Lý do nên ăn cá mỗi ngày
Nếu bạn là người không thích ăn cá, thì đây là lúc bạn nên thay đổi thói quen này. Hãy bổ sung thêm cá vào chế độ ăn uống, bởi, khoa học đã chứng minh rằng cá mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Axít omega – 3 chứa rất nhiều trong cá – Ảnh: Internet
Giàu protein, vitamin và khoáng chất
Các loại thịt động vật như lợn, bò… chứa rất nhiều protein, song nếu ăn nhiều lại không tốt cho sức khỏe, có thể gây ra chứng thừa đạm, béo phì, tiểu đường… Ngược lại, bạn có thể ăn cá thoải mái mà không phải lo nghĩ gì. Protein của cá rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Trong cá cũng có chứa rất nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt …Đặc biệt canxi có chứa trong một số loại cá như cá hồi còn góp phần giúp cho xương chắc khỏe.
Giảm nguy cơ ung thư
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal Of Clinical Nutrition, việc bổ sung cá vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư như ung thư đại tràng, ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư tuyến tụy, vì các axit béo omega-3 trong cá có thể ngăn chặn sự nhân lên bất thường của các tế bào ung thư.
Ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học tổng hợp Harvard – Mỹ, việc ăn cá đều đặn hàng tuần sẽ giúp cung cấp lượng omega – 3 cần thiết để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, omega – 3 còn giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu và giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu.
Điều trị trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh tâm thần nghiêm trọng đang gia tăng gần đây. Do những thay đổi trong hóa chất và kích thích tố não, các triệu chứng như cảm giác buồn bã, tuyệt vọng, mệt mỏi và nguy cơ tự sát có thể xảy ra. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal Of Psychiatry chỉ ra rằng dầu cá giúp cải thiện lượng hooc môn serotonin trong não, từ đó điều trị và giảm triệu chứng trầm cảm.
Giúp xương khỏe mạnh
Để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng về sức khỏe, một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là một điều rất cần thiết. Một chế độ ăn uống cân bằng có nghĩa là tiêu thụ tất cả các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất.
Vitamin D cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là giữ cho xương khỏe mạnh và cải thiện chức năng của não. Vì cá là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời, nên việc tiêu thụ cá thường xuyên có thể thúc đẩy sức khỏe của xương khớp.
Video đang HOT
Cải thiện sức khỏe của mắt
Ngày nay, hầu hết chúng ta lạm dụng các thiết bị điện tử trực quan như máy tính và điện thoại để làm việc và giải trí. Vì vậy, một cách tự nhiên, mắt của chúng ta phải chịu hậu quả và nhiều người phải đối mặt với các vấn đề như khô mắt, mờ mắt, ngứa, viêm và loạn thị.
Các axit béo omega-3 trong cá được biết là có khả năng giúp cải thiện sức khỏe của mắt, bằng cách nuôi dưỡng các cơ và thần kinh của mắt, theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Cơ quan nghiên cứu và chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Là loại thực phẩm ăn kiêng lý tưởng cho người béo
Ăn nhiều cá giúp làm giảm đáng kể lượng hoóc môn leptin – vốn liên quan đến chứng béo phì. Thông thường ở phụ nữ, lượng hoóc môn này cao hơn so với nam giới. Bởi vậy, cá chính là loại thực phẩm ăn kiêng rất tốt đối với phụ nữ và những người muốn giảm cân.
Là thực phẩm dễ chế biến, ngon miệng
Không chỉ tốt cho sức khỏe, cá rất linh hoạt trong chế độ ăn uống vì chúng dễ chế biến, bạn có thể giữ cá trong tủ lạnh mà vẫn giữ nguyên được thành phần dầu cá hấp thụ vào cơ thể. Có nhiều loại cá khác nhau, từng hương vị riêng độc đáo và công thức nấu ăn để thay đổi khẩu vị mỗi bữa ăn theo sở thích của bạn.
Thu Thủy
Theo motthegioi
Ngừng ăn bẩn độc, hút thuốc lá để tránh ung thư
Bác sĩ cảnh báo ăn bẩn, độc, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Tại Hội thảo phòng chống ung thư quốc gia đang diễn ra tại Hà Nội (18-19/7), Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, tỉ lệ mắc mới ung thư của Việt Nam đang gia tăng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến
Số ca mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 người năm 2000 lên 126.000 ca năm 2010 và đạt gần 165.000 người vào năm 2018. Theo ước tính đến năm 2030 tỷ lệ ung thư ở Việt Nam khoảng 206 nghìn người trong đó 120 nghìn nam giới mắc ung thư và 86 nghìn nữ giới mắc ung thư.
Các bệnh ung thư đầu bảng ở Việt Nam là ung thư gan, ung thư vú (ở nữ giới), ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Giải thích nguyên nhân khiến số ca mắc ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K chỉ ra 4 nguyên nhân:
Thứ nhất, do tuổi thọ người Việt không ngừng tăng, hiện đã đạt 73,5 tuổi. Tuổi càng cao, tỉ lệ mắc ung thư càng lớn.
Thứ hai, do nhận thức của người dân tốt hơn nhờ truyền thông nên người dân đi khám sức khoẻ định kỳ nhiều hơn, từ đó phát hiện bệnh nhiều hơn.
Thứ ba, do những tiến bộ y học, kĩ thuật chẩn đoán tốt hơn nên tỉ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Thứ tư, nguyên nhân gây ung thư chỉ có 10% do rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền bên trong cơ thể, còn lại 80% do các tác nhân không lành mạnh bên ngoài như liên quan đến hút thuốc, rượu bia, chế độ ăn uống, rèn luyện thể thao...
"Trong đó riêng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 30% các bệnh ung thư như ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, vú, dạ dày, cổ tử cung..." - GS Thuấn chia sẻ. Hiện Việt Nam nằm trong top 15 nước có người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới.
Ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý, ô nhiễm thực phẩm chiếm khoảng 35% nguyên nhân như ăn nhiều thịt, ít rau làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ăn các thực phẩm bị nấm mốc làm tăng nguy cơ ung thư gan, dạ dày...
Ngoài ra còn các yếu tố do vi khuẩn, virus, ô nhiễm môi trường, tia phóng xạ...
Đáng chú ý, dù tỉ lệ mắc mới ung thư tại Việt Nam là cao, không phải cao nhất thế giới nhưng tỉ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ 104,4/100.000 dân.
Giám đốc BV K Trần Văn Thuấn cho biết, có tới hơn 70% bệnh nhân ung thư đến BV điều trị ở giai đoạn muộn nên điều trị rất khó khăn, riêng ung thư gan, ung thư phổi, tỉ lệ điều trị ở giai đoạn muộn lên tới 80 - 90%.
"Trong khi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, rất nhiều ung thư có tỉ lệ chữa khỏi lên tới 95 - 99%. Ngay như ung thư vú, hiện tỉ lệ chữa khỏi tại Việt Nam cũng đã đạt 75%, tương đương với thế giới" - ông Thuấn thông tin.
Để giảm tỉ lệ tử vong do ung thư, GS Thuấn nhấn mạnh, người dân cần có thói quen khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm ung thư, đây là điều kiện tiên quyết để giảm tỉ lệ tử vong do ung thư. Với các trường hợp gia đình có tiền sử người thân mắc ung thư vú, ung thư đại tràng... cần đi tầm soát ung thư sớm hơn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, đa phần người dân phát hiện ung thư muộn dẫn tới việc điều trị là khó khăn.
"Hiện tại các kĩ thuật của nước ta tuy chưa phải đứng đầu thế giới nhưng đã bắt nhịp, theo sát với thế giới, kiến thức, trang thiết bị có. Điều cần quan tâm nhất là người dân thường phát hiện muộn, có trường hợp phát hiện sớm nhưng nấn ná điều trị chỉ vào viện khi đã muộn dẫn tới tỉ lệ tử vong cao" - Thứ trưởng Tiến bày tỏ.
Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu quan tâm đúng mức, đẩy mạnh công tác phòng chống ung thư, từ nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống và phát hiện sớm ung thư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị, giảm tỉ lệ tử vong và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.
Làm thế nào để không bị ung thư?
PGS.TS. Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, 70 % bệnh ung thư là phòng tránh được. Những yếu tố nội sinh như do di truyền, gen, do tuổi tác con người không thể thay đổi nhưng các yếu tố khác ngoại sinh như chế độ dinh dưỡng, thừa cân béo phì, lười vận động, ô nhiễm môi trường mỗi người có thể tự phòng và tránh xa để hạn chế nguy cơ mắc ung thư.
Ngừng lui tới ẩm thực đường phố không nguồn gốc.
Ông Quảng cho biết hiện nay, thủ phạm gây ung thư hàng đầu là thuốc lá. Không chỉ gây ung thư phổi, thuốc lá còn gây ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư vòm mũi họng. 95 % ung thư phổi do thuốc lá gây ra. Hút thuốc lá không chỉ người hút bị ung thư mà hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ bị ung thư.
PGS.TS. Lê Văn Quảng nhấn mạnh, bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư hơn.
Bia rượu cũng là tác nhân gây ung thư. Hiện nay, Luật phòng chống bia rượu đã được thông qua nhưng thực tế để mọi người hiểu về tác hại của bia rượu và hạn chế tối đa còn cần nhiều thời gian. Ngừng hút thuốc, uống rượu sẽ tự giảm nguy cơ mắc ung thư phần nào.
Các nguyên nhân khác như yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò mật thiết trong các bệnh ung thư. Đặc biệt là các chất bảo quản, thực phẩm không an toàn chứa thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm ôi thiu, cách chế biến món ăn. Tăng cường rau xanh, trái cây, các loại vitamine là cách tốt nhất ngừa ung thư. Hạn chế thực phẩm nhiều gia vị, các đồ ăn mốc, thiu để phòng ung thư.
Ngoài ra, PGS.TS. Lê Văn Quảng khuyến cáo nên tiêm phòng đầy đủ vắc xin ngừa ung thư như vắc xin viêm gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV. Các loại vi khuẩn, vi rút như HPV, HP, Viêm gan B làm tăng gánh nặng ung thư ở nước ta nhất là ung thư gan hiện nay.
Thực hiện bài tập 10 nghìn bước chân mỗi ngày thực sự hữu hiệu và giúp ngăn ngừa bệnh ung thư nói riêng và nhiều bệnh tật khác.
Cúc Phương (Tổng hợp)
Theo baodatviet
Đi xét nghiệm thấy axit uric cao dễ mắc bệnh gì? Axit uric là "sản vật" sau cùng của quá trình trao đổi chất Purine. Một khi lượng sản sinh và lượng đào thải axit uric trong cơ thể bị mất cân bằng sẽ dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng lên, gây ra bệnh tật. Người có axit uric trong cơ thể tăng cao sẽ dễ sinh ra nhiều bệnh lý...