Lý do Mỹ chuyển hướng cung cấp tên lửa phòng không cho Ukraine
Quyết định chuyển hướng cung cấp hệ thống phòng không của Mỹ phản ánh những hạn chế của nền công nghiệp quốc phòng phương Tây, vốn đang phải vật lộn để cung cấp đủ vũ khí đáp ứng nhu cầu toàn cầu.
Các đồng minh và đối tác khác của Mỹ có hợp đồng cung cấp tên lửa đánh chặn sẽ phải đối mặt với sự chậm trễ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal ngày 22/6, Nhà Trắng mới đây cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ gấp rút chuyển giao các hệ thống phòng không cho Ukraine bằng cách tạm dừng giao hàng cho các quốc gia đồng minh.
Tổng thống Biden đã bóng gió về động thái này trong cuộc họp của Nhóm G7 tại Italy, nói rằng: “Chúng tôi đã thông báo cho những quốc gia đang mong đợi hệ thống phòng không của chúng tôi trong tương lai rằng họ sẽ phải chờ đợi”.
John Kirby, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ sau đó nói rằng Ukraine sẽ nhận được thêm các tên lửa đánh chặn vào cuối mùa hè.
Theo Wall Street Journal, quyết định chuyển hướng cung cấp hệ thống phòng không của Mỹ phản ánh những hạn chế của nền công nghiệp quốc phòng phương Tây, vốn đang phải vật lộn để cung cấp đủ vũ khí đáp ứng nhu cầu toàn cầu.
Tờ báo đồng thời nhấn mạnh rằng đây cũng là sự thừa nhận nhu cầu cấp thiết của Ukraine trong bối cảnh các cuộc tấn công ngày càng gia tăng từ Nga.
Video đang HOT
Trong khi chính quyền Mỹ không cho biết sẽ gửi bao nhiêu tên lửa đánh chặn, một quan chức cấp cao Nhà Trắng xác nhận Ukraine sẽ được ưu tiên trong 16 tháng tới và tên lửa sẽ được chuyển đến Kiev khi chúng ra khỏi dây chuyền lắp ráp. Ukraine sẽ nhận được các tên lửa đánh chặn với cả Patriot và Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến NASAMS.
Một quan chức Quốc hội Mỹ cho biết, trong số các quốc gia có hợp đồng mua tên lửa đánh chặn và có khả năng sẽ bị ảnh hưởng có Hàn Quốc và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Trong khi đó, ông Kirby từ chối cho biết có bao nhiêu quốc gia bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh cung cấp hệ thống phòng không. Ông nói nó sẽ không ảnh hưởng đến Israel hay Đài Loan (Trung Quốc).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây tuyên bố Kiev cần khẩn cấp thêm ít nhất 7 khẩu đội Patriot, được sử dụng để phóng các tên lửa đánh chặn. Tuần trước, Mỹ cho biết họ sẽ gửi cho Ukraine một khẩu đội Patriot bổ sung để phòng thủ và họ đang tìm kiếm các hệ thống khác từ đồng minh.
Hiện có ít nhất ba khẩu đội Patriot ở Ukraine. Tuần trước, Romania cho biết họ cũng sẽ gửi hệ thống Patriot tới Ukraine. “Đóng góp quan trọng này sẽ củng cố lá chắn phòng không của chúng tôi và giúp chúng tôi bảo vệ tốt hơn người dân và cơ sở hạ tầng quan trọng”, Tổng thống Zelensky nói khi đáp lại thông báo của Romania.
Các khẩu đội Patriot, vốn đã giúp bảo vệ lực lượng và tài sản dân sự Ukraine trong những tháng gần đây, gồm radar, bệ phóng và tên lửa đánh chặn. Mỗi khẩu đội có thể bắn hàng chục tên lửa đánh chặn trong một lần giao chiến để tấn công máy bay, tên lửa. NASAMS, hệ thống phòng không tầm ngắn đến tầm trung, có thể phóng 72 tên lửa đánh chặn cùng một lúc.
Người phát ngôn của Lockheed Martin, công ty sản xuất tên lửa đánh chặn cho Patriot, viết: “Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với khách hàng là quân đội Mỹ để hỗ trợ phản ứng của chính phủ Mỹ đối với cuộc xung đột ở Ukraine”.
Chính quyền Mỹ bắt đầu xem xét thay đổi việc cung cấp các tên lửa đánh chặn vào tháng 4 năm nay, khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Kharkov. Vào thời điểm đó, dòng viện trợ quân sự của Mỹ đã chậm lại ở mức nhỏ giọt trong khi Quốc hội Mỹ nỗ lực thông qua gói viện trợ nước ngoài bao gồm gần 61 tỷ USD cho Ukraine.
Một quan chức chính quyền Mỹ cho biết sau khi dự luật đó được thông qua, Lầu Năm Góc đã gấp rút viện trợ cho Ukraine, bao gồm cả tên lửa đánh chặn Patriot và bắt đầu các bước ngừng giao hàng cho các đối tác đồng minh.
Trước đây, chính quyền Mỹ nói rằng không có một hệ thống nào có thể giúp Ukraine chiếm thế thượng phong. Seth G. Jones, Phó Chủ tịch cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, D.C., nhận định: “Trên chiến trường, xét về kết quả của cuộc chiến, bản thân các hệ thống phòng không không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Phòng không không đủ để Ukraine giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ hoặc phá vỡ phòng tuyến của Nga”.
Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu
Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số tiền đầu tư vào nền kinh tế Nga.
Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Fasano, Puglia, miền Nam Italy, ngày 13/6/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cụ thể, theo tính toán, khối lượng đầu tư trực tiếp của các thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào nền kinh tế Nga tính đến cuối năm 2022 lên tới 82,8 tỷ USD.
Theo dữ liệu mới nhất hiện có này, nhà đầu tư lớn nhất vào nền kinh tế Nga là Anh với tài sản ước tính khoảng 18,9 tỷ USD.
Tiếp theo là Đức (17,3 tỷ USD), Pháp (16,6 tỷ USD) và Italy (12,9 tỷ USD). Đầu tư của các công ty Mỹ vào nền kinh tế Nga lên tới 9,6 tỷ USD. Nhật Bản và Canada đầu tư lần lượt là 4,6 tỷ USD và 2,9 tỷ USD.
Trong một tuyên bố sau ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy ngày 14/6, các nước G7 đã chính thức xác nhận ý định cung cấp cho Ukraine khoản vay khoảng 50 tỷ USD vào cuối năm nay và khoản này sẽ được hoàn trả từ số tiền lãi thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga.
Nếu vì lý do nào đó mà tài sản của Nga hoặc tiền lãi thu được từ những tài sản này không đủ để cấp khoản vay nói trên cho Ukraine, các nước sẽ phải cân nhắc cách thức chia sẻ trách nhiệm.
Các nước Liên minh châu Âu và G7 đã đóng băng gần một nửa dự trữ ngoại hối của Nga, tức là khoảng 300 tỷ euro, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng các nước phương Tây sẽ chịu hậu quả khi tịch thu tài sản nhà nước của Nga. Ngày 23/5, ông Putin đã ký sắc lệnh cho phép Nga lấy tài sản của Mỹ, trong đó có cả chứng khoán, để bồi thường cho các tài sản của Moskva bị Washington phong tỏa và tịch thu.
Bộ Ngoại giao Nga gọi việc phong tỏa tài sản Nga ở châu Âu là hành vi trộm cắp. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo Nga sẽ đáp trả nếu kho dự trữ của nước này bị tịch thu. Theo ông, Nga cũng có quyền lựa chọn không trả lại số tiền mà các nước phương Tây để ở Nga.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tuyên bố Moskva sẽ đáp trả nếu các nước phương Tây sử dụng bất hợp pháp các tài sản của Nga.
Liên quan việc áp đặt trừng phạt Nga, ngày 12/6, Mỹ cho biết nước này đã mở rộng các biện pháp trừng phạt, trong đó nhắm vào các công ty ở Hong Kong (Trung Quốc) bán chất bán dẫn cho Nga. Biện pháp này có thể ảnh hưởng đến các mặt hàng ưu tiên cao của Nga trị giá gần 100 triệu USD, trong đó có chip nhớ. Một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ thông báo thêm rằng bộ này cũng sẽ mở rộng danh sách các mặt hàng mà Nga không thể nhập khẩu từ các quốc gia khác, không chỉ các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ mà còn cả hàng hóa mang nhãn hiệu Mỹ, nghĩa là những sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ của nước này.
Bộ Tài chính Mỹ cũng áp đặt trừng phạt nhằm vào các tổ chức quan trọng của hệ thống tài chính Nga, trong đó có Sàn giao dịch chứng khoán Moskva (MOEX).
Nga khai hỏa Iskander phá sở chỉ huy quân đội Ukraine ở Kharkov Nga công bố video ghi lại khoảnh khắc tên lửa đạn đạo Iskander đánh trúng sở chỉ huy cấp lữ đoàn của Ukraine ở Kharkov, khiến ít nhất 50 binh sĩ đối phương thiệt mạng. Kênh ZvezdaTV của Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/5 cho biết, quân đội nước này đã sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander tập kích "sở...