drone sẽ giúp giảm đáng kể thương vong, giúp Bắc Kinh giải bài toán lâu dài do tình trạng tỷ suất sinh thấp hiện nay.
Mặt khác, Tạp chí Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân năm ngoái tiết lộ việc quân đội Trung Quốc đang phát triển các tàu ngầm không người lái có khả năng phát hiện, theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương.
Ngoài ra, các loại thiết bị không người lái đang hoạt động hoặc đang được phát triển còn có tàu mặt nước, một thiết bị lướt tầm xa có thể vượt đại dương để thu thập thông tin, một trạm nghiên cứu dưới lòng Biển Đông và một drone tương tự UFO có thể bay và lặn dưới nước.
Hé lộ tên lửa 'bí ẩn' bắn hạ drone tấn công căn cứ Mỹ ở Iraq Không rõ tại sao Lầu Năm Góc chưa xác nhận loại tên lửa được sử dụng để đẩy lùi cuộc tấn công nghi của Iran vào căn cứ không quân Ain Al-Assad. Một bệ phóng vác vai tên lửa phòng không FIM-92 Stinger trong Chiến dịch Bão táp sa mạc. Có suy đoán rằng một quả Stinger đã bắn hạ chiếc drone mới...