Lý do mộng chế tạo xe tăng hạt nhân của Mỹ thất bại
Trong những năm 1950, Mỹ bị năng lượng nguyên tử mê hoặc với hàng loạt kế hoạch tham vọng chế tạo ô tô nguyên tử, máy bay nguyên tử, phi thuyền không gian nguyên tử và thậm chí, xe tăng nguyên tử.
Chiếc xe tăng này được gọi là Chrysler TV-8, do Tập đoàn Chrysler (Mỹ) chế tạo. Thiết kế của Chrysler TV-8 thực chất là một tháp pháo khổng lồ, gắn trên khung gầm xe tăng nhỏ hơn hạng nhẹ, trông giống như một cái đầu lớn bị mắc kẹt trên một cơ thể nhỏ. Cả đội lính tăng 4 người, vũ khí và thiết bị sản xuất năng lượng đều được đặt bên trong tháp pháo.
Chrysler TV-8 ước tính nặng 25 tấn, với một tháp pháo đã nặng 15 tấn, một tháp nặng chỉ 10 tấn. Xe tăng năng lượng hạt nhân sẽ được trang bị cannon T208 nòng 90 mili và 3 súng máy, bao gồm một khẩu có cỡ nòng 50 calibre do người chỉ huy xe tăng điều khiển.
Các thiết bị năng lượng đa dạng cũng được cân nhắc bao gồm động cơ Chrysler V-8 kèm máy phát điện kết nối với đường ray, ổ điện tua bin khí, động cơ điện hơi sử dụng năng lượng hạt nhân.
Tháp pháo và khung gầm được thiết kể để có thể tách ra nhằm giúp xe tăng có khả năng vừa khít với các phương tiện vận chuyển trên không.
Video đang HOT
Vỏ của xe tăng cũng được thiết kế kín nước giúp nó nổi trên mặt nước. Vỏ ngoài của tháp pháp dày đủ để kích nổ đạn lượng nổ lõm mà vẫn đóng vai trò như áo giáp để bảo vệ tháp pháo bên trong.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ bất ngờ loại bỏ dự án xây dựng xe tăng hạt nhân năm 1956 dù vẫn hứa rằng, xe tăng hạt nhân tính năng mới TV-8 sẽ được sử dụng trong tương lai. Ngoài ra, trong cùng thời gian dự án TV-8 được đề xuất, quân đội Mỹ cũng từng khảo sát khái niệm về một xe tăng năng lượng hạt nhân khác đó là R-32. Xe tăng này nặng 50 tấn, gấp đôi trọng lượng của TV-8 và sẽ được trang bị T208 90-mm. Xe tăng chạy bằng năng lượng hạt nhân và có phạm vi hoạt động hơn 6.472 km.
“Rõ ràng, một chiếc xe tăng như vậy sẽ cực kỳ tốn kém và nguy hiểm. Bức xạ từ nguồn năng lượng hạt nhân của xe tăng sẽ khiến người ta phải thay đổi các thành viên đội xe tăng theo định kỳ”, giới chuyên gia nhấn mạnh.
Giải thích về sự thất bại của dự án xe tăng hạt nhân, giới chuyên gia nhấn mạnh, công tác hậu cần cho một chiếc tăng chiến đấu năng lượng hạt nhân là vấn đề nan giải. Giống như một tàu chiến hạt nhân, xe tăng hạt nhân sẽ không cần tiếp nhiên liệu liên tục và tàu chở xăng thường dễ bị tấn công. Tuy nhiên, xe tăng hạt nhân vẫn cần tiếp nhiên liệu phóng xạ, dù sớm hay muộn.
Ngoài ra, vấn đề bảo trì cũng rất nan giải. Xe tăng hạt nhân không chỉ cần đầu tư cơ sở hạ tầng mà còn cần các đội bảo trì, người có khả năng sửa chữa hoặc kéo một chiếc xe tăng hỏng đang rò rỉ nhiên liệu phóng xạ hoặc phun ra các hạt phóng xạ. Ném bom một nhà máy sửa chữa xe tăng hạt nhân sẽ không chỉ phá vỡ cơ sở bảo trì mà còn tạo ra một khu vực ô nhiễm phóng xạ đáng sợ.
Cuối cùng, xe tăng năng lượng hạt nhân sẽ bị cho là sự nhạo báng các hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Một đội xe tăng nguyên tử ở châu Âu trong Chiến tranh Lạnh sẽ có nghĩa là có thêm hàng trăm hoặc hàng nghìn các lò phản ứng hạt nhân được xây dựng rộng khắp thế giới.
Theo Danviet
Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo hạt nhân phiên bản nâng cấp
Trang mạng National Interest của Mỹ ngày 2/1 đưa tin Hải quân nước này mới đây đã phóng thử phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và trang bị trên tàu ngầm Trident II D5.
Tên lửa Trident II D5. (Ảnh: USNavy)
Theo National Interest, tên lửa Trident II D5 phiên bản cải tiến được phóng thử từ một căn cứ của Hải quân Mỹ tại Florida cách đây vài tháng. Đây là lần phóng thử thành công thứ 161 của mẫu tên lửa Trident II kể từ khi được giới thiệu vào năm 1989.
Trong khi đó, tập đoàn Lockheed Martin ra thông báo cho biết phiên bản cải tiến của tên lửa Trident II được thử nghiệm trên bao gồm các thiết bị chuyên dụng về phạm vi an toàn, hệ thống theo dõi và công cụ đo lường về hành trình bay.
Các số liệu của Hải quân Mỹ cho biết tên lửa Trident II có tầm bắn khoảng 11.000km và có thể nhắm tới nhiều mục tiêu. Tên lửa Trident II được thiết kế với ba tầng động cơ đẩy, có tốc độ tiếp cận mục tiêu ở mức Mach 24, trang bị công nghệ dẫn đường quán tính MK6 có thể tiếp nhận tín hiệu định vị vệ tinh GPS trong hành trình bay nên đạt độ chính xác gần như tuyệt đối.
Mẫu tên lửa này đang được trang bị cho tàu ngầm lớp Ohio của Hải quân Mỹ và tàu ngầm lớp Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh. Đây là mẫu tên lửa chiến thuật được sử dụng trong trường hợp phản kích bên tiến hành tấn công hạt nhân.
Tên lửa Trident II D5, có thể mang 3 loại đầu đạn khác nhau là W76/Mk-4, W76-1/Mk-4A và W88/Mk-5, lần đầu tiên được phóng thử vào những năm 1990. Đây là phiên bản nâng cấp của tên lửa liên lục địa Trident I.
Theo kế hoạch, các mẫu Trident II D5 sẽ được sử dụng tới năm 2027 trước khi "về hưu" song hiện Mỹ vẫn đang triển khai các chương trình nâng cấp mẫu tên lửa này.
Một số nguồn tin cho biết Hải quân Mỹ đang hướng tới việc gia hạn thêm 25 năm sử dụng mẫu tên lửa này, qua đó tránh để Trident II D5 trở nên lỗi thời và vẫn đủ khả năng "răn đe" trong tương lai. Hiện các kỹ sư đang nghiên cứu khả năng hiện đại hoá hệ thống dẫn đường cho tên lửa bằng cách thay thế hai thành phần có nguy cơ trở nên lỗi thời là đơn vị đo quán tính và hệ thống thiết bị điện tử.
Ngọc Anh
Theo Dantri
Mỹ tìm cách điều khiển hàng nghìn UAV cùng lúc bằng giọng nói Cùng lúc hàng nghìn chiếc máy bay không người lái (UAV) tấn công một khu vực trên chiến trường được cho là sẽ gây ra một mối đe dọa rất lớn và rất khó để có thể giải quyết bằng các loại vũ khí phòng không truyền thống hiện nay, RT mới đây cho hay. Có thể điều khiển hàng ngàn chiếc UAV...