Lý do Mỹ lo lắng về kết quả bầu cử ở Italy
Nhà Trắng lo ngại nhà lãnh đạo cực hữu Meloni lên nắm quyền ở Italy có thể làm suy yếu cam kết của nước này đối với Ukraine.
Bà Giorgia Meloni. Ảnh: Euronews.com
Theo trang tin Politico.eu ngày 26/9, chiến thắng của nhà lãnh đạo cực hữu Giorgia Meloni ở Itlay đã làm chao đảo châu Âu, làm gia tăng lo ngại về sự trỗi dậy của lực lượng cánh hữu trên lục địa này trong bối cảnh họ đối mặt với khó khăn kinh tế và bị chi phối bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine. Điều này cũng đã gây ra những “chấn động” có thể cảm nhận được trong Nhà Trắng.
Nhà Trắng đã thể hiện một động thái “công khai dũng cảm”, lưu ý rằng chiến thắng của bà Meloni là ý chí của người dân Italy, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng Rome sẽ vẫn là một đối tác kiên định với phương Tây.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong cuộc họp báo hôm 26/9: “Đó là một đồng minh NATO, một đối tác G7 và thành viên của EU. Vì vậy chúng tôi sẽ làm việc với chính phủ mới của Italy trên cơ sở chia sẻ những thách thức toàn cầu, trong đó có cả việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga”.
Tuy nhiên, bà Jean-Pierre không nhắc đến tên của nhà lãnh đạo cực hữu Meloni. Và chiến thắng của bà Meloni, chiến thắng đầu tiên cho phe cực hữu ở Italy kể từ Thế chiến thứ hai, đã khiến Nhà Trắng coi là một xu hướng ở châu Âu, vốn cũng đã chứng kiến chiến thắng của lực lượng cánh hữu ở Thụy Điển và Hungary và sự xâm nhập ở các quốc gia như Pháp.
Video đang HOT
Điều này có khả năng gây bất ổn hơn nữa cho nhóm G7, vốn đã thống nhất vào mùa Hè này tại hội nghị thượng đỉnh ở Đức nhằm hỗ trợ cho Ukraine. Kể từ thời điểm đó vào tháng 6, quyền lực của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bị ảnh hưởng, Thủ tướng Anh Boris Johnson bị thay thế bởi bà Liz Truss – một người bảo thủ khác thậm chí còn hoài nghi sâu sắc hơn về châu Âu – và giờ đây Thủ tướng Italy Mario Draghi chuẩn bị được thay thế bởi bà Meloni.
Cho đến thời điểm này, sự thống nhất của phương Tây vẫn được duy trì. Nhưng chiến thắng đáng kinh ngạc của phe cánh hữu ở Itay diễn ra khi quyết tâm của phương Tây sắp được thử thách bởi một mùa Đông “lạnh giá và đen tối” đối với châu Âu – khi châu lục này bị cắt nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, dẫn đến giá khí đốt tăng cao.
Do đó, các trợ lý của Tổng thống Mỹ Joe Biden lo lắng rằng bà Meloni có thể bắt đầu nghi ngờ cam kết của Italy, cho rằng các nguồn lực của quốc gia nên được sử dụng ở trong nước, đặc biệt nếu châu Âu rơi vào suy thoái vào mùa Đông năm nay.
Nếu một quốc gia trong nhóm G7 muốn tìm kiếm một giải pháp thương lượng – trái ngược với việc tài trợ cho cuộc xung đột – thì có khả năng các quốc gia khác có thể làm theo và quyết tâm của châu Âu có thể suy yếu.
Ít nhất là hiện tại, các quan chức Nhà Trắng hy vọng rằng Rome sẽ đứng về phía Kiev và công khai bác bỏ những quan điểm rằng quyết tâm của phương Tây có thể sụp đổ. Nhưng tối thiểu, Mỹ phải thừa nhận rằng Italy có thể không còn sự hỗ trợ mạnh mẽ như ông Draghi đưa ra.
Dưới thời Draghi, Italy đóng một vai trò quan trọng trong một châu Âu không có nhiều nhà lãnh đạo mạnh mẽ, giúp định hình phản ứng của châu lục này đối với sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, các vấn đề kinh tế và cuộc xung đột Nga – Ukraine. Nhưng Italy hiện đã quay lưng lại với dòng chính châu Âu và có thể liên minh với các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa ở Hungary và Ba Lan.
Bà Meloni đã nói rằng mình ủng hộ NATO và Ukraine, không giống như những người khác trong liên minh của bà, bao gồm cả cựu thủ tướng Silvio Berlusconi. Hiện tại, khoảng 1/3 số ghế trong Quốc hội mới thuộc về các đảng chưa chỉ trích hoàn toàn chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine.
Thách thức kinh tế đón chờ thủ tướng mới của Italy
Lạm phát, suy thoái gia tăng và chi phí năng lượng cao là những thách thức kinh tế khó khăn đặt ra đối với bà Giorgia Meloni - thủ lĩnh của Liên minh cánh hữu nhiều khả năng trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Italy.
Lãnh đạo đảng Anh em Italy (FdI), bà Giorgia Meloni, phát biểu trong cuộc vận động tranh cử tại Rome, ngày 26/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo của viện nghiên cứu kinh tế Cerved, tại thành phố công nghiệp Terni, có đến 24,5% trong số 16.000 công ty đứng trước nguy cơ phá sản trong tương lai gần.
Cách Rome khoảng 100 km về phía bắc, trong hơn một thế kỷ nay, kế sinh nhai của 106.000 người dân Terni gắn liền với Acciai Speciali Terni - một trong những nhà máy thép lớn nhất của Italy.
Bị ảnh hưởng từ giá khí đốt và điện tăng cao, tuần trước, nhà máy gần đây đã sa thải 400 trong tổng số 2.278 công nhân.
Igor Morasi, một công nhân đã làm việc trong lĩnh vực thép được 22 năm, cho biết: "Chúng tôi đã phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến tiền điện, khí đốt ở nhà. Giờ chúng tôi còn phải hứng chịu cuộc khủng hoảng việc làm nữa".
Theo dữ liệu từ Federacci - một cơ quan vận động hành lang cho các nhà sản xuất thép, ngành thép tại Italy đã phải trả chi phí tăng gấp 10 lần so với một năm trước.
Tương tự hầu hết các nước châu Âu, giá năng lượng đang làm tổn hại đến các công ty và gia đình Italy. Tỷ lệ lạm phát đạt 9,1% trong tháng 8, mức cao nhất kể từ năm 1997.
Với phần lớn những người Italy trẻ, đảm bảo việc làm là một điều mơ hồ. Một trong số đó là Jacopo Calabresi (31 tuổi) - một công nhân tại nhà máy thép Terni. Mặc dù anh ký hợp đồng tạm thời trong 5 năm đầu tiên tại nhà máy song tình cảnh hiện giờ khiến anh thấp thỏm không yên.
Cục thống kê Italy ISTAT cho biết số lượng hợp đồng tạm thời trong tháng 7 đạt mức cao nhất kể từ khi số liệu được công bố vào năm 1977. Tình cảnh công việc tạm bợ với mức lương thấp đã khiến hàng nghìn thanh niên Italy tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nước ngoài.
Các cuộc khủng hoảng năng lượng mới và lạm phát là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề lâu năm của Italy như tăng trưởng yếu, năng suất trì trệ, nợ công khổng lồ, tỷ lệ việc làm thấp và bộ máy quan liêu.
Đứng trước những thách thức về kinh tế, bà Meloni cam kết sẽ đàm phán lại việc phân bổ quỹ phục hồi EU của nước này. Nữ lãnh đạo còn nói thêm bà sẽ gây sức ép lên châu Âu để áp giá trần đối với khí đốt nhập khẩu từ Nga - điều mà chính phủ Italy cố gắng thực hiện trong nhiều tháng nay. Bà cũng hứa cắt giảm thuế, cam kết thận trọng hơn với các khoản tài chính công. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn có rất ít thông tin chi tiết về chính sách tài chính mới của đảng Anh em Italy.
Italy khép lại cuộc tổng tuyển cử lịch sử: Liên minh trung tả thừa nhận thất bại Sáng sớm 26/9 (theo giờ Việt Nam), đảng đứng đầu liên minh trung tả tại Italy - đảng Dân chủ (PD) - đã thừa nhận thất bại trong cuộc tổng tuyển cử cuối tuần qua, đồng thời thông báo sẽ là lực lượng đối lập lớn nhất trong nghị viện nhiệm kỳ tới. Cử tri bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử sớm...