Lý do Moldova tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến Ukraine
Quốc hội Moldova đã thông qua sắc lệnh do Thủ tướng nước này Dorin Recean đề xuất do tình trạng bất ổn của dòng khí đốt Nga vận chuyển qua Ukraine.
Tòa nhà Quốc hội Moldova. Ảnh: TASS
Trong một văn bản được các nhà lập pháp của Đảng Hành động và Đoàn kết vừa mới thông qua có nội dung: “Tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Moldova trong thời hạn 60 ngày bắt đầu từ ngày 16/12/2024″.
Quốc hội Moldova rạng sáng 13/12 (giờ địa phương) đã bỏ phiếu ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc do dự kiến nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ bị cắt kể từ ngày 1/1/2025. Có 56 trong tổng số 101 nghị sĩ Quốc hội Moldova đã ủng hộ quyết định này trong cuộc bỏ phiếu ngay sau nửa đêm.
Moldova tiếp nhận khí đốt tự nhiên của Nga qua Ukraine – quốc gia đã tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào ngày 31/12 tới.
Video đang HOT
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp trên là do nguy cơ hiện hữu của một cuộc khủng hoảng nhân đạo trước khả năng đình chỉ hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine để tới Moldova.
Trong thời gian này, Ủy ban Tình trạng khẩn cấp của chính phủ Moldova được phép ban hành các quy định ràng buộc cả các thể chế nhà nước, các pháp nhân kinh tế và cá nhân liên quan. Phe đối lập từ chối ủng hộ sắc lệnh trên của Thủ tướng Dorin Recean. Quá trình xem xét sắc lệnh bắt đầu vào cuối buổi tối ngày 12/12.
Vào đêm trước đó, Moldova đã tổ chức một cuộc họp của Ủy ban Tình trạng khẩn cấp. Trong đó, ủy ban này nêu rằng cuộc khủng hoảng trên có thể gây ra tình trạng thiếu điện trong mùa đông, bởi vì nhà máy điện Moldavskaya (ở khu vực Transnistria) hoạt động bằng khí đốt của Nga không thể cung cấp điện. Nhà máy điện Moldavskaya là nơi cung cấp cho lưới điện ở cả hai bờ sông Dniester.
Theo Chính phủ Moldova, trữ lượng than ở Transnistria chỉ đủ để cung cấp cho người tiêu dùng trong nước ở khu vực bờ trái sông Dniester trong vòng từ 30 đến 50 ngày. Trong khu đó khu vực bờ phải sẽ phải nhập khẩu điện thông qua lưới điện của Romania. Cho đến nay, khu vực này chỉ có thể đáp ứng một nửa nhu cầu của Moldova vì phía Romani xuất khẩu một lượng lớn sang Ukraine.
Hôm qua, chính quyền vùng lãnh thổ Transnistria cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế. Một thảm họa nhân đạo đang rình rập ở bờ trái sông Dniester do người tiêu dùng trong nước và ngành công nghiệp ở Transnistria hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt giá rẻ từ Nga. Người đứng đầu khu vực Transnistri, ông Vadym Krasnoselsky cho biết đã thúc giục Moldova và Nga đạt được thỏa thuận với Ukraine để duy trì việc “quá cảnh” nguồn khí đốt hiện nay.
NATO biến Moldova thành căn cứ hậu cần để cung cấp cho quân đội Ukraine?
Việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường sắt, với sự hỗ trợ từ EU, đang biến Moldova thành một căn cứ hậu cần chiến lược cho Ukraine.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (trái) họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) và Tổng thống Moldova Maia Sandu tại thủ đô Kiev ngày 23/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tạp chí khoa học Eurasia.Expert chuyên phân tích về khu vực Á-Âu ngày 23/11, chính quyền Moldova đang có những bước đi mạnh mẽ để tiến gần hơn tới NATO, biến quốc gia này thành căn cứ hậu cần hỗ trợ cho quân đội Ukraine.
Điều này đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, nhấn mạnh trong cuộc họp báo cuối tuần này. Bà Zakharova chỉ ra rằng mặc dù phần lớn người dân Moldova phản đối việc gia nhập NATO, nhưng chính phủ nước này vẫn coi đây là ưu tiên hàng đầu, thực chất là tạo điều kiện cho Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) hoạt động hiệu quả hơn.
Moldova đang trong quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường sắt, với sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU). Theo thông tin từ bà Zakharova, EU đã cam kết phân bổ hơn 30 triệu euro cho dự án này nhằm tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa quân sự tới Ukraine. Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng những biện pháp này không nhằm bảo đảm an ninh cho khu vực mà ngược lại, có thể làm gia tăng căng thẳng.
Mặc dù Moldova tuyên bố trung lập theo Hiến pháp, việc gia tăng viện trợ quân sự từ phương Tây đang diễn ra song song với việc cắt giảm ngân sách cho các lĩnh vực như y tế và phúc lợi xã hội. Theo thống kê, trong năm qua, Moldova đã giảm hơn 42 triệu USD cho các dịch vụ này để chuyển sang chi tiêu cho quân sự.
Việc Moldova trở thành căn cứ hậu cần cho Ukraine có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Khi phương Tây kiểm soát cơ sở hạ tầng của Moldova sẽ tạo ra một vùng đệm chiến lược nhằm đối phó với Nga. Tuy nhiên, tình hình chính trị tại Moldova sẽ bất ổn và nếu Nga quyết định tăng cường sức mạnh quân sự tại đây và chính phủ Moldova thân EU có thể gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, phần lớn người dân Moldova không ủng hộ việc gia nhập NATO và lo ngại về những hệ lụy từ việc trở thành căn cứ quân sự cho phương Tây. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng nhiều công dân Moldova cảm thấy không an toàn trước những căng thẳng gia tăng trong khu vực. Họ lo ngại rằng việc tham gia vào cuộc xung đột sẽ không mang lại lợi ích mà còn khiến đất nước rơi vào tình trạng bất ổn.
Tóm lại, việc Moldova trở thành căn cứ hậu cần cho quân đội Ukraine là một bước đi quan trọng trong chiến lược của NATO nhằm đối phó với Nga. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai an ninh của Moldova và khả năng duy trì trung lập của quốc gia này.
Các nước châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga Hiện tại, khí đốt Nga vẫn được bán với khối lượng lớn cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc vốn là các quốc gia không có hợp đồng mua bán trực tiếp. Một cơ sở dự trữ khí đốt ở Zsana, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN Theo Reuters, thông tin từ các công ty và dữ liệu công bố cho thấy, bất chấp việc dòng...