Lý do mới phát sinh khiến Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cho biết xuất khẩu sầu riêng của nước này sang thị trường Trung Quốc đang gặp trở ngại do một vấn đề mới phát sinh trong quá trình kiểm tra hải quan.
Trong ảnh: Sầu riêng được bày bán tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 11/1, tờ Thansettakij dẫn lời nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan tiết lộ rằng các trạm kiểm soát hải quan Trung Quốc đang được lệnh kiểm tra chặt chẽ kết quả xét nghiệm chất cơ bản vàng 2 (basic yellow 2) trên các loại trái cây nhập khẩu.
Nguồn tin cho biết rằng Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã yêu cầu các trạm kiểm soát hải quan trên toàn quốc từ chối nhập khẩu sầu riêng Thái Lan nếu không xuất trình được kết quả xét nghiệm.
Mới đây, lô sầu riêng Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng khi tới sân bay quốc tế Ngô Vu Nam Ninh (Quảng Tây) đã bị cơ quan chức năng nước này từ chối.
Ông Rapibhat Chandarasrivongs, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan Rapibhat Chandarasrivongs cho biết, vấn đề về chất cơ bản vàng 2 sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp do Bộ trưởng Narumon Pinyosinwat của bộ này chủ trì vào ngày 13/1 nhằm tìm kiếm cách thức tháo gỡ để tiếp tục duy trì thương mại giữa Thái Lan và Trung Quốc.
Chất cơ bản vàng 2 hay còn được gọi là chất vàng O có tên hoá học là Auramine O, công thức hoá học là C17H21N3. Auramine O là một loại thuố.c nhuộm diarylmethane. Ở dạng tinh khiết, chất nàycó tinh thể màu vàng kim, rất dễ tan trong nước và trong ethanol. Chất cơ bản vàng 2 được dùng trong nhuộm vải, giấy, quét tường và không có khuyến cáo hay được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố hợp chất hữu cơ này bao gồm các chất gây ung thư nhóm 2B. Cơ quan Ung thư quốc tế (IARC) đã xếp chất này vào hàng gây ung thư nhóm 3, tức là khả năng gây ung thư cao.
Video đang HOT
Thời gian qua, sầu riêng được đán.h giá là loại sản phẩm xuất khẩu đem lại nguồn lợi rất lớn của Thái Lan, chiếm từ 60-70% tổng lượng hoa quả xuất khẩu. Trong đó, Trung Quốc được xác định là thị trường quan trọng bậc nhất của Thái Lan.
Theo tờ SCMP, sầu riêng là loại quả được đông đảo người tiêu dùng ở Trung Quốc đón nhận nồng nhiệt, coi sầu riêng là “vua” của các loại trái cây. Cơn sốt sầu riêng càng trở nên nóng hơn sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2022, giúp Trung Quốc dễ dàng nhập khẩu trái cây tươi từ các quốc gia Đông Nam Á, trong đó nguồn cung chính vẫn là Việt Nam và Thái Lan.
Theo Bangkokpost, trong 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc đạt gần 755.000 tấn, trị giá 3,73 tỷ USD, sụt giảm 14,1% về lượng và giảm 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, sầu riêng Thái Lan đang gặp phải sự bám đuổi gắt gao đến từ sầu riêng Việt Nam. Ngày 8/1, trang CNBC đưa tin Việt Nam đã trở thành “gã khổng lồ” mới trên thị trường sầu riêng toàn cầu, với giá trị xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD năm 2024.
Vào năm 2023, diện tích trồng sầu riêng tại Thái Lan hiện nay đạt hơn 163.000ha với sản lượng 1,53 triệu tấn/năm. Sầu riêng chiếm 69% tổng số lượng trái cây xuất khẩu của Thái Lan, tương đương hơn 991.557 tấn, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất.
Vừa qua, Cơ quan Xúc tiến kinh tế số Thái Lan (Depa) đã khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”. Động thái này nhằm giúp người nông dân trồng sầu riêng tại Thái Lan giải quyết những khó khăn trong việc trồng sầu riêng bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng, qua đó giúp tăng sản lượng, chất lượng cũng như mức độ tin tưởng của khách hàng vào loại hoa quả “vua” này.
Khả năng cơn sốt sầu riêng tại Trung Quốc thoái trào
Trong vài năm gần đây, nông dân trồng sầu riêng tại một số quốc gia Đông Nam Á bội thu nhờ nhu cầu tăng vọt ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện xuất hiện lo ngại rằng đam mê của người tiêu dùng quốc gia tỷ dân với loại quả nặng mùi có thể giảm trong thời gian tới.
Người dân mua sầu riêng tại siêu thị Guo shuhao, thành phố Bắc Kinh. Ảnh: TTXVN phát
Các nhà xuất khẩu sầu riêng lớn từ những nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Philippines trong vài năm trở lại đây thường tụ họp tại Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc ở Thượng Hải để tìm kiếm các đơn đặt hàng mới.
Năm nay, một số bày tỏ lo ngại về cạnh tranh từ sầu riêng trồng tại Trung Quốc. Theo báo cáo từ China News Service, Trung Quốc đã trồng sầu riêng rộng rãi ở các khu vực như Tam Á và Yucai đều ở Hải Nam. Sầu riêng đã sinh trưởng tốt, đạt kích thước tương đương quả bóng chuyền. Vào năm 2024, khoảng 500 cây đã bắt đầu cho quả.
Sầu riêng Hải Nam đã được trồng từ 4 năm trước và năm 2024 này đán.h dấu vụ thu hoạch đầu tiên. Một cây sầu riêng bốn năm tuổ.i có thể "đẻ" tới 19 quả, mỗi quả nặng khoảng 2kg. Theo ước tính, sầu riêng sẽ được trồng ở trên hơn 6.600ha tại Hải Nam trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Tuy nhiên, ông Jeremy Chin, nhà đồng sáng lập công ty kinh doanh sầu riêng LKE Group, trụ sở tại Kuala Lumpur, nhận xét: "Trung Quốc có công nghệ tốt nhưng không giống như Malaysia, đất canh tác trên khắp Trung Quốc không phù hợp để trồng sầu riêng. Mặc dù Hải Nam được coi là địa điểm hợp lý, nhưng những hạn chế về địa chất và khí hậu của nơi này đồng nghĩa với chi phí trồng trọt và giá bán lẻ sẽ cao hơn nhiều".
Ông kết luận: "Khả năng tự cung tự cấp sầu riêng là một nhiệm vụ khó khăn đối với Trung Quốc. Họ vẫn có thể phải dựa vào nhập khẩu".
Phó chủ tịch điều hành của Hiệp hội Sầu riêng Quốc tế có trụ sở tại Singapore, cũng cho rằng khó có thể trồng sầu riêng quy mô lớn ở Hải Nam do chi phí tốn kém. "Chi phí trung bình có thể là 60 nhân dân tệ (211.000 đồng) một kg. Trong khi chi phí để trồng sầu riêng ở Đông Nam Á có thể chỉ khoảng 20 nhân dân tệ một kg". Ngoài ra, những cơn bão lớn đổ bộ vào hòn đảo này trong năm nay đã gây ra tổn thất rất lớn.
Mặc dù sầu riêng trồng tại Trung Quốc không phải là đối thủ đáng gờm, nhưng tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu của tầng lớp trung lưu Trung Quốc đối với "vua của các loại trái cây" đang giảm dần khiến triển vọng trở nên kém hấp dẫn hơn.
Thương nhân từ các nước xuất khẩu sầu riêng lớn bày tỏ lo ngại tại một diễn đàn ở Thượng Hải ngày 6/11 rằng ngày càng có nhiều khu vực tham gia vào cung cấp sầu tiêng đáp ứng nhu cầu thị trường Trung Quốc. Gần đây nhất, vào ngày 24/8, Malaysia đã bắt đầu xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, chỉ hai tháng sau khi ký Nghị định thư về Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu loại quả có hương vị đặc trưng này.
Ông Terry Lin, giám đốc bán hàng tại Agrionex (Malaysia), dự đoán: "Chúng ta hiện đang ở thời kỳ hoàng kim của sầu riêng tại Trung Quốc, nhưng đà tăng trưởng có thể chậm lại và lùi thành thời kỳ bạc trong 5 năm tới, khi có thể xảy ra tình trạng cung vượt cầu".
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, vào năm 2023, nước này nhập khẩu hơn 1,4 triệu tấn sầu riêng, với giá trị tăng 70% so với cùng kỳ năm trước ở mức 6,7 tỷ USD. Nhưng ông Terry Lin lưu ý rằng mức tiêu thụ sầu riêng bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc chỉ vào khoảng 1kg, so với 13kg ở Malaysia và 4kg đến 5kg ở Thái Lan.
Bên cạnh đó, sầu riêng vẫn được coi là một loại "siêu trái cây" đắt đỏ ở những thành phố giàu có của Trung Quốc như Thượng Hải. Một người yêu thích sầu riêng tại Thượng Hải chia sẻ với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc): "Một quả sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan nặng 3kg đến 4kg vẫn có giá từ 100 đến 150 nhân dân tệ tại các siêu thị ở Thượng Hai. Mức tiêu thụ giảm ở khắp mọi nơi và sầu riêng không phải là thứ không thể thiếu".
Thái Lan nỗ lực nâng tầm gạo xuất khẩu Cục Lúa gạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đang tìm cách nâng cao vị thế của gạo Thái Lan trên trường quốc tế bằng cách tăng cường quảng bá các giống lúa độc đáo có nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý (GI). Gạo được bán tại siêu thị ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN Người nông dân trồng...