Lý do Nga, Trung Quốc và Ấn Độ rời xa USD trong thương mại
Cả Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đều có chủ trương đi theo chiều hướng thương mại không sử dụng USD. Vậy động lực đằng sau xu hướng này là gì?
Lãnh đạo Nga, Trung Quốc và Ấn Độ khi cùng dự sự kiện. Ảnh: AFP
Tuần này, lãnh đạo ngân hàng phát triển quốc gia Nga Vnesheconombank – ông Igor Shuvalov xác nhận rằng Nga và Trung Quốc đang xem xét về giải quyết các thỏa thuận thương mại bằng đồng tiền nội địa của hai quốc gia. Gần đây, Ấn Độ còn tuyên bố sẽ dùng đồng ruble trả Nga trong thương vụ mua hệ thống phòng không S-400.
Thương vụ S-400 với đồng ruble này được cho là một quyết định mang tính địa chính trị của Ấn Độ. Điều này tạo điều kiện để cả Nga và Ấn Độ có thể tránh “cơn đau đầu” bởi lệnh trừng phạt có thể ập đến từ Mỹ. Ngày 20/9, Mỹ đã áp lệnh trừng phạt lên quân đội Trung Quốc do lực lượng này mua tiêm kích Su-35 và hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Tuy nhiên, tồn tại một lý do thực tiễn đối với động thái tránh xa đồng bạc xanh của Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, đó chính là tỷ giá hối đoái.
Video đang HOT
Trong tháng 9, kênh CNBC thực hiện khảo sát đồng nội tệ của 143 quốc gia và nhận thấy hơn 80% chịu mức giảm giá trị so với đồng USD kể từ tháng 1. Trong đó, Venezuela, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu mức lớn nhất. Đồng nội tệ của Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cũng chung hoàn cảnh giảm giá trị lần lượt là 15%, 11% và 5% so với đồng USD.
CNBC cho biết diễn biến này bắt nguồn từ chính sách tiền tệ của Mỹ do Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) nâng lãi suất nhiều lần kể từ khi ông Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng. Không dừng lại, FED cam kết sẽ tăng thêm 5 lần nữa trong 15 tháng tới.
Trước tình hình này, nhiều nền kinh tế đang xoay sở tìm cách thay thế thỏa thuận thương mại do USD “chiếm lĩnh”.
Có thể lấy thương vụ hệ thống phòng không S-400 của Nga và Ấn Độ là ví dụ điển hình. Nhà quan sát kinh tế Alexander Lesnykh ước tính rằng giao dịch trị giá 5 tỷ USD sẽ tương đương với 331 tỷ ruble.
Tính đến ngày 1/1/2018, 1 rouble tương đương 0,89 rupee và đến cuối tháng 10 là 0,88 rupee. Ông Lesnykh nói: “Nếu đem so sánh, tính đến 1/1, thì 1 USD=57,04 rouble trong khi vào ngày 1/11 là 65,6 rouble”.
Điều này cho thấy biến động giữa rouble/USD là quá lớn so với rouble/rupee.
Tỷ giá hối đoái giữa rouble và nhân dân tệ Trung Quốc cũng khá ổn định, trong tháng 1 là 1 rouble=0,11 nhân dân tệ trong khi đến ngày 1/11 là 0,10 nhân dân tệ. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái giữa rupee và nhân dân tệ cũng giữ mức không nhiều biến động.
Theo Báo Tin tức
Giá vàng đang ở mức thấp nhất trong gần 1 tháng nay
Cùng với xu hướng vàng thế giới, giá vàng nội địa tiếp tục lao dốc không phanh trong bối cảnh đồng USD đang dễ dàng phục hồi trở lại.
Vào lúc 9g30 sáng nay (10/11), vàng nữ trang 99,99 được Tập đoàn Doji niêm yết tại Hà Nội và Đà Nẵng với giá 34,20-34,90 triệu đồng/lượng, tăng 27.000 đồng/lượng theo chiều mua vào, bán ra so với chốt phiên hôm trước (9/11), trái ngược với thị trường vàng tại TP.HCM, tăng 25.000 đồng/lượng, dao động ở mức 34,17-34,87 triệu đồng/lượng.
Thương hiệu vàng rồng Thăng Long 999,9 được Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở ngưỡng 34,66 triệu đồng/lượng theo chiều mua vào và 35,11 triệu đồng/lượng theo chiều bán ra, giảm 69.000 đồng/lượng mỗi chiều so với cuối giờ chiều qua.
Trong khi đó, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng ở ngưỡng 36,340-36,52 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), tại TP.HCM là 36,340-36,50 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). So với giá chốt phiên liền trước, mức giá trên 3 thị trường này đã giảm 10.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm trên, vàng thế giới trên sàn Kitco giao ngay ở mức 1209,40 - 1210,40 USD/ounce, giảm 10 USD so với phiên giao dịch hôm qua. Đây là mức thấp nhất trong gần 1 tháng nay. Hiện giá vàng hôm nay thấp hơn 5,85% (75,1 USD/ounce) so với cuối năm 2017.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa kết thúc cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) tháng 11. Đúng như dự đoán của giới chuyên gia, FED nhất trí duy trì mức lãi suất hiện tại là 2-2,25%. FOMC khẳng định, kể từ sau cuộc họp tháng 9 của Ủy ban này, thị trường lao động tiếp tục tăng trưởng, các hoạt động kinh tế vẫn đang ở mức "mạnh".
Cuộc họp lần này một lần nữa củng cố mục tiêu tăng lãi suất đồng USD thêm 25 điểm cơ bản (0,25%) vào tháng 12 tới nhằm kiểm soát chỉ số lạm phát dài hạn, đang được FED dự báo sẽ có biến động nhẹ ở mức cân bằng.
Lãi suất đồng USD tăng lên đẩy giá đồng đôla tăng theo và lợi suất trái phiếu cũng tăng, làm giảm nhu cầu đối với vàng.
Lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm 0,19% xuống còn 755,23 tấn trong phiên ngày 7/11, ghi dấu chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp.
HOÀI AN
Theo Thegioitiepthi.vn
Vàng miếng trượt giá 110-130 nghìn đồng trong tuần qua Sáng 10/11, giá vàng miếng SJC và Doji tiếp tục giảm 20-30 nghìn đồng/lượng. Đây là phiên giảm thứ 4 trong 5 phiên gần đây. Tính chung cả tuần giá vàng miếng SJC đã giảm 110-120 nghìn đồng/lượng, trong khi giá vàng miếng Doji giảm 130 nghìn đồng/lượng. Ảnh minh họa. Khảo sát lúc 8h30 sáng nay (10/11) giá vàng miếng SJC tại...