Lý do “sốc” từ quyết định hoãn đánh Syria của Obama?
Với việc chấp nhận đề nghị của Nga, Tổng thống Obama tìm cách thoát khỏi sự trói buộc của một cuộc tấn công quân sự ít có hiệu quả.
Sự chuyển hướng từ hành động quân sự đơn phương sang ngoại giao đa phương cho thấy, đến lúc người Mỹ nên xem lại bản thân mình.
Tổng thống Obama đã khiến cho nhiều người cảm thấy ngạc nhiên, khi ông quyết định tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc hội cho kế hoạch tấn công trừng phạt chế độ Assad bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Hành động này đảo ngược một tiền lệ có từ nhiều thập kỷ qua, trong đó các quyết định tấn công quân sự ở nước ngoài – vốn là một đặc quyền của tổng thống.
Chỉ có điều, bầu không khí chính trị đang thay đổi nhanh chóng và công chúng Mỹ đã cảm thấy mệt mỏi với các cuộc can thiệp quân sự vô ích kéo dài nhiều năm qua ở những miền đất xa xôi như Iraq, Afghanistan và khiến cho hàng ngàn binh sĩ Mỹ bị thiệt mạng hoặc bị thương.
Nhanh chóng nắm bắt đề xuất “đặt vũ khí hóa học Syria dưới sự kiểm soát quốc tế” của Nga, Tổng thống Obama nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm”.
Video đang HOT
Tỷ lệ giữa cái giá phải trả cao khủng khiếp và lợi ích thu được chẳng bao nhiêu đã khiến cho người Mỹ cảm thấy kinh hoàng. Đó là một phần lý do vì sao công chúng Mỹ phản đối các kế hoạch quân sự vào Syria, một cuộc can thiệp có thể khiến nước Mỹ sa vào một cuộc chiến tranh “hao người, tốn của” thứ 3 ở Tây Á, trong vòng 12 năm qua.
Nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy kết quả giống hệt nhau: khoảng 60% người Mỹ phản đối một cuộc tấn công quân sự chống Syria, trong khi tỷ lệ ủng hộ dao động từ 20 đến 30%.
Logic rất đơn giản: nước Mỹ cần tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết trong nước do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài gây ra, chứ không phải đốt tiền đóng thuế của dân vào một cuộc chiến “vô bổ” ở Trung Đông.
Cuộc chiến này cũng rất bất lợi đối với Tổng thống Obama, khi Washington đang bị chia rẽ sâu sắc về chính trị. Tổng thống Obama cần phải dựa nhiều vào ý nguyện của dân chúng để vượt qua sự chống đối của đảng Cộng hòa liên quan đến nhiều chương trình nghị sự trong nước trong nhiệm kỳ hai. Những rủi ro của việc tiến hành một cuộc can thiệp quân sự không được lòng dân là quá rõ ràng đối với Tổng thống Obama.
Có lẽ chính vì điều này mà Tổng thống Obama đã lựa chọn cách “đá quả bóng sang phần sân của Quốc hội Mỹ”, khi châm ngòi một cuộc thảo luận toàn quốc về việc có nên dùng tên lửa đánh Syria hay không.
Và ông Obama cũng tìm cách “hoãn binh” bởi vì ông biết rõ rằng, nếu cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Mỹ được tổ chức đúng kế hoạch, nghị quyết đánh Syria do chính quyền đề xuất sẽ bị bác bỏ và ông sẽ bị bẽ mặt, mất uy tín nặng nề.
Nhận thức rõ điều này, Ngoại trưởng John Kerry đã tìm cách gỡ bí, khi “buột miệng” nói rằng để ngăn chặn một cuộc tấn công quân sự, Tổng thống Assad phải “chuyển giao tất cả các loại vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế trong tuần tới”. Gợi ý này đã được phía Nga nhanh chóng nắm bắt và biến thành đề xuất “đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế” để tránh một cuộc tấn công quân sự tiềm tàng chống chế độ Assad.
Thông qua phát biểu tưởng chừng như tình cờ này, ông Obama đã nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm”, nhanh chóng nắm bắt đề xuất của Nga và tránh cho mình một thảm bại nhãn tiền.
Theo Báo Kiên thức
Đài Loan, Philippines tìm cách hạ nhiệt căng thẳng
Đài Bắc muốn sớm kết thúc căng thẳng vì vụ bắn tàu trong khi Manila tuyên bố sẽ xem xét điều tra chung.
Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu tuyên bố căng thẳng hiện nay về vụ lực lượng tuần duyên Philippines bắn tàu cá Đài Loan sáng 9.5 khiến một ngư dân thiệt mạng nên được giải quyết càng sớm càng tốt. Theo Hãng tin CNA, ông Mã còn nhấn mạnh 2 bên cần điều tra chung về vụ việc và ra lệnh cho các cơ quan ngoại giao và tư pháp Đài Loan tiếp tục thương lượng với Philippines về vấn đề này. Ngày 19.5, lãnh đạo Cơ quan Ngoại giao Đài Loan Lâm Vĩnh Lạc tuyên bố một phái đoàn Đài Loan sẽ sớm đến Philippines để điều tra sau khi 2 bên thống nhất về cách hợp tác.
Nhân viên điều tra Đài Loan cùng ngư dân xem xét tàu cá bị bắn - Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng văn hóa và kinh tế Manila (MECO) ở Đài Loan Amadeo Perez ngày 19.5 tuyên bố Philippines đang chờ cơn giận của người dân đảo này hạ nhiệt để 2 bên có thể bình tĩnh giải quyết bất đồng. Phát biểu trên được đưa ra sau khi người dân Đài Loan tổ chức nhiều cuộc biểu tình rầm rộ phản đối Manila và một công nhân Philippines tại Đài Loan bị đánh gãy tay (không phải Đặc phái viên Tổng thống Philippines Amadeo Perez bị đánh gãy tay như thông tin trên Thanh Niên số ra ngày 19.5).
Sau vụ nổ súng, Đài Loan bắt đầu tăng cường tàu tuần tra ở vùng biển phía nam đảo này. Báo Taipei Times hôm qua đưa tin tính từ ngày 10.5, lực lượng tuần duyên đã điều thêm 3 tàu tuần tra cỡ lớn, được trang bị súng 20 mm, súng máy hạng nhẹ T75 và súng trường T65... đến khu vực. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Đài Loan cũng có thể dùng những tàu này để tăng cường hoạt động trái phép ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong một diễn biến khác, báo The Philippine Star ngày 19.5 dẫn lời một quan chức Philippines cho hay Manila đang rất quan ngại sau vụ một tàu chiến Trung Quốc rượt đuổi tàu Philippines ở biển Đông trong gần một giờ đồng hồ. Vụ việc xảy ra hồi giữa tuần và giới chức Manila cáo buộc đây là hành động bắt nạt trắng trợn.
Tàu Trung Quốc "có vũ trang" xuất hiện ở Trường Sa Trung Quốc đang dùng tàu Ngư chính 311 để bảo vệ 32 tàu cá đang đánh bắt trái phép ở vùng biển tây nam quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo Tân Văn xã, tàu Ngư chính 311 đã gia nhập đội tàu nói trên từ chiều 18.5. Đây là một trong những tàu ngư chính lớn nhất của Trung Quốc, được cho là có trang bị súng cỡ lớn. Trong một diễn biến khác, giới chức Trung Quốc đang điều tra thông tin một số người CHDCND Triều Tiên có vũ trang đã cướp một tàu cá Trung Quốc và bắt cóc 16 thủy thủ để đòi tiền chuộc 98.000 USD vào ngày 6.5, theo AFP.
Theo vietbao
Hơn 70 nữ sinh bị đầu độc bằng khí gas ngay tại trường học Hàng chục nữ sinh ở Afghanistan đã được đưa đến bệnh viện điều trị sau khi bị đầu độc tại trường học. Vụ đầu độc xảy ra tại trường Bibi Maryam, thành phố Taluqan, thủ phủ của tỉnh Takhar. Có khoảng 74 nữ sinh bị ngộ độc sau khi hít phải khí gas. Sulaiman Moradi, phát ngôn viên của thống đốc Takhar cho...