Lý do Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đổ xô tích vàng?
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang gia tăng lượng vàng dự trữ với tốc độ kinh ngạc, dẫn đầu là Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Vàng dự trữ của Nga. Ảnh: RT
Theo đài RT (Nga), chỉ trong 3 tháng qua, các ngân hàng trung ương đã mua về lượng vàng trị giá tới 5,82 tỉ USD, cao hơn tới 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã phá vỡ kỷ lục ở các hạng mục về mua vàng tích trữ.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua tới 148 khối vàng, cao hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng trung ương Nga đang dẫn đầu hoạt động mua sắm vàng, với 92 khối. Trước đây Nga chỉ từng mua một lượng tương đương kim loại quý này vào thời kỳ đỉnh cao của cuộc cải cách kinh tế thị trường năm 1993.
Với 106 tấn vàng mua trong nửa đầu năm nay, dự trữ vàng của Nga hiện đã vượt quá 2.036 tấn, trị giá khoảng 78 tỉ USD. Nhờ đó Nga đã lọt vào Top 5 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới, đứng sau Mỹ, quốc gia có dự trữ vàng 8.133,5 tấn; Đức với 3369,7 tấn, Italy 2.451,8 tấn và Pháp 2.436 tấn.
Nếu Nga tiếp tục mua vàng với tốc độ như hiện nay, họ sẽ vượt qua Pháp vào năm 2020. Ngân hàng Trung ương Nga dường như đã có kế hoạch tăng dự trữ vàng khi Phó thống đốc thứ nhất Ngân hàng Nga Dmitry Tulin gọi tài sản này là “sự bảo đảm 100% trước các rủi ro chính trị và pháp lý”.
Trong khi đó, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây cũng trở thành hai trong những số những khách nhập vàng mạnh mẽ nhất. Cả hai quốc gia này đều đang có mối quan hệ căng thẳng với Mỹ. Họ cũng đã trở thành những người bán hàng chủ chốt của chứng khoán Kho bạc Mỹ trong năm, trong bối cảnh Nga đã cắt giảm 1/8 vốn đầu tư vào các khoản nợ Mỹ so với trước.
Video đang HOT
Ranh giới an toàn
Thế giới đang tiếp cận một kỷ nguyên mới của sự bất ổn định, trong bối cảnh “bóng ma” một cuộc khủng hoảng toàn cầu dường như ngày càng hiện rõ hơn, và nhiều người tin chắc rắng những biến động chờ đợi phía trước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Mỹ và đồng đôla.
Hồi giữa tháng 10, Ulf Lindahl, giám đốc Công ty Đức, Bisset Associates, một chuyên gia về các thị trường trên thế giới, nhấn mạnh rằng giá trị của đồng dollar Mỹ có thể giảm tới 40% so với đồng euro trong 5 năm tới.
Những dự đoán tiêu cực của giới đầu tư cũng được phản ánh thông qua một cuộc thăm dò gần đây nhằm vào 174 nhà quản lý quỹ đầu tư, hiện đang quản lý tổng tài sản tới 518 tỉ USD. Cuộc thăm dò được Ngân hàng trung ương Mỹ tiến hành. Những người trả lời cho rằng, trong vòng vài tháng qua, họ đã giảm mua chứng khoán Mỹ trung bình 17%, do sự bất ổn ngày càng tăng của các thị trường Mỹ.
Thuế nhập khẩu nhôm và thép tăng, cùng với những hạn chế nhập khẩu nhằm vào sản phẩm từ Trung Quốc được Tổng thống Trump áp dụng đã gây ra hiệu ứng đảo ngược – thể hiện trong các công bố tài chính theo quý của các công ty lớn tại Mỹ. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã dẫn đến tổn hại cho chính nông dân Mỹ sau khi Bắc Kinh hạn chế nhập khẩu nông sản Mỹ để trả đũa. Giá đậu tương vì thế đã giảm 18%, giá ngô giảm 12% và giá thịt lợn thì lao dốc tới 29%.
Rủi ro từ FED?
31% các nhà quản lý quỹ đầu tư coi chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED, tức Ngân hàng Trung ương Mỹ) là nguy cơ rủi ro thứ hai. “Bằng cách tăng lãi suất với các khoản vay bằng đồng USD, FED đồng thời tăng nhịp độ thu hồi 3,5 ngàn tỉ USD rót vào các thị trường quốc tế sau cuộc khủng hoảng năm 2008″, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng ING James Knightley chỉ ra. “Kể từ tháng 10, lượng các giao dịch nhằm giảm cán cân thăng bằng đã tăng lên 50 tỉ USD/tháng: FED sẽ cân bằng các chứng khoán Kho bạc trị giá 30 tỉ USD và các khoản cầm cố trị giá 20 tỉ USD”.
Tới cuối tháng 7, Trung Quốc đã sở hữu 1,2 ngàn tỉ USD các chứng khoán nợ quốc gia của Mỹ. Bằng cách xả chứng khoán Mỹ vào thị trường, Bắc Kinh tin rằng sẽ làm đẩy nền kinh tế Mỹ vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới, với việc đồng USD dự kiến sẽ giảm giá. Do đó, trên ngưỡng cửa của những biến động kinh tế mới, cả nhà đầu tư và các ngân hàng trung ương tiếp tục trông cậy vào tài sản truyền thống là vàng.
Theo Báo Mới
Tổng thống Putin cảnh báo về khoản nợ công 20.000 tỷ USD của Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá đồng USD hiện là một công cụ tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro do nợ công của Mỹ đã cán mốc 20.000 tỷ USD.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters)
Tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông diễn ra tại thành phố Vladivostok, Nga, Tổng thống Putin ngày 12/9 cho rằng hiện thời có 1 xu thế toàn cầu cho thấy một số quốc gia dường như đã hạn chế việc sử dụng đồng USD trong giao dịch quốc tế.
"Do phải đối mặt với một số vấn đề liên quan tới việc thanh toán bằng đồng USD, ngày càng nhiều quốc gia muốn sử dụng đồng nội tệ để thực hiện giao dịch. Hơn nữa, việc sử dụng đồng nội tệ sẽ tạo nên sự bền vững về mặt tài chính, góp phần phát triển thương mại song phương. Chúng ta sẽ dần dần chuyển dịch sang xu thế này", ông Putin đánh giá.
Theo ông Putin, đồng USD hiện là một công cụ tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro: "Khoản nợ nước ngoài của Mỹ đã lên tới 20.000 tỷ USD. Điều gì sẽ xảy ra kế tiếp? Ai có thể đoán trước được? ". Ông Putin cho biết Nga đang đa dạng hóa các khoản ngoại hối và nợ công nhằm tạo sự ổn định cho hệ thống tài chính.
Tổng thống Putin thừa nhận rằng vẫn có những rủi ro nếu như các quốc gia giao dịch bằng động nội tệ, nhưng các rủi ro này có thể kiểm soát và hạn chế. "Rủi ro tồn tại mọi nơi và chúng cần được hạn chế và để làm được điều này, sự đa dạng là cần thiết", ông Putin lý giải.
Trong những tháng gần đây, Nga đã bán tháo các khoản nợ trái phiếu của Mỹ. Dữ liệu gần đây nhất của Mỹ cho thấy lượng trái phiếu Mỹ do Nga nắm giữ đã giảm từ 96,1 tỷ USD trong tháng 3 xuống 48,7 tỷ USD trong tháng 4 và tiếp tục xuống 14,9 tỷ USD trong tháng 5, thấp nhất 11 năm qua. Nga bắt đầu giảm mạnh lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ từ tháng 4 khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn nhất lên các đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Việc Nga bán tháo trái phiếu Kho bạc Mỹ được cho là khá bất ngờ bởi năm 2010 Nga từng trong nhóm 10 chủ nợ lớn nhất của Mỹ với lượng nắm giữ trái phiếu hơn 176 tỷ USD. Lý giải về động thái này, cựu thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Sergey Dubinin cho biết, đây đơn giản là cách để Nga ngừa rủi ro.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Ngân hàng Trung ương Nga đã mua 26,1 tấn vàng hồi tháng 7, nâng dự trữ vàng của Nga lên 2.170 tấn. Đây là giao dịch vàng lớn nhất trong một tháng của Nga kể từ cuối năm 2017. Dự trữ vàng của Nga đang tiến gần đến mức kỷ lục 2.800 tấn thời Liên Xô vào năm 1941. Trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ vàng trong kho dự trữ của Nga đã tăng gấp 10 lần.
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Dmitry Tulin cho biết Moscow xem vàng là "vật bảo đảm 100% trước các rủi ro về pháp lý và chính trị".
ĐỨC HOÀNG(Theo RT, Dân trí)
Thị trường tiền tệ đang chuyển hướng Với diễn biến của tỷ giá hối đoái, Việt Nam đang thể hiện trên thực tế thặng dư thương mại với Mỹ gần như không có yếu tố hỗ trợ của tỷ giá. Ngày 27/10/2018 lần đầu tiên trên diễn đàn Quốc hội Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu công khai: "Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chưa bao giờ...