Lý do người cao tuổi ‘chiếm lĩnh’ thị trường lao động ở Hàn Quốc
Trong năm 2022, Hàn Quốc lần đầu ghi nhận số người lao động trên 60 tuổi đông hơn những người lao động ở độ tuổi 20.
Hình ảnh người già tiếp tục làm việc trong những năm tháng hưu trí không còn là hiếm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề già hóa dân số, thiếu lao động đã được giải quyết phần nào nhờ lực lượng “tóc bạc” này.
Tờ Chosun Ilbo dẫn dữ liệu từ Cục Thống kê Hàn Quốc cho hay, tính đến hết quý 4 năm 2022, nước này có 3,38 triệu người trên 60 tuổi được tuyển dụng trong khi chỉ có 3,2 triệu người trong độ tuổi 20 có việc làm. So với năm 2021, số người già có việc làm tăng 284.000 trường hợp, trong khi số người trẻ tuổi được tuyển dụng đã giảm đi 36.000 người.
Đây là lần đầu tiên trong hai năm 2021-2022, số liệu người trẻ tuổi có việc làm bị giảm sút khi xét theo các quý, và điều này đưa tỷ lệ người lao động trên 60 tuổi ở Hàn Quốc lên mức 16,5%, so với 15,8% người lao động nằm trong độ tuổi 20.
Người cao tuổi Hàn Quốc tìm kiếm việc làm. Ảnh: Chosun
Video đang HOT
Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là bởi số người cao tuổi ở nước này đông hơn người trẻ. Người cao tuổi chiếm 25% dân số, trong khi người ở độ tuổi 20 chỉ chiếm khoảng 12-13%.
“Tuy nhiên, một số nhân tố khác cũng có thể tính đến. Số lượng việc làm trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dành cho những người ở độ tuổi 20 đã giảm đáng kể trong quý 4 năm ngoái, và chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân chuyện này”, chuyên gia Cha Jin-suk làm việc tại Cục Thống kê Hàn Quốc nói.
Trong khi đó, giáo sư Lee Chul-hee làm việc tại Đại học Quốc gia Seoul lại nhận định rằng các công ty dường như muốn tránh xa những người lao động trẻ. “Bởi khi thuê người lao động trẻ tuổi, các doanh nghiệp thường phải thực hiện nghĩa vụ đảm bảo các vị trí cố định lâu dài, trong khi thuê những người cao tuổi sẽ giúp họ linh hoạt hơn”, Lee cho hay.
Theo tờ Chosun Ilbo, y tế và phúc lợi xã hội là những lĩnh vực ghi nhận sự gia tăng cao nhất về số người lao động cao tuổi làm việc, thường với vai trò người chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, số lượng người lao động cao tuổi làm việc bán thời gian ở các cửa hàng tiện lợi, quán rượu và quán cà phê cũng tăng cao.
Dựa trên dữ liệu do Cổng thông tin việc làm bán thời gian Albamon công bố, đã có tới 3,39 triệu quảng cáo việc làm bán thời gian dành cho người cao tuổi được đăng trên nền tảng này trong 8 tháng đầu năm 2022, tăng 64,8 % so với năm 2021 và 184,6% so với năm 2020.
Trước đây, các công việc bán thời gian được ‘chiếm lĩnh’ bởi những người trong độ tuổi thanh thiếu niên tới 30. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nhiều công việc như vậy ngày càng thu hút người cao tuổi muốn kiếm thêm thu nhập.
Những người trẻ thường muốn lựa chọn những công việc mang tính tự do thông qua các ứng dụng như đi giao đồ ăn, bởi những việc như vậy cho phép họ sắp xếp thời gian của bản thân một cách linh hoạt. Các chủ doanh nghiệp sau đó đành phải tuyển dụng người cao tuổi vào làm việc.
“Đây là lần đầu tôi thuê một người lao động trên 50 tuổi làm công việc bán thời gian. Thật khó có thể tuyển những người trẻ tuổi, nên khi đăng quảng cáo tôi không yêu cầu về độ tuổi. Nhiều người trẻ thường bỏ việc sau 1-3 tháng, và phần lớn không hứng thú với công việc bán thời gian”, chủ một quán rượu cho biết.
Một số chủ doanh nghiệp sau khi nhận người cao tuổi vào làm đã thay đổi cách suy nghĩ và nhận thấy lợi ích khi thuê nhóm người này “bởi họ đáng tin cậy hơn”.
“Không giống với người lao động trẻ, những người dễ từ bỏ công việc bán thời gian, thì người lao động cao tuổi có trách nhiệm hơn và thời gian làm việc cũng lâu hơn. Nếu có thể, từ giờ tôi sẽ thuê thêm người lao động cao tuổi”, chủ một cửa hàng tiện lợi ở thành phố Seongnam thuộc tỉnh Gyeonggi, cho hay.
Số người cao tuổi sống đơn thân ở Hàn Quốc tăng kỷ lục
Ngày 4/8, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSTAT) cho biết cứ 5 người cao tuổi ở Hàn Quốc thì có hơn 1 người sống một mình, mức cao kỷ lục từ trước đến nay, làm dấy lên mối lo ngại về vấn đề già hóa dân số ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Người cao tuổi tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, số liệu của KOSTAT cho thấy, tính đến tháng 11/2022, tại Hàn Quốc có 1,97 triệu người, tương đương 21,8% trong số 9,04 triệu người trên 65 tuổi, sống một mình. Như vậy, xu hướng này tăng dần trong những năm gần đây, từ mức 1,22 triệu người vào năm 2015, hay 1,44 triệu người vào năm 2018 và 1,82 triệu người vào năm 2021. KOSTAT cũng cho biết tỷ lệ hộ gia đình độc thân trong số những người cao tuổi đang ở mức cao nhất từng được ghi nhận.
Những phát hiện này được đưa ra khi tổng số công dân cao tuổi lần đầu tiên vượt qua con số 9 triệu vào năm 2022 và dự báo tăng mạnh trong tương lai. Người cao tuổi dự báo sẽ chiếm hơn 20% tổng dân số Hàn Quốc vào năm 2025 và 49,8% vào năm 2050. Số lượng người cao tuổi ngày càng tăng xuất hiện cùng với một xu hướng nhân khẩu học khác ở Hàn Quốc - tỷ lệ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn cao nhất thế giới, ở mức 40,4% tính đến năm 2020. Nhiều người cao tuổi vẫn làm việc ngay cả khi đã nghỉ hưu để thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Ngoài ra, theo KOSTAT, những người lớn tuổi sống một mình có xu hướng ít thành công hơn trong công việc so với những người có một hoặc nhiều thành viên trong gia đình.
KOSTAT cũng cho biết chỉ có 41% số hộ gia đình một người có thể tìm được việc làm vào năm 2022, so với 61,2% đối với những hộ gia đình có nhiều thành viên hơn. Về thu nhập, năm ngoái, các hộ gia đình một người có thu nhập trung bình hằng tháng là 1,57 triệu won, so với 3,75 triệu won của những hộ gia đình có nhiều hơn một thành viên.
WHO lo ngại số người già ở châu Âu nhiều hơn số người dưới 15 tuổi Ngày 11/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết vào năm 2024, số người trên 65 tuổi tại châu Âu sẽ nhiều hơn số người dưới 15 tuổi. Người cao tuổi tại Milan, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN WHO nhấn mạnh xu hướng này đồng nghĩa với việc các nước châu Âu phải đối mặt với các thách thức về chăm sóc sức...