Lý do tàu sân bay nội địa Trung Quốc khiến Mỹ phải lo ngại
Tàu sân bay Trung Quốc chỉ mang được một số lượng tiêm kích hạm khiêm tốn so với tàu sân bay Mỹ, nhưng dường như Bắc Kinh không quá lo lắng về vấn đề này.
Tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc dường như đã gặp phải một số trục trặc sau những lần ra khơi thử nghiệm.
Theo National Interest, Trung Quốc hiện có hai tàu sân bay, bao gồm Type 001A sản xuất nội địa và tàu sân bay Liêu Ninh mua từ Ukraine.
Tàu Liêu Ninh có thể mang theo 24 tiêm kích hạm J-15 trong khi tàu Type 001A mang theo 36 tiêm kích cùng máy bay hỗ trợ, trực thăng, theo truyền thông Trung Quốc.
“Mặc dù có vẻ ngoài giống nhau, Type 001A có những điểm mạnh hơn tàu Liêu Ninh như boong tàu được tối ưu, giảm bớt khoang chứa vũ khí, phần tháp điều khiển cũng được thiết kế lại”, một chuyên gia Trung Quốc nói trên tờ Thời báo Hoàn Cầu.
Thời báo Hoàn Cầu nói con số 24 máy bay trên tàu Liêu Ninh “là yếu tố hạn chế năng lực chiến đấu trong khu vực, bởi hải quân Trung Quốc cần 40 máy bay để đảm bảo khả năng thống trị bầu trời. Đó là lý do sự xuất hiện của tàu Type 001A với 36 máy bay sẽ mở rộng đáng kể năng lực chiến đấu”.
Video đang HOT
Nhưng con số này vẫn còn rất khiêm tốn so với các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz, mang theo tới 90 máy bay của Mỹ.
Một trong những lý do được đưa ra là vì ngành đóng tàu Trung Quốc có năng lực hạn chế trong việc đóng tàu sân bay, cần có thời gian để trưởng thành, từ đó đóng tàu sân bay lớn hơn.
“Trung Quốc đang có đội ngũ đóng tàu non trẻ, tuổi đời trung bình chỉ 36″, lãnh đạo công ty đóng tàu sân bay Trung Quốc, Hu Wenming, nói. “Chúng tôi chỉ mất 26 tháng để đóng và hạ thủy tàu sân bay Type 001A, chỉ bằng một nửa thời gian các quốc gia khác đóng tàu sân bay”.
Tàu Type 001A được hạ thủy năm 2017 và đã trải qua 6 lần ra khơi thử nghiệm. Không phải lần nào cũng thành công tốt đẹp và con tàu đã có dấu hiệu gặp trục trặc.
Tàu sân bay Mỹ được coi là biểu tượng cho sự thống trị trên biển.
Tàu sân bay Type 001A chỉ có lượng giãn nước 65.000 tấn trong khi tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ có lượng giãn nước tới 100.000 tấn. Lý do tàu sân bay Mỹ có kích thước lớn hơn vì được thiết kế theo tư duy thời Thế chiến 2, sử dụng đường băng dài với máy phóng hơi nước để máy bay cất cánh. Máy bay khi hạ cánh cần bắt được cáp hãm, nếu không có thể rơi xuống biển.
Tàu Type 001A ngắn hơn, có thể tích hợp chiến đấu cơ cất và hạ cánh thẳng đứng. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện chưa có mẫu máy bay với khả năng này.
Tàu sân bay Queen Elizabeth của Anh được cho là gần tương tự với tàu Type 001A nhất, khi cũng chỉ có lượng giãn nước 65.000 tấn và mang theo khoảng 36 máy bay.
Theo tác giả Michael Peck, tàu sân bay Mỹ với kích thước lớn, mang theo nhiều máy bay, sử dụng năng lượng hạt nhân, có thể hoạt động ở bất kì đâu trên thế giới và trở thành biểu tượng của sự thống trị trên biển.
Trong khi đó, tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc với số máy bay ít hơn đáng kể, chỉ hoạt động ở các vùng biển ven bờ, không cách quá xa đất liền để có thể nhận được sự yểm trợ của tên lửa tầm xa và máy bay cất cánh từ sân bay.
Nếu như vậy, tàu sân bay Trung Quốc không cần mang theo nhiều máy bay như các tàu sân bay Mỹ. Đó là lý do quân đội Mỹ cần phải đặc biệt lưu ý đến tàu sân bay Trung Quốc.
Theo danviet
Mỹ khẳng định quyết tâm thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông
Mỹ tuyên bố tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông nhằm đảm bảo an ninh và ổn định hàng hải ở tuyến đường biển thương mại quan trọng nhất thế giới này.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chuẩn Đô đốc Karl O. Thomas - Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70 và Hạm đội 7 nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, ngày 29/9 tuyên bố Mỹ sẽ quyết tâm thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không bất cứ khi nào có những tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Theo ông Thomas, Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông nhằm đảm bảo an ninh và ổn định hàng hải ở tuyến đường biển thương mại quan trọng nhất thế giới này, nơi giao thương hàng hóa trị giá khoảng 5.300 tỷ USD/năm.
Ông Thomas cũng kêu gọi các quốc gia khác cử các lực lượng hải quân tới tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông với mục đích duy trì an ninh, thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Cùng ngày 29/9, Hải quân Mỹ đã tiến hành lễ bàn giao quyền chỉ huy nhóm tàu chiến lớn nhất của quân chủng này trên tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Đông.
Chuẩn Đô đốc George M. Wikoff đã tiếp quản vai trò Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70, nhóm tác chiến thuộc Hạm đội 7 từ Chuẩn Đô đốc Karl O. Thomas.
Ông Wikoff là một phi công hải quân dày dạn kinh nghiệm chỉ huy tại chiến trường Iraq và Afghanistan.
Hạm đội 7 bao gồm 70-80 tàu, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan, 140 máy bay và 40.000 thủy thủ và lính thủy đánh bộ./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnam )
Soi sức mạnh dàn vũ khí Mỹ điều đến Trung Đông để dằn mặt Iran Để đối phó với Iran, quân đội Mỹ đã gửi thêm dàn vũ khí đáng kể tới Trung Đông kể từ tháng 5. Bao gồm, một nhóm tác chiến tàu sân bay, máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, tàu tấn công đổ bộ, hệ thống phòng thủ tên lửa lẫn bộ binh... "Việc triển khai này làm tăng thêm sự hiện...