Bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng
Tình hình bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng với thông tin binh sĩ CHDCND Triều Tiên tại Khu vực an ninh chung (JSA) ở giới tuyến hai miền đã mang theo súng ngắn khi xuất hiện tại đây.
Binh sĩ Hàn Quốc tại Bàn Môn Điếm hồi tháng 3.2023. Ảnh REUTERS
Năm 2018, Hàn Quốc và Triều Tiên đạt thỏa thuận lịch sử mà một phần trong đó là không trang bị vũ khí cho binh sĩ tại JSA (còn được gọi là làng đình chiến Bàn Môn Điếm), địa điểm thuộc Khu phi quân sự liên Triều (DMZ). Mới đây, sau khi Triều Tiên phóng tên lửa mang vệ tinh vào không gian, Seoul tuyên bố từ bỏ sau một phần thỏa thuận, tiếp đến Bình Nhưỡng cũng tuyên bố từ bỏ thỏa thuận.
Hãng tin Yonhap ngày 28.11 dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ binh sĩ Triều Tiên đã bắt đầu mang theo súng ngắn từ cuối tuần qua, trong khi binh sĩ Hàn Quốc vẫn không có vũ khí. Cũng trong ngày 28.11, Hãng tin KCNA cho hay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xem xét các bức ảnh mà vệ tinh do thám đầu tiên của nước này chụp Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và các tàu sân bay tại một căn cứ hải quân ở Mỹ.
Triều Tiên hủy thỏa thuận quân sự với Hàn Quốc, tuyên bố triển khai vũ khí mới
Vụ phóng vệ tinh mới nhất của Bình Nhưỡng đã dẫn đến màn khẩu chiến công khai hiếm thấy giữa đại sứ của Mỹ và Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc hôm 27.11. Trong khi phía Mỹ tuyên bố các cuộc tập trận của họ ở bán đảo Triều Tiên chỉ mang tính phòng thủ, phía Triều Tiên cho rằng Washington đang đe dọa họ bằng vũ khí hạt nhân và Bình Nhưỡng có quyền phát triển các hệ thống vũ khí tương tự Mỹ.
Mỹ quan ngại về tình hình quân nhân đào tẩu sang Triều Tiên
Washington hôm 20.7 bày tỏ quan ngại về số phận một binh sĩ Mỹ đã trốn sang CHDCND Triều Tiên hai ngày trước, cáo buộc Bình Nhưỡng từng ngược đãi những người Mỹ bị bắt giữ.
Một tháp canh của quân đội Triều Tiên nhìn từ Hàn Quốc. ẢNH REUTERS
Travis King, một binh nhì của Lục quân Mỹ, đã bất ngờ lao qua giới tuyến quân sự giữa hai miền bán đảo Triều Tiên từ phía Hàn Quốc khi đang tham quan làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 18.7. Đây là đường phân chia ranh giới tạm thời giữa Triều Tiên và Hàn Quốc sau khi cuộc chiến hai miền kết thúc vào năm 1953 bằng một thỏa thuận ngừng bắn.
Trong phát biểu công khai đầu tiên về vụ việc, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth cho biết Washington đã tìm mọi cách để cố gắng liên lạc với Bình Nhưỡng, kể cả thông qua các kênh liên lạc của Liên Hiệp Quốc. Song Triều Tiên vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản ứng nào, theo các quan chức Mỹ.
Mỹ chưa có manh mối binh nhì vượt giới tuyến chạy sang Triều Tiên
"Thành thật mà nói, tôi lo lắng cho cậu ấy", bà Wormuth nói tại Diễn đàn An ninh Aspen (ở Colorado, Mỹ) hôm 20.7, theo Reuters. Bà nhắc lại trường hợp Otto Warmbier, một sinh viên đại học Mỹ đã bị giam giữ ở Triều Tiên trong 17 tháng và đã qua đời ngay sau khi được đưa về Mỹ trong tình trạng hôn mê vào năm 2017.
"Tôi lo lắng về cách họ có thể đối xử với cậu ấy. Vì vậy, (chúng tôi) muốn đưa cậu ấy trở về", bà Wormuth cho biết.
Các quan chức Mỹ vẫn chưa xác định được lý do binh nhì King, 23 tuổi, vượt qua giới tuyến ở khu phi quân sự liên Triều. Song bà Wormuth thừa nhận rằng quân nhân này có thể lo lắng về việc phải đối mặt với các hình thức kỷ luật tiếp theo từ quân đội khi trở về nhà ở Mỹ.
Bà cũng cho hay bà không biết về bất kỳ thông tin nào chứng minh binh nhì King là một người ủng hộ Triều Tiên và Lầu Năm Góc đã bác bỏ những nhận định cho rằng việc quân nhân này bị bắt tại Triều Tiên có thể gây ra tổn thất tình báo.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết văn phòng phản gián của Lục quân Mỹ cũng như lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc đang tiến hành điều tra động cơ khiến binh nhì King đưa ra quyết định khó hiểu như vậy.
Bà Singh từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi Lầu Năm Góc có tin rằng binh nhì King vẫn còn sống hay không. Bà cho biết, về mặt chính thức, quân đội Mỹ hiện xem đây là một vụ "vắng mặt không phép", và không thể cung cấp bất kỳ thông tin nào về tình trạng của quân nhân này.
Triều Tiên vẫn giữ im lặng về vụ việc và các quan chức Mỹ cho biết Bình Nhưỡng đã không phản hồi liên lạc từ quân đội Mỹ.
Bình Nhưỡng cảnh báo Bán đảo Triều Tiên bên 'bờ vực bùng nổ' Các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ với Hàn Quốc đang đẩy khu vực Bán đảo Triều Tiên đến gần hơn với một cuộc xung đột vũ trang. Binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ tham gia cuộc tập trận chung tại Yeoncheon, cách thủ đô Seoul 60 km về phía bắc, ngày 13/3/2023. Ảnh: YONHAP/TTXVN Cảnh báo trên được Triều Tiên...