Lý do quân đội Na Uy huấn luyện binh sĩ chôn cất đồng đội
Quân đội Na Uy đang triển khai huấn luyện binh sĩ chôn cất đồng đội và đối phó với thiệt hại về lực lượng nhằm củng cố tinh thần của người lính cho các trận chiến quy mô lớn.
Binh sĩ quân đội Na Uy tham gia một cuộc tập trận năm 2022. Ảnh: AFP
Hãng truyền thông NRK đưa tin cuộc huấn luyện này nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận quân sự tại thao trường Setermoen ở hạt Troms, phía Bắc Na Uy.
Theo đó, ngoài việc huấn luyện các hoạt động chiến tranh cho binh sĩ, quân đội Na Uy cũng chú ý đến khía cạnh tinh thần của lính tráng, bao gồm cả việc chôn cất đồng đội trên chiến trường.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận, một số binh sĩ đóng vai bị thương và hỗ trợ đồng đội đã bất lực. Một bức ảnh dường như được chụp vào mùa Hè, do NRK chia sẻ cho thấy một đội binh sĩ Na Uy đứng cạnh ngôi mộ mới, gắn cây thánh giá bằng gỗ bên trên. Một bức khác, chụp vào mùa Đông mô tả quân nhân “bị thương” nằm trên tuyết, dường như đang chờ được kéo ra ngoài.
Video đang HOT
Một quân nhân có tên Jens Espeland nói với NRK: “Chúng tôi phải suy nghĩ và suy ngẫm xem cuộc sống hàng ngày thực sự là như thế nào”. Jens Espeland thừa nhận rằng ngay cả khi được đào tạo, vẫn khó có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho tình huống như vậy.
Trung sĩ có tên Stian Mo lại tâm sự rằng anh đã sử dụng kinh nghiệm đau thương của cá nhân mình từ cuộc chiến ở Afghanistan, nơi anh mất đi đồng đội trong một vụ đánh bom xe, trong quá trình huấn luyện này.
Trong một diễn biến khác, Na Uy đặt mục tiêu chi quốc phòng lên ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2026, phù hợp với mục tiêu dài hạn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) mà nước này là thành viên.
Trong bối cảnh diễn ra xung đột Nga – Ukraine, giới chức Na uy cho rằng cần phải xây dựng một quân đội có tiềm lực hơn.
Báo cáo đáng lo ngại của Bộ Quốc phòng Mỹ
Bộ Quốc phòng Mỹ đã điều tra 183 cáo buộc liên quan hoạt động cực đoan của quân nhân nước này vào năm ngoái, trong đó có 78 trường hợp muốn lật đổ chính phủ.
Tờ Stars and Stripes ngày 2-12 dẫn báo cáo vừa được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố cho biết ngoài 78 trường hợp nêu trên, tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ còn điều tra 44 quân nhân bị cáo buộc ủng hộ khủng bố. 22 quân nhân khác bị cáo buộc ủng hộ hoặc sử dụng bạo lực để đạt được mục đích chính trị, tôn giáo hay phân biệt đối xử.
Báo cáo ghi nhận tổng cộng 275 cáo buộc, trong đó 68 cáo buộc không có căn cứ, 136 cáo buộc vẫn còn bỏ ngỏ và 69 cáo buộc dẫn đến việc quân nhân phải nhận một số hình phạt, bao gồm 2 vụ ra tòa quân sự và 19 vụ giải ngũ không tự nguyện.
Báo cáo cho thấy Lục quân Mỹ là lực lượng có nhiều binh sĩ bị cáo buộc nhất, với 130 trường hợp. Tiếp đến là Không quân Mỹ với 29 trường hợp, trong khi Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ mỗi lực lượng có 10 trường hợp.
Quân nhân Mỹ được điều động sau vụ bạo loạn Điện Capitol ở Washington ngày 6-1-2021. Ảnh: U.S. Army
Trước đó, vào tháng 8, tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã công bố báo cáo cho thấy các nhà tuyển dụng quân sự đôi khi bỏ qua quy trình sàng lọc, vốn được tiến hành để loại bỏ những cá nhân liên quan các băng nhóm tội phạm hoặc các nhóm cực đoan nhập ngũ.
Báo cáo nêu trên phát hiện 53 trong tổng số 129 ứng viên, tương đương 41%, không được hỏi về việc liệu họ có mối quan hệ nào với các băng đảng hay các nhóm cực đoan không.
Ông chủ Lầu Năm Góc Lloyd Austin đã thực hiện nhiều động thái nhằm đảm bảo chủ nghĩa cực đoan bị xóa sổ trong Bộ Quốc phòng Mỹ. Chẳng hạn, huấn luyện quân đội để nhận biết và báo cáo các dấu hiệu về chủ nghĩa cực đoan trong quân nhân của họ.
Nỗ lực chống chủ nghĩa cực đoan được Lầu Năm Góc ưu tiên sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol hồi tháng 6-1-2021. Vụ bạo loạn này diễn ra sau khi đám đông ủng hộ ông Donald Trump tìm cách ngăn Quốc hội Mỹ chứng nhận chiến thắng bầu cử của Tổng thống Joe Biden.
Giới chức Lầu Năm Góc khẳng định họ biết các nhóm cực đoan, đặc biệt là các tổ chức cực hữu và các tổ chức chống chính phủ, đang hối thúc những thành viên trẻ tuổi nhập ngũ để được huấn luyện quân sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ưu tiên chống chủ nghĩa cực đoan trong quân đội. Ảnh: Reuters
Israel, Hezbollah đấu súng 3 ngày liền ở biên giới Căng thẳng bạo lực giữa Israel và Hezbollah leo thang với đợt đấu súng xuyên biên giới 3 ngày liên tiếp, gây nhiều thương vong cho cả hai bên. Tính đến ngày 3-12, Lực lượng Phòng vệ Israel đã đấu súng xuyên biên giới với các chiến binh nhóm vũ trang Hezbollah (Lebanon) ngày thứ ba liên tiếp, theo hãng tin Reuters. Cụ...