Lý do tại sao người dân Trùng Khánh vẫn vui vẻ dù đây là thành phố nhiều camera theo dõi nhất thế giới
Tính đến năm 2019, Trùng Khánh (Trung Quốc) có khoảng 2,58 triệu camera theo dõi, giám sát cho 15,35 triệu người và mọi hành vi từ vi phạm giao thông, trộm cắp vặt, an ninh công cộng đều đặt dưới hệ thống qu…
Ung thư thực quản không tự nhiên sinh ra, 5 thói quen này chính là “mầm mống” đáng sợCâu chuyện kỳ lạ về tình mẫu tử của người phụ nữ bán trái cây và chú vịt biết làm nũng ở Sài GònPhát hiện lỗ hổng Android cho phép chiếm quyền điều khiển Pixel, Galaxy
Sau một ca làm việc dài và mệt mỏi, Wu Fuchun, một người lái taxi 33 tuổi mải miết đi tìm nhà vệ sinh. Năm phút sau, một tin nhắn hiện lên trên điện thoại của Wu, nói rằng chiếc xe của anh đã đỗ sai vị trí, vi phạm luật giao thông.
Điều tiếp theo là ba điểm phạt trong giấy phép lái xe và tài khoản trừ 200 nhân dân tệ (khoảng 28 USD).
Wu không ngạc nhiên. Anh chấp nhận số phận của mình, vì bị phạt như thế này không phải là chuyện gì mới lạ ở Trùng Khánh, thành phố được đặt dưới sự giám sát nhiều nhất trên thế giới.
Trùng Khánh đã trở thành “thủ đô giám sát” của thế giới, với tỷ lệ camera trên đầu người cao nhất hành tinh.
Tính đến năm 2019, Trùng Khánh có khoảng 2,58 triệu camera giám sát để theo dõi hoạt động của 15,35 triệu người. Nghĩa là khoảng 168 camera trên 1.000 người. Con số này thậm chí cao hơn cả Bắc Kinh, theo một phân tích được công bố hồi tháng 8 của một trang web chuyên cung cấp dữ liệu nghiên cứu về dịch vụ công nghệ. Và trong số 10 thành phố hàng đầu về hệ thống giám sát, Trung Quốc chiếm 8 vị trí, còn lại là London và Atlanta.
Camera truyền hình mạch kín (CCTV) có thể được nhìn thấy ở hầu hết mọi nơi trong thành phố miền núi, nằm ở phía tây nam Trung Quốc này. Đó có thể là camera giám sát giao thông, ngăn chặn trộm cắp vặt trong nhà hàng và siêu thị, hoặc giám sát an toàn công cộng trong công viên và trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, có một điều người dân ở đây có thể chắc chắn rằng luôn có một chiếc camera đang theo dõi mọi di chuyển của mình
Ở các thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải, camera giám sát được tích hợp AI và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định các tài xế vi phạm giao thông. Trong khi ở Thâm Quyến, những người đi bộ sẽ bị bêu danh trên màn hình LED lớn và được thông báo và bị phạt qua tin nhắn tức thời.
Camera giám sát trên đường phố Trùng Khánh, tháng 10/2019.
Nhưng tại sao, Trung Khánh lại vượt lên trên các thành phố hạng nhất như Bắc Kinh và Thượng Hải, để giành lấy chiếc “vương miện giám sát” này?
Một số chuyên gia cho rằng đây có thể là di sản từ các chiến dịch trấn áp tội phạm có tổ chức và xã hội đen, dưới thời của cựu chính trị gia Bạc Hy Lai, người đã giữ chức bí thư Trùng Khánh từ năm 2007 đến 2012, trước khi ông bị đưa ra xét xử cho tội tham nhũng và bị cầm tù. Các chiến dịch trấn áp này đã cho ra đời các hệ thống giám sát điện tử lớn trên quy mô toàn thành phố, bao gồm cả hệ thống nghe lén và giám sát thông tin liên lạc trên Internet.
Số khác thì cho rằng nguyên nhân bởi Trùng Khánh đóng vai trò trọng tâm trong Dự án Skynet, hệ thống giám sát quy mô quốc gia của Trung Quốc, với hàng trăm triệu camera giám sát và con số này đang liên tục được tăng cường.
Truyền thông nhà nước mô tả Skynet là mạng lưới giám sát lớn nhất thế giới, gọi nó là “đôi mắt bảo vệ Trung Quốc”. Nhưng nó cũng dẫn đến lo ngại về tác động của việc giám sát liên tục đối với công chúng và có thể được sử dụng để nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến.
Còn ở Trùng Khánh, tất nhiên các đại diện chính quyền không có phản hồi gì về các câu hỏi có liên quan. Nhưng một điều đáng chú ý là không ít người dân đang sinh sống ở đây, lại có đó là một điều tốt.
Video đang HOT
“Thật tốt khi có nhiều camera giám sát hơn”, tài xế Wu nói. “Nó mang đến cho mọi người cảm giác an toàn và có ít tội phạm hơn. Điều đó thực sự tốt.”
Mỗi camera giám sát có một tác dụng và phạm vi hoạt động khác nhau.
Sau 3 năm làm tài xế taxi, giờ đây Wu đã nhận diện được các loại camera khác nhau trên đường phố và mục đích sử dụng của chúng.
“Camera trong các khối vuông dài màu trắng và được lắp đặt trên khung kim loại trên đường phố sẽ phát hiện xe vượt quá tốc độ và liệu dây an toàn trong xe có được thắt chặt hay không”, Wu nói. “Trong khi đó camera có ống kính xoay ở trung tâm thương mại và khu mua sắm phát hiện người đậu xe bất hợp pháp. Camera được lắp đặt trên các cột kim loại cao gần ngã tư giám sát lưu lượng phương tiện trên đường và có thể điều chỉnh thời gian chuyển đổi của đèn giao thông cho phù hợp. Còn camera có ống kính hình cầu có thể phóng to và giám sát an toàn ở nơi công cộng”.
Liu Gangqiang cũng là tài xế taxi, kinh nghiệm 6 năm và anh cũng đồng tình với Wu rằng mạng lưới camera giám sát giúp ngăn ngừa tai nạn giao thông và có thể bảo vệ họ chống lại những hành khách ngang ngược.
Anh nhớ lại lần một hành khách bị mất túi xách trong xe. Cô ấy không nhớ biển số nhưng đã tìm thấy anh sau khi gọi cho công ty quản lý taxi địa phương, nơi đã nhận ra chiếc xe của Liu thông qua các cảnh quay từ camera giám sát. Nữ hành khách này đã lấy lại được túi của mình chỉ sau vài giờ.
Ở các quốc gia phương tây như Mỹ hay châu Âu, một số chính quyền địa phương ra luật cấm sử dụng công nghệ nhận dạng trên camera vì có thể bị lạm dụng. Nhưng với những người dân ở Trung Quốc, cụ thể là Trùng Khánh, họ dường như sẵn sàng đánh đổi một số quyền riêng tư để được an toàn và có cuộc sống cải thiện hơn. Wu là một trong số đó, anh không lo lắng quá mức về vấn đề xâm phạm quyền riêng tư.
“Nếu bạn không ăn cắp, cướp giật hoặc vi phạm pháp luật thì chẳng có vấn đề gì. Bạn chỉ cần làm những gì bạn nên làm”, anh nói. “Nó không thực sự liên quan đến quyền riêng tư vì họ chưa lắp đặt camera trong nhà của bạn”.
Liu đồng ý với đồng nghiệp của mình. “Miễn là họ không quay phim trong phòng ngủ và phòng tắm của tôi, điều đó không thành vấn đề. Tại sao chúng ta cần sự riêng tư cá nhân trong không gian công cộng?”
Tuy nhiên, gần đây chính quyền lại muốn đặt cả camera giám sát trong những chiếc xe hơi. Các loại xe taxi ở Trùng Khánh mà cũ hơn 6 năm phải được loại bỏ, thay thế và các mô hình mới sẽ có gắn kèm camera bên trong. Theo đại diện Cục giao thông Trùng Khánh, việc này nhằm giám sát tài xế ngăn họ hút thuốc trong xe và đảm bảo về danh tính của lái xe đúng với đăng ký.
“Theo tiềm thức, tôi hơi bị khó chịu vì có một chiếc camera bên trong xe của mình”, Liu nói. “Nó làm cho tôi cảm thấy rằng luôn có một con mắt nhìn chằm chằm vào mình. Nhưng tôi phải làm quen với nó. Chừng nào tôi muốn giữ công việc này, tôi chỉ có thể chấp nhận nó.”
Một cư dân Trùng Khánh khác, Tu Jianquan, 41 tuổi, nói rằng khi con gái ông học mẫu giáo tư thục, nơi có camera giám sát bên trong lớp học và cha mẹ có thể theo dõi những gì con cái họ đang làm trong thời gian thực.
“Khi con tôi mới đi học mẫu giáo, bố mẹ tôi rất lo lắng”, Tu nói. “Tôi phải mở máy tính ở nhà và họ sẽ nhìn chằm chằm vào màn hình (để xem cháu mình đang làm gì và có được sự trấn an).”
Tuy nhiên, Tu cho biết ông sẽ không muốn bị camera theo dõi trong xe taxi vì lo ngại các thông tin cá nhân như nội dung cuộc gọi điện thoại của mình sẽ bị thu thập bí mật.
Chen Yuan, một chủ cửa hàng tiện lợi ở Trùng Khánh đã lắp đặt 5 camera giám sát bên trong cửa hàng rộng 60 mét vuông của mình kể từ năm 2015.
Thị trường thiết bị giám sát video của Trung Quốc (không bao gồm video giám sát tại nhà) đạt giá trị 10,6 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến sẽ đạt 20,1 tỷ USD vào năm 2023, theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường IDC.
“Động lực thúc đẩy phía sau là quá trình xây dựng các thành phố thông minh. Một mặt, các dự án thành phố thông minh hiện tại cần phải được nâng cấp liên tục. An ninh đô thị và quản lý giao thông có liên quan đến giám sát video”, ông Richard Lu, một nhà phân tích từ IDC cho biết. “Bên cạnh đó, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc vẫn đang tăng và nhiều dự án thành phố thông minh mới đang xuất hiện.”
Báo cáo cũng tiết lộ rằng chi tiêu của chính phủ Trung Quốc chiếm 47,6% tổng chi tiêu trong ngành giám sát video năm 2018, với lĩnh vực giao thông chiếm 10,7% và dịch vụ giáo dục là 7,1%. Và Trung Quốc cũng là thị trường video giám sát lớn nhất toàn cầu. Năm 2018, quốc gia này chiếm gần một nửa (45%) doanh thu từ thị trường video giám sát, trị giá 18,2 tỷ USD toàn cầu.
Trong khi đó, thị trường video giám sát trong khu vực tư nhân của Trung Quốc cũng đang gia tăng.
Chen Yuan đã mở một cửa hàng tiện lợi vào năm 2015 và lắp đặt 5 camera giám sát bên trong cửa hàng rộng 60 mét vuông của mình. Bốn camera lấy cảnh quay từ các góc khác nhau và một camera chuyên theo dõi hoạt động vào ban đêm. Nếu ai đó cố gắng đột nhập cửa hàng, âm thanh báo động sẽ vang và Chen cũng nhận được một tin nhắn văn bản vào điện thoại ngay lập tức.
Chen phải trả khoảng 2.000 nhân dân tệ (khoảng 280 USD) để mua tất cả các thiết bị, bao gồm một màn hình đặt cạnh khu vực thu ngân. Anh nói rằng hầu hết các chủ cửa hàng đều làm như vậy.
“Hệ thống này đã giúp tôi bắt được kẻ trộm nhiều lần. Nhưng ngay cả khi tôi gọi cảnh sát, họ sẽ chỉ lưu hồ sơ”, Chen chia sẻ. “Có rất ít cơ hội để tôi có thể lấy lại tiền vì đây là một vụ án quá nhỏ với số tiền liên quan ít.”
Theo GenK
Thành phố thẳng đứng tại Trung Quốc - nơi các ứng dụng ship đồ ăn chịu chết vì không hiểu nhà nào ở đâu
Đây cũng là lý do khiến nhiều du khách chỉ dám tới Trùng Khánh một lần, cho dù thành phố hoa lệ có những nét cuốn hút rất riêng.
Nếu bạn không thông thiên văn tường địa lý, thì hãy suy nghĩ kỹ trước khi đặt chân tới đất Trùng Khánh. Nhìn từ phía xa, Trùng Khánh toát lên vẻ đẹp lấp lánh của "Dubai Trung Quốc". Tiến tới gần, bạn choáng ngợp với những tòa kiến trúc cao, đan xen vào nhau thành một khối hỗn độn mang một vẻ đẹp rất riêng.
Nhưng khi bắt đầu đi tới các ngóc ngách, lần theo từng đường cong của vẻ đẹp Trùng Khánh, bạn mới toát mồ hôi khi biết mình đã lạc đường. Những người hiểu rõ đường đi lối lại của thành phố rối rắm này chắc đều đã đi làm nghề giao hàng hết rồi, bởi chỉ có họ mới tìm được lối thoát trong cơn ác mộng này.
Không một shipper đồ ăn nào tại Trùng Khánh sử dụng ứng dụng để tìm đường giao hàng, họ đều dựa vào kiến thức đường sá của mình để kiếm cơm (và giao cơm). Hệ thống trí tuệ nhân tạo được cho là tiên tiến của Trung Quốc cũng phải bó tay trước những hệ thống đường chằng chịt.
Anh Li Lu, 25 tuổi, là chân ship hàng của ứng dụng gọi đồ ăn Meituan Dianping. Vì anh tới từ vùng ngoại ô Trùng Khánh, không ai trách được anh việc Li Lu đã hoảng sợ tột cùng với đơn giao hàng đầu tiên trong sự nghiệp; anh mất tới hơn một tiếng đồng hồ để tìm tới được cửa nhà khách hàng.
"Nhìn vào bản đồ, bạn thấy địa chỉ gần mình lắm. Nhưng thực chất nó nằm ở tầng 22 và phải đi hết một vòng mới tới được đó", anh Li thổ lộ, lúc này anh đã làm nghề ship cơm được nửa năm. "Bản đồ chỉ mang tính chất tham khảo, bạn phải thực sự quen đường mới đi được".
Anh Xin Xiaoyong năm nay 21 tuổi, đang giao hàng cho công ty Ele.me nhớ như in lần đầu tiên mình lạc trong mê cung Trùng Khánh. "Tôi đi mất hai tiếng để tìm được đúng nhà. Tôi cứ đi theo bản đồ để rồi vào ngõ cụt", anh Xin nói. "Tôi không quen ngõ ngách nơi đây, phải hỏi bốn năm người mới tới được chỗ cần đến".
South China Morning Post phỏng vấn khoảng chục shipper nhân viên của hai ứng dụng giao hàng lớn nhất Trung Hoa, gần như tất cả mọi người đều không động tới đường vạch sẵn trên bản đồ. Họ phải tự làm quen với địa thế nơi mình thường lui tới để kiếm cơm, nếu cứ mất vài tiếng mới xong một đơn thì sẽ sớm "chết đói" với cái nghề bạc bẽo; một anh shipper chuyển được càng nhiều hàng, anh ta sẽ càng kiếm được nhiều tiền.
"Trùng Khánh là một thành phố 3D với hệ thống địa chỉ 3 chiều phức tạp, ví dụ, một tòa nhà có thể có hai địa chỉ phố khác nhau bởi tầng một ở một khu riêng, mà ở trên tầng bảy cùng tòa nhà này lại thuộc một con phố trên cao khác", giáo sư khoa học thông tin địa lý Lin Hui cho hay.
Lấy ví dụ về một tòa nhà cao 24 tầng ở quận Du Trung: cao đến vậy mà không có thang máy, chỉ có 3 lối thoát mà mỗi đường lại dẫn ra một con phố khác nhau.
Địa hình đồi núi của Trùng Khánh là yếu tố chính khiến nhà cửa nơi đây hỗn loạn đến vậy, danh tiếng của thành phố thẳng đứng đã xuất hiện từ hồi thế kỷ 19. Đến thời hiện đại, netizen Trung Quốc đặt cho Trùng Khánh cái tên thân thương "thành phố ảo mộng 8D", một khu dân cư đông đúc với 4 mặt đều được bọc bởi núi.
Ứng dụng đặt và giao hàng của Trung Quốc dựa vào sức mạnh của trí tuệ nhân tạo để ghép đơn, đưa ra lộ trình tối ưu nhất cho các shipper. Hệ thống sẽ tính thời gian giao hàng thực tế, dựa trên cơ sở dữ liệu là hàng ngàn order mỗi ngày, để dự đoán thời gian hàng tới nơi và tìm ra cung đường hợp lý nhất để rút ngắn thời gian giao hàng tới mức tối đa.
Những doanh nghiệp dấn thân vào ngành giao đồ ăn không chỉ cần shipper dẻo chân, đầu bếp dẻo tay mà còn cần cả thuật toán định vị chính xác. Ngược lại với những nơi có địa hình khá bằng phẳng như Bắc Kinh hay Thượng Hải, sức mạnh của trí tuệ nhân tạo cũng phải bó tay trước sự rối rắm của thành phố ảo mộng tám chiều không gian.
"Tại Trùng Khánh, việc xác định vị trí theo cả bề dọc lẫn chiều ngang đều gặp nhiều lỗi. Vệ tinh không thể cung cấp vị trí chính xác do khu vực này nhiều đồi núi", giáo sư Chen Wu nói. "Thuật toán dẫn đường vẽ ra được bản đồ 3D nhưng lại vô dụng nếu như vị trí ban đầu sai lệch".
Còn với những người phải đích thân đi giao hàng, việc đồ ăn tới muộn sẽ đi kèm với lời phàn nàn của khách và giảm thu nhập. Công việc này kiếm về cho họ từ 7.000 NDT (tương đương 22 triệu VNĐ) cho tới 8.000 tệ/tháng, có những "đôi chân tài hoa" kiếm về được tới 10.000 tệ chỉ với công việc giao hàng, nhiều hơn cả lương công nhân lắp ráp đồ điện tử.
"Ngày nào chúng tôi chẳng phải chạy đua với thời gian", Han Songdan, shipper 21 tuổi cho hãng Meituan nói. "Đôi lúc nhìn thấy ứng dụng báo chỉ còn ba phút nữa là tới hạn giao hàng, thế thì phải vắt chân lên cổ mà chạy thôi. Nhưng riết rồi tôi cũng quen".
Các hãng lớn đừng đằng sau ứng dụng mua hàng hiểu rõ những khổ đau shipper phải trải qua, họ đang cố gắng cải thiện công nghệ của mình.
"Địa hình Trùng Khánh nhấp nhô uốn lượn, quá khó để tìm ra đường giao hàng tối ưu nhất", phát ngôn viên của Meituan nói với báo giới. "Chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật bản đồ thông qua dữ liệu thu thập được và tìm kiếm giải pháp mới từ một góc nhìn khác".
Về phía Ele.me, công ty hứa hẹn "sẽ tiếp tục cải thiện dịch vụ cung cấp bản đồ để tăng khả năng tìm đường, dẫn đường cho các tài xế. Ele.me sẵn sàng mời những người giao hàng gạo cội về để huấn luyện cho những nhân viên mới".
Theo báo cáo của Daxue Consulting, thị trường đồ takeaway tại Trung Quốc trị giá 37 tỷ USD, với 355 triệu người sử dụng smartphone để gọi đồ trực tuyến. Cải thiện được công nghệ dẫn đường, 1/4 người dân Trung Quốc sẽ sung sướng hưởng bữa ăn nóng nổi, tránh được thảm cảnh shipper đói quá ăn cả đồ của khách, rồi "bậy" vào hộp cho nó đầy như cũ.
Toàn bộ bài viết mới chỉ nêu về địa hình, kiến trúc hỗn loạn của đất Trùng Khánh khiến người ta muôn phần e dè thôi. Nếu bạn dị ứng với kiểu thời tiết trái khoáy, thì tránh Trùng Khánh chẳng xấu mặt nào: nơi đây là một trong "Tam đại hỏa lô" thuộc sông Trường Giang, bên cạnh Vũ Hán và Nam Kinh, khi mùa hè của ba thành phố thuộc hàng nóng và ẩm nhất Trung Quốc. Mùa đông đã ngắn, lại còn ẩm ướt và u ám.
Đường thì đông, không khí thì ngột ngạt, được cái đồ ăn ngon.
Theo GenK
Thanh tra diện rộng SIM rác của các nhà mạng Bộ T&TT vừa có văn bản chỉ đạo các Sở TT&TT 63 tỉnh, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương, công an, lực lượng quản lý thị trường tiến hành thanh tra diện rộng SIM rác. Theo văn bản từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đợt thanh tra sẽ được triển khai từ tháng 10. Các Sở TT&TT sẽ...