Lý do su hào được coi là “thần dược” của mùa đông
Su hào là món ăn mùa đông rất tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng mà ít ai ngờ đến.
Su hào là loại thực phẩm phổ biến và được sử dụng trong nhiều món ăn hàng ngày. Su hào có thể ăn sống cũng như được đem luộc, nấu. Su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như selen, axít folic, vitamin C, kali, magiê và đồng.
Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại củ này đã được trồng rộng khắp thế giới, đặc biệt là vào mùa đông. Lý do là nó không chỉ là món ăn ưa thích mà còn giàu dinh dưỡng.
Su hào được mệnh danh là “thần dược” của mùa đông. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nếu bạn thường xuyên ăn su hào vào mùa đông sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, từ đó nâng cao phòng ngừa và đẩy lùi các nguy cơ gây bệnh khác.
Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của su hào đối với sức khỏe.
1. Phòng cảm cúm
Thời điểm giao mùa thường là nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc các căn bệnh cảm cúm, viêm họng, ho. Trong su hào có chứa đa số vitamin C. Vào mùa đông, nếu ăn su hào, vitamin C trong su hào sẽ làm cho các bộ phân cơ thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Vì vậy, để tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn hãy ăn nhiều su hào hơn mỗi ngày.
Giải khát, thông bụng, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày là những công dụng từ su hào. Ngoài ra, su hào còn chủ yếu dùng lúc bị nước đái đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tì hư hỏa vượng, bụng lạnh nhiều đờm, trúng phong bất tỉnh.
Cách dùng: Nấu canh, ăn sống hoặc nấu với thịt. Giã nát đắp ngoài da hoặc nghiền bột hít vào mũi. Nên tránh ăn nhiều làm hao khí tổn huyết.
Video đang HOT
Thông thường trong dân gian dùng bài thuốc từ nước ép bắp cải để chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày mang lại hiệu quả cao và an toàn. Giờ đây, người bệnh có thêm một cách chữa bệnh hiệu quả từ một loại rau tương tự cũng được thu hoạch vào vụ đông (miền bắc) là củ su hào.
Cách dùng: Lấy củ su hào gọt bỏ bỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ, mỏng rồi cho vào một chiếc lọ thủy tinh. Sau đó, bạn cho mật ong lượng vừa đủ vào để ngâm trong khoảng 2 ngày để củ su hào ngấm vào trong mật ong và mềm ra.
Hàng ngày, người bệnh dùng su hào ngâm mật ong này để ăn, nhai nhỏ. Áp dụng liên tục hàng ngày cho tới khi khắc phục được tình trạng bệnh.
4. Giảm cân
Trong 100g su hào có đến 91g nước và 3,6g chất xơ nên đây là thực phẩm lý tưởng cho những người ăn kiêng. Ngoài ra, su hào còn chứa hợp chất gây ức chế sự chuyển hóa của đường và các carbohydrates khác thành chất béo, có tác dụng tốt đối với việc giảm cân.
Cách dùng: Kết hợp su hào cùng các nguyên liệu khác, như nấu canh với thịt bò, xào với nấm, rau củ, làm salad, trộn gỏi với tai heo, tôm… trong thực đơn hàng tuần, bạn sẽ giảm được lượng calo nạp vào mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
5. Trị hen suyễn
Hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên su hào có tác dụng chống lại căn bệnh hen suyễn và các vấn đề liên quan đến phổi. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp su hào với cà rốt, cần tây và táo xanh để làm nước ép uống hàng ngày cũng rất tốt.
6. Thanh lọc máu và thận
Su hào được xem là loại thực phẩm cung cấp khá tốt về vitamin C, potassium, vitamin B6, vì vậy, theo các chuyên gia, su hào được đánh giá là loại thực phẩm giúp thanh lọc máu và thận tốt, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều su hào cũng gây hao tổn khí huyết.
7. Giúp thai nhi phát triển tốt hơn
Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magiê… giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai tốt hơn, hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.
Theo Dương Dương
Tổng hợp
Khám Phá
5 bí quyết giúp bạn tránh xa cảm cúm
Làm thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi bị cảm cúm trong mùa cúm này? Các nhà khoa học khuyến cáo 5 bí quyết tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh cảm cúm.
Giám đốc Bệnh viện số 1 mang tên Setrenob ở Nga, GS. Valeri Xvictutskin cho biết: Không có một phương cách đặc hiệu nào bảo vệ bạn khỏi bệnh cảm cúm trong mùa cúm.
Tuy nhiên nguyên tắc chung vẫn là: Giữ cho mình càng ít hắt hơi, sổ mũi càng tốt; rửa tay và vệ sinh mũi sau khi tham gia giao thông công cộng, đến những nơi đông người; rèn luyện thân thể; mặc quần áo phù hợp với thời tiết; ăn uống các loại thực phẩm phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, các nhiên cứu mới đây của các nhà khoa học còn đưa ra một số bí quyết sau có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh cảm, cúm một cách ngoạn mục.
1. Duy trì sinh hoạt tình dục đều đặn
Các nhà khoa học Anh đã tiến hành một nghiên cứu về lợi ích của viêc sinh hoạt tình dục đều đặn.
Những cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu được chia làm 2 nhóm. Một nhóm sinh hoạt tình dục đều đặn, nhóm kia không sinh hoạt tình dục trong khoảng thời gian 2 - 3 tháng. Kết quả là những người trong nhóm không quan hệ tình dục bị ốm nhiều gấp 2 -3 lần nhóm kia.
2. Đưa chất béo vào thực đơn hàng ngày
Tất cả các sản phẩm giàu acid béo no đóng vai trò tích cực trong hoạt động của hệ miễn dịch con người. Vì vậy tất cả các chế độ ăn kiêng chỉ nên áp dụng vào mùa hè, còn mùa đông cần ăn đầy đủ chất, kể cả chất béo để tránh xa bệnh cảm cúm.
Nếu bạn không dám ăn mỡ thì chí ít cũng đừng từ chối các loại chất béo như dầu oliu, váng sữa, sữa...
3. Ngủ đủ giấc
Lợi ích của giấc ngủ đối với sức khoẻ tất cả mọi người đều đã rõ. Đơn giản là những người ngủ 5 - 6 giờ ốm nhiều hơn gấp 3 lần những người ngủ 7 - 8 giờ mỗi ngày.
4. Tập thể dục đều đặn
Các bài tập thể dục kích thích tuần hoàn máu của các cơ quan nội tạng (trong đó bao gồm cả hai lá phổi, làm giảm nguy cơ viêm phế quản, hen suyễn và những thay đổi tiêu cực của đường hô hấp).
Vận động thể chất giúp gia tăng hoạt động của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể (bao gồm cả hệ miễn dịch), kích thích sản xuất endophine (hormon sung sướng), loại hormon giúp bạn chống lại stress và gia tăng hệ miễn dịch.
Các bài tập thể thao không chỉ củng cố hệ miễn dịch, giảm tần suất mắc bệnh, mà còn rút ngắn thời gian nằm viện.
5. Nạp ánh sáng mặt trời cho cơ thể
Người ta thường hay có xu hướng bị trầm cảm vào mùa thu, đông. Đó là hậu quả trực tiếp của việc thiếu ánh sáng mặt trời.
Rosa Shatlangôva, TS. y khoa, Chủ nhiệm Khoa y học dự phòng và sức khoẻ Học viện thể thao quốc gia mang tên Lesgaft, Nga, cho rằng - dưới tác động của ánh sáng mặt trời cơ thể con người tiết ra serotonin (hormon tích cực), hormon này điều khiển tính tích cực trong giao tiếp của con người và được tiết ra nhiều vào ban ngày.
Serotonin chịu trách nhiệm điều khiển giấc ngủ và tính hướng thiện của tâm hồn. Càng nhiều ánh sáng mặt trời, nồng độ serotonin trong cơ thể càng nhiều.
Đi dạo bộ có thể bù lại sự thiếu ánh sáng mặt trời vào mùa đông. Song cần nhớ rằng đi dạo bộ phải được thực hiện vào thời gian có ánh sáng ban ngày, chứ không đi lúc trời tối. Để có thể nạp đủ ánh sáng mặt trời cần thiết, bạn cần để mặt và tay tối thiểu 10 - 15 phút mỗi ngày dưới ánh sáng ban ngày.
Theo Mai Hương
Sức khỏe & đời sống
Những thực phẩm vàng nên ăn khi trời trở lạnh Những thực phẩm vàng, cực tốt cho sức khỏe khi thời tiết giao mùa được lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo. Những ngày này thời tiết ở miền Bắc đang có sự thay đổi nhiệt độ. Ở thời điểm chuyển mùa, cơ thể không kịp thích nghi kịp dễ mắc bệnh, nhất là với trẻ em và người lớn tuổi, sức đề...