Lý do quan hệ t.ình d.ục sớm làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây t.ử v.ong cho phụ nữ thứ hai sau ung thư vú.
Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. Quan hệ t.ình d.ục sớm cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
1. Nhiễm HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung được chứng minh là do sự tồn tại của virus HPV. HPV là từ viết tắt của Human Papilloma Virus, là loại virus gây u nhú ở người, lây truyền phổ biến nhất qua quan hệ t.ình d.ục và là yếu tố có liên quan đến 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, 90-100% ung thư cổ tử cung có HPV dương tính.
Mặc dù có tới hơn 200 type HPV khác nhau, nhưng chỉ khoảng 40 type lây nhiễm ở đường s.inh d.ục và ít nhất 15 type liên quan đến ung thư. Một số loại HPV có thể gây ra mụn cóc (u nhú) trên hoặc xung quanh bộ phận s.inh d.ục và h.ậu m.ôn của cả nam và nữ, ở cổ tử cung và trong â.m đ.ạo phụ nữ.
Một số loại HPV được coi là có nguy cơ cao vì chúng có thể gây ung thư bởi vì chúng có nhiều khả năng phát triển thành ung thư theo thời gian. Các loại HPV nguy cơ cao phổ biến bao gồm HPV 16 và 18.
Nhiễm virus HPV là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung.
2. Nguy cơ ung thư cổ tử cung tăng lên nếu phụ nữ có quan hệ t.ình d.ục sớm
Video đang HOT
Ngoài nguyên nhân hàng đầu do nhiễm HPV, một số yếu tố nguy cơ khác như: Quan hệ t.ình d.ục không an toàn , quan hệ t.ình d.ục sớm, có nhiều bạn tình, nhiễm Chlamydia , suy giảm miễn dịch, hút t.huốc l.á… cũng có thể góp phần gây ung thư cổ tử cung. Trong đó, nguy cơ do quan hệ t.ình d.ục sớm có liên quan đến HPV.
Theo BSCKI Hoàng Trọng Điểm, chuyên khoa Ung bướu, trong các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung có thể kiểm soát, phòng ngừa được thì lây nhiễm HPV qua quan hệ t.ình d.ục là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của ung thư cổ tử cung.
Loại virus này có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, đặc biệt là lây lan qua quan hệ t.ình d.ục, bao gồm cả quan hệ t.ình d.ục qua đường â.m đ.ạo, h.ậu m.ôn, thậm chí cả đường miệng.
Một số yếu tố liên quan đến tiền sử t.ình d.ục có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bởi việc tăng khả năng tiếp xúc với HPV là quan hệ t.ình d.ục khi còn trẻ, quan hệ t.ình d.ục không an toàn, có nhiều bạn tình.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) , tuổi mà phụ nữ có quan hệ t.ình d.ục đầu tiên cũng được coi là một yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung vì tổn thương có thể gây ra cho cổ tử cung vào thời điểm nó vẫn đang phát triển. Nguy cơ nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ bắt đầu quan hệ t.ình d.ục khoảng 15 tuổi đã được chứng minh là cao gấp đôi so với những người quan hệ t.ình d.ục sau 20 tuổi.
Nhiễm víu gây u nhú ở người thường xảy ra ngay sau lần sinh hoạt t.ình d.ục đầu tiên và nó có nhiều khả năng xảy ra ở phụ nữ vị thành niên hơn phụ nữ lớn tuổi vì quá trình biến chất vảy của vùng chuyển đổi cổ tử cung hoạt động mạnh hơn trong thời niên thiếu và là cơ hội dễ bị lây nhiễm HPV.
Cũng có bằng chứng cho thấy những người từng là nạn nhân của lạm dụng t.ình d.ục khi còn nhỏ có tỷ lệ phát hiện HPV ở bộ phận s.inh d.ục cao hơn những người không có tiền sử như vậy.
Phụ nữ trải qua hoạt động t.ình d.ục lần đầu khi còn trẻ và sau đó bị nhiễm HPV có thể có nguy cơ gây ung thư cao hơn theo thời gian nếu tình trạng n.hiễm t.rùng này kéo dài.
3. Biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng HPV
Nhiễm HPV không có cách điều trị khỏi nhưng có đã vaccine phòng ngừa. Hiện nay đã có vaccine phòng ngừa những type HPV gây bệnh phổ biến nhất.
Vaccine phòng HPV hoạt động tốt nhất nếu được tiêm trước khi tiếp xúc với HPV. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng cho các bé gái từ 9-14 tuổi, khi hầu hết chưa bắt đầu hoạt động t.ình d.ục. Cần tiêm đầy đủ 3 mũi theo đúng lịch để đảm bảo hiệu lực của thuốc.
Một nghiên cứu ở Anh cũng cho thấy, các bé gái được tiêm phòng HPV càng sớm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung trong tương lai của họ càng thấp.
Theo đó, đối với những trẻ em gái được tiêm phòng HPV ở độ tuổi 12-13, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung thấp hơn 87% so với những trường hợp không được tiêm phòng. Tỷ lệ này thấp hơn 62% ở những người được tiêm phòng ở độ tuổi 14-16 và thấp hơn 34% ở những người được tiêm ở độ tuổi 16-18.
Việc tiêm vaccine cho phụ nữ sau lần quan hệ t.ình d.ục đầu tiên có thể ngăn ngừa tái nhiễm hoặc tái kích hoạt bệnh với các loại virus có trong vaccine.
Bỏ qua lời khuyên bác sĩ, t.ử v.ong sau hơn 1 năm có dấu hiệu lạ khi quan hệ
Sau lần gần gũi chồng, chị Thái thấy m.áu c.hảy nhiều nhưng bỏ qua lời khuyên đi khám của bác sĩ. Nửa năm sau, chị tới viện vì hiện tượng này tái diễn, phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoan muộn, di căn nhiều nơi.
Sau sinh nhật 35 tuổi, chị Thái (Hà Nội) hốt hoảng khi thấy m.áu c.hảy nhiều sau khi gần gũi với chồng. Lo lắng, chị hỏi bác sĩ phụ sản quen biết, được khuyên phải đến khám ngay. Tuy nhiên, vì máu ngừng ra, các lần quan hệ sau đó không thấy hiện tượng này, chị nghĩ "không sao" nên không đi khám.
Nửa năm trôi qua, nỗi ám ảnh đau và ra máu sau quan hệ lại tìm đến chị. Bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám, phát hiện chị Thái bị ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn xâm lấn ra vùng tiểu khung.
Dù được xạ trị và điều trị nhiều biện pháp nhưng tình trạng di căn quá nhiều. Người phụ nữ 35 tuổi mất sau 10 tháng phát hiện bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Minh Thanh, Trưởng Khoa Khám chuyên gia, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho hay gần đây số phụ nữ đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tăng. Nhiều người đi khám vì thấy dấu hiệu bất thường, được bác sĩ t.ư v.ấn sàng lọc.
Theo bác sĩ Thanh, từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi 35 - 44 tuổi. "Việc tầm soát ung thư cổ tử cung nên thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ t.ình d.ục", bác sĩ Thanh khuyến cáo.
Tầm soát ung thư cổ tử cung tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư. Nhờ vậy, quá trình ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư cổ tử cung đạt thành công lên tới 75 - 95%.
Thực tế nhiều phụ nữ trẻ, khoảng 22-24 tuổi, đi khám vô sinh, hiếm muộn nhưng lại phát hiện nhiễm virus HPV kèm tổn thương cổ tử cung mức độ cao, sát ung thư. Nếu không phát hiện sớm những tổn thương này, chỉ 2-3 năm sau sẽ tiến triển thành ung thư.
Phụ nữ nên thực hiện khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP). Đây là xét nghiệm tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung, là những tế bào bắt đầu có những biến đổi đầu tiên.
Ngoài xét nghiệm PAP, nên làm thêm xét nghiệm tìm virus HPV ở cổ tử cung vì đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung. Quy trình thực hiện nhanh, gọn, chỉ mất vài phút.
Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm. Đa số định kỳ là từ 1 - 3 năm/lần. Sau khi xét nghiệm tầm soát xong, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm bổ sung như: soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung... để có chẩn đoán chính xác.
Nếu xác định đi khám sàng lọc, chị em nên lưu ý:
- Tránh quan hệ t.ình d.ục, sử dụng các sản phẩm thuốc â.m đ.ạo, sản phẩm vệ sinh â.m đ.ạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.
- Tránh tầm soát loại ung thư này khi đang có k.inh n.guyệt. Nên làm sau khi chu kỳ k.inh n.guyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày.
- Đối với các trường hợp â.m đ.ạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Ảnh: Bệnh viện K
Các thầy thuốc khuyến cáo, nếu chị em thấy c.hảy m.áu bất thường giữa chu kỳ k.inh n.guyệt, k.inh n.guyệt nhiều và không đều, dịch âm đạo bất thường, mùi khó chịu; đau khi quan hệ; c.hảy m.áu sau quan hệ thì cần lưu ý tới bệnh viện để kiểm tra chẩn đoán bệnh, đây có thể là bệnh lý viêm, hoặc có u xơ nhưng không loại trừ cảnh báo bạn mắc ung thư.
Những nguy hiểm rình rập nam giới lười vệ sinh vùng kín Nhiều nam giới nghĩ rằng vệ sinh vùng kín, thay đồ lót hàng ngày là không cần thiết. Thực tế, điều đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chồng tôi năm nay 31 tuổi. Tôi vừa lập gia đình được 6 tháng nhưng chưa có con. Khi đi khám sức khỏe, bác sĩ cho biết anh ấy bị viêm...