Lý do Mỹ và NATO thiếu khả năng hỗ trợ một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine
Khi lượng vũ khí tồn kho ngày càng giảm, rất ít khả năng phương Tây có thể đẩy vọt năng lực chế tạo phần cứng.
Vũ khí Mỹ viện trợ cho Ukraine.
Mỹ và NATO có thể là chỗ dựa trong một cuộc xung đột ngắn, nhưng cả hai đều không thể hỗ trợ một cuộc chiến kéo dài vì không có đủ thiết bị trong kho vốn đã cạn kiệt và sẽ mất rất nhiều thời gian để chế tạo phần cứng thay thế.
Vấn đề này có thể học từ quá khứ, từ thời kỳ nước Mỹ bắt đầu thiết lập kế hoạch để tăng cường năng lực chế tạo vũ khí.
Sản xuất thời chiến
Năm 1939, chính quyền Tổng thống Roosevelt, với sự ủng hộ của Quốc hội, đã thông qua Đạo luật Huy động Bảo vệ, từ đó dẫn đến thành lập Ban Sản xuất Chiến tranh, Văn phòng Quản lý Sản xuất, nhằm thống nhất ngành công nghiệp Mỹ để chống lại Đức Quốc xã và Nhật Bản.
Năm 1941, Tổng thống Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia không giới hạn, trao cho chính quyền quyền lực để chuyển sản xuất công nghiệp dân sự sang yêu cầu quân sự. Từ năm 1940 đến 1945, Mỹ cung cấp gần 2/3 tổng số vật tư chiến tranh cho các đồng minh (bao gồm cả Liên Xô và Trung Quốc) và cho các lực lượng của Mỹ. Cụ thể sản xuất khoảng 297.000 máy bay, 193.000 khẩu pháo (tất cả các loại) và 86.000 xe tăng (hạng nhẹ, hạng trung và nặng).
Nhưng ngày nay Mỹ và các đối tác NATO đều phải đối mặt với các vấn đề về nguồn cung khi cuộc chiến ở Ukraine ngày càng nghiêm trọng. Mỹ và châu Âu đứng trước rủi ro vì ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung cấp công nghệ cao từ châu Á. Nguồn cung bị tắc nghẽn nghiêm trọng, thiếu hụt và gặp rủi ro.
Hoạt động mua sắm hàng hóa quốc phòng của Mỹ và châu Âu diễn ra theo từng đợt, không liên tục. Kinh phí được cấp để mua một số lượng thiết bị quốc phòng nhất định. Khi hợp đồng được hoàn thành và không có giao dịch mua tiếp theo ngay lập tức, dây chuyền sản xuất sẽ ngừng hoạt động và các nhà cung cấp linh kiện cấp hai và cấp ba cũng ngừng sản xuất – hoặc họ chuyển sang làm việc cho các dự án khác hay ngừng kinh doanh.
Một lô hàng tên lửa do Mỹ sản xuất cho Ukraine. Ảnh: WION
Điều này có nghĩa là nếu sau này có đơn đặt hàng mới, mạng lưới nhà cung cấp và dây chuyền sản xuất sẽ phải bắt đầu gần như lại từ đầu. Ngoài sự mất mát về cơ sở hạ tầng cho một số loại vũ khí, còn có sự mất mát liên quan đến các công nhân và kỹ sư tay nghề cao.
Video đang HOT
Đô đốc Sir Tony Radkin, Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Anh, nói rằng “năng lực công nghiệp để lấp đầy kho vũ khí” đã trở thành “một vấn đề quan trọng” vì tỷ lệ tiêu hao vũ khí ở Ukraine.
Trong đạo luật chiến tranh gần đây để hỗ trợ Ukraine, Quốc hội Mỹ đã trích lập thêm 9 tỷ USD để bù đắp vào kho dự trữ chiến tranh. Tập đoàn Raytheon đã có một hợp đồng mới trị giá 634 triệu USD để tái cung cấp tên lửa Stinger cho Ukraine, nhưng Raytheon chỉ ra rằng họ không thể bắt đầu thực hiện trước năm 2023.
Tại Mỹ, các công ty quốc phòng lớn như Raytheon và Lockheed đều gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc tiếp tế cho quân đội. Mỹ đã gửi hơn 1/3 kho dự trữ tên lửa Stinger và Javelin cho Ukraine. Khi Mỹ đẩy ngày càng nhiều vũ khí sang Ukraine trong cuộc chiến ủy nhiệm với Nga, các hạng mục cung cấp quân sự quan trọng sẽ bị ảnh hưởng.
Không tính tên lửa vác vai Stinger và Javelin, Mỹ đã chuyển giao 18 pháo cỡ 155mm với 36.000 viên đạn, hai Hệ thống Phòng thủ Bờ biển Harpoon, hàng nghìn bộ kính ngắm ban đêm cho quân đội Ukraine, 700 máy bay không người lái Switchblade, 75.000 bộ áo giáp với mũ bảo hiểm Kevlar, thiết bị phòng thủ hóa học sinh học và nhiều thứ nữa.
Quốc hội Mỹ gần đây đã thông qua và Tổng thống đã ký Đạo luật Chiếm đoạt bổ sung trị giá 40 tỷ USD của Ukraine, trong đó cung cấp thêm 14 tỷ USD cho vũ khí và vật tư nhân đạo cho Ukraine.
Xác các xe thiết giáp trong cuộc xung đột tại Ukraine. Ảnh: Reuters
2 mối nguy hiểm lớn
Có hai mối nguy hiểm lớn đối với Mỹ và NATO. Thứ nhất, không có đủ thiết bị trong kho để theo kịp tốc độ hỗ trợ Ukraine nếu chiến tranh kéo dài hơn nữa, ngay cả khi có đơn đặt hàng thiết bị mới trong “đường ống” (chuỗi sản xuất chiến tranh).
“Đường ống” có thể không thể đáp ứng kịp nhu cầu do cần thời gian dài để sản xuất vũ khí mới. Nếu chiến tranh lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine, NATO còn phải đối mặt với thách thức to lớn trong việc bảo vệ một vùng lãnh thổ rộng lớn với ít vũ khí.
Không có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng thiếu thiết bị như vậy có thể được khắc phục trong vài năm tới, ngay cả khi có ý chí làm như vậy. Một số chính phủ châu Âu đã bắt đầu “thức tỉnh” về chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, việc sản xuất vũ khí ở châu Âu cũng diễn ra rất chậm, ngay cả so với Mỹ.
Nguy hiểm thứ hai là nếu giao tranh nổ ra ở các khu vực khác trên thế giới, như bán đảo Triều Tiên, điều này có thể tạo ra gánh nặng gần như không thể chịu đối với Mỹ. Hiện đã có tình trạng thiếu hụt quân sự nghiêm trọng cho các lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mỹ đã viện trợ hàng nghìn tên lửa Stinger cho Ukraine. Ảnh: US Marine
Tính toán khôn ngoan
Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ dường như chưa chú tâm đến rủi ro lớn mà họ phải đối mặt khi một cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Ukraine có thể lan rộng ra ngoài biên giới của nước này, gây ảnh hưởng xa hơn như tới Đông Âu, Đức.
Có lẽ các nhà làm chính sách của Washington có lẽ yên tâm rằng Nga đã tốn kém một lượng lớn thiết bị và nhân lực. Đúng là việc Nga thiếu cơ sở hạ tầng công nghiệp thương mại và công tác quản lý chiến đấu, đã khiến họ rơi vào một lỗ hổng. Nhưng không ai biết lỗ hổng đó lớn thế nào. Hiện tại, Nga đang chứng tỏ rằng họ có một kho pháo hạng nặng và tên lửa khổng lồ, ngay cả khi lực lượng thiết giáp cơ giới đã cạn kiệt.
Một cuộc chiến lan rộng có thể nhanh chóng tiêu hao những gì mà NATO và Mỹ có, và một cuộc chiến quy ước có vũ khí pháo hạng nặng sẽ tàn phá châu Âu.
Ngoài ra, nếu bị ép quá mạnh, quân đội Nga có thể sẽ bắt đầu đòi quyền sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Đó là một lý do thuyết phục khác để phương Tây suy tính lại chính sách “khiến Nga chảy máu”. Chính sách đó đẩy nguy cơ xảy ra chiến tranh quy mô khu vực lên mức cao chưa từng có và làm tăng nguy cơ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tổng thống Mỹ chính thức công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm số lượng lớn tên lửa tầm trung
Ngày 1/6 (rạng sáng 2/6 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức công bố gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine, trong một động thái chắc chắn sẽ bị Nga phản đối.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) của Mỹ. Ảnh: Military News
Hãng tin AP cho biết đây là một gói viện trợ quân sự qui mô lớn, trong đó bao gồm cả các hệ thống tên lửa hiện đại, tên lửa dẫn đường chính xác cao, hệ thống rocket phản lực phóng loạt, số lượng lớn đạn...
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), khả năng bắn được nhiều loại đạn và rất cơ động, mà Washington cấp cho Ukraine có tầm bắn khoảng 90km. Lầu Năm Góc thông báo Mỹ không loại trừ khả năng sẽ cung cấp thêm cho Kiev nhiều hệ thống HIMARS nữa sau khi có phản hồi về việc vận hành.
Trong một thông cáo, Tổng thống Biden nói: "Hôm nay (1/6), tôi tuyên bố dành gói hỗ trợ an ninh mới đầy ý nghĩa nhằm cung cấp các khoản viện trợ quan trọng và đúng thời điểm cho quân đội Ukraine. Gói hỗ trợ mới này sẽ trang bị cho lực lượng Ukraine các năng lực mới và vũ khí hiện đại, trong đó có hệ thống HIMARS để nước này bảo vệ lãnh thổ".
Theo đài Sputnik, gói hỗ trợ mới của Mỹ cũng bao gồm các máy bay trực thăng, 6.000 hệ thống tên lửa chống tăng Javelin, 15.000 quả đạn pháo 155 ly, phương tiện chiến thuật và nhiều khí tài, thiết bị khác.
Với tầm bắn trên, HIMARS được coi là hệ thống tên lửa tầm trung. Nhà Trắng trước đó đã từ chối cung cấp cho chính quyền Kiev các hệ thống tên lửa tầm xa có thể tấn công các mục tiêu nằm bên trong lãnh thổ Nga.
Phát biểu với báo giới cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Ukraine đã đảm bảo với Washington rằng nước này sẽ không sử dụng các tên lửa do Mỹ viện trợ để tấn công Nga.
Khi được hỏi về nguy cơ leo thang xung đột với Nga, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói: "Liên quan tới các hệ thống vũ khí mà chúng tôi cung cấp cho Kiev, phía Ukraine đã đảm bảo với chúng tôi rằng họ sẽ không dùng những hệ thống này để tấn công các mục tiêu bên lãnh thổ Nga.
Điện Kremlin thẳng thừng tuyên bố Nga không tin cam kết này của chính quyền Kiev.
Tên lửa của Mỹ khai hỏa. Ảnh: CNN
Trước đó, Đại sứ Nga tại Mỹ, ông Anatoly Antonov, đã kêu gọi Washington không thực hiện một bước đi mang tính khiêu khích như vậy, điều sẽ chỉ làm leo thang xung đột hơn nữa. Ông Antonov tuyên bố với việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, Mỹ sẽ hủy hoại triển vọng hòa bình ở quốc gia Đông Âu này.
Ông cũng lưu ý rằng Washington đang ngày càng can dự nhiều hơn vào cuộc xung đột, có thể gây ra "những hậu quả khó lường đối với an ninh toàn cầu". Nhà ngoại giao Nga kêu gọi Chính quyền của Tổng thống Biden nên chấm dứt "hoạt động viện trợ vũ khí vô nghĩa và gây rủi ro cao" cho Ukraine.
Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí vì hành động đó sẽ chỉ kéo dài sự các hoạt động thù địch chứ không thay đổi được kết quả, do đó gây thêm thiệt hại cho Ukraine và người dân nước này. Moskva cũng tuyên bố các kho vũ khí từ phương Tây ở Ukraine là "mục tiêu hợp pháp" của các lực lượng Nga.
Theo đài RT (Nga), Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov ngày 28/5 tuyên bố rằng Kiev "vẫn sẽ thắng" trong cuộc xung đột với Nga. Giống như các quan chức Ukraine khác, ông Reznikov đặt hy vọng vào vũ khí do nước ngoài cung cấp, đặc biệt là tên lửa chống hạm Harpoon từ Đan Mạch.
Đan Mạch đang vận hành biến thể RGM-84L-4 Harpoon Block II có khả năng tấn công chiến hạm trên biển, cũng như các mục tiêu trong cảng và đất liền. Nước này từng biên chế mẫu RGM-84A Block I với tính năng kém hơn trong thập niên 1990, trước khi đưa chúng vào niêm cất năm 2003.
Trong một bài đăng dài trên Facebook, Bộ trưởng Reznikov cho biết Ukraine đã bắt đầu nhận tên lửa chống hạm Harpoon từ Đan Mạch và lựu pháo tự hành từ Mỹ. Ông cảm ơn "một số" quốc gia đã bổ sung đạn pháo 155 ly cho Ukraine và ca ngợi Mỹ về lô lựu pháo M777 155 ly mới chuyển gần đây cùng hơn 100 máy bay không người lái các loại.
Người dân Litva quyên góp tiền mua máy bay không người lái quân sự cho Ukraine Hàng trăm người Litva đã cùng nhau mua một máy bay không người lái quân sự tiên tiến cho Ukraine để dùng trong cuộc chiến chống Nga. Một máy bay chiến đấu không người lái Bayraktar Akinci được trưng bày tại lễ hội hàng không và công nghệ Teknofest ở Baku, Azerbaijan ngày 27/5. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters, số tiền mục...