Lý do lô thuốc Đan Sâm của Dược phẩm Khang Minh bị ngừng sử dụng?
Sở Y tế TP Hà Nội vừa mới có văn bản gửi Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn, Công ty Cổ phần dược phẩm Khang Minh yêu cầu ngừng sử dụng lô thuốc Đan Sâm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Ngày 12/9/2019, Sở Y tế nhận được công văn số 504/KNTMPTP-KNHL của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội về việc báo cáo mẫu không đạt chất lượng đối với vị thuốc Đan Sâm, lô sản xuất: 19001, ngày sản xuất: 28/12/18, hạn dùng: 28/6/2020, do Công ty Cổ phần dược phẩm Khang Minh, địa chỉ D19/37K Hương lộ 80, ấp 4 xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh sản xuất.
Theo kết quả kiểm nghiệm này, mẫu thuốc được lấy tại Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng.
Vị thuốc Đan Sâm – ảnh minh họa: Internet
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn ngừng sử dụng lô thuốc Đan Sâm của Công ty dược phẩm Khang Minh nêu trên, bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn và biệt trữ chờ xử lý. Bệnh viện phối hợp với đơn vị cung ứng rà soát lại toàn bộ hồ sơ cung ứng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, quá trình kiểm nhập, kiểm soát chất lượng đối với dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền đã cung ứng tại bệnh viện, báo cáo Sở Y tế trước ngày 30/9/2019.
Video đang HOT
Sở Y tế cũng yêu cầu Công ty Cổ phần dược phẩm Minh Khang thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội tạm ngừng sử dụng vị thuốc Đan Sâm, lô sản xuất: 19001 nêu trên, biệt trữ chờ xử lý. Đơn vị này phải rà soát quá trình sản xuất, cung ứng vị thuốc Đan Sâm có số lô nêu trên đã cung ứng trên địa bàn thành phố Hà Nội; đồng thời chuẩn bị hồ sơ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, hồ sơ lô sản xuất, cung ứng vị thuốc Đan Sâm… xuất trình tại Sở Y tế Hà Nội trước ngày 30/9/2019.
Được biết, đan sâm là một vị thuốc Đông y có vị đắng, tính hơi hàn, vào 2 kinh tâm và can, là thuốc chữa bệnh về máu dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh nở, nó có công dụng trục huyết ứ, sinh huyết mới, chỉ huyết (cầm máu), điều kinh. Đan sâm còn có tác dụng chữa ung thũng, đơn độc, mẩn ngứa.
Đan sâm được dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ, chữa chứng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Cũng có thể dùng chế thuốc xoa bóp.
Theo các nghiên cứu gần đây, đan sâm còn có tác dụng chữa trị sự rối loạn tuần hoàn tim và não. Loại thảo dược này còn hiệu nghiệm trong điều trị chứng hồi hộp, đau nhói và thắt ngực, mất ngủ, vàng da và có tác dụng an thai.
An Lê
Theo kienthuc
Uống rượu suốt đêm nhưng không chịu đi tiểu, người đàn ông nhận kết cục không thể đắng hơn
Đêm đó, Li Hua bị đau bụng dữ dội và anh không thể đi tiểu được, ngay cả khi anh cảm thấy rất muốn đi. Đến khi đi khám, kết luận của bác sĩ khiến anh chỉ muốn khóc.
Đôi khi, trong cuộc sống, vì một số lý do nào đó mà chúng ta phải nhịn tiểu, ví dụ như đang bận một việc nào đó. Rõ ràng đây là thói quen không tốt. Nhịn tiểu có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tệ hơn là sỏi bàng quang. Chính vì vậy mà hầu hết chúng ta chỉ nhịn tiểu trong những trường hợp bất đắc dĩ.
Tuy nhiên, một người đàn ông ở Trung Quốc lại không chú trọng đến chuyện tiểu tiện của mình, để rồi phải nhận một kết cục không thể đắng hơn... Đó là "vỡ bàng quang".
Theo báo cáo trên trang China Press, người đàn ông này tên Li Hua (tên bệnh nhân đã được thay đổi) sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong một chuyến công tác đến thành phố Trường Sa ở tỉnh Hồ Nam, Li Hua đã quyết định gặp gỡ một vài người bạn sống ở thành phố này và cùng họ uống rượu. Cuộc gặp gỡ kéo dài đến tận đêm khuya và mặc dù cảm thấy muốn đi tiểu nhưng vì quá say sưa mà anh nhất định không chịu đứng lên, cố nhịn tiểu cho đến lúc về.
Nhưng ngay đêm đó, Li Hua bị đau bụng dữ dội và anh không thể đi tiểu được, ngay cả khi anh cảm thấy rất muốn đi. Trên thực tế, anh cảm thấy căng cứng toàn bộ bụng và mỗi khi ấn vào thì thấy rất đau. Lo lắng quá, anh vội vàng đi khám thì được bác sĩ cho biết anh đã bị "vỡ bàng quang" dẫn đến xuất huyết và viêm phúc mạc. Đó chính là nguyên nhân khiến anh phải chịu đựng tình trạng nói trên.
Các bác sĩ đã phải thực hiện một cuộc phẫu thuật khẩn cấp để rút hết nước tiểu đầy trong bụng của Li Hua ra, đồng thời thực hiện thủ thuật nội soi xâm lấn tối thiểu để "sửa chữa" bàng quang bị vỡ. May mắn là Li Hua đã hồi phục tốt và sau đó được xuất viện.
Theo các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Li Hua, mặc dù là tình trạng hiếm gặp trong y tế nhưng vỡ bàng quang thường xảy ra khi có ngoại lực tác động hoặc va chạm. Bàng quang vốn dĩ được bảo vệ bởi chất béo và xương nhưng khi có đủ nước tiểu trong đó thì thành bàng quang sẽ thay đổi, nó sẽ mỏng hơn và ngay cả một lực nhẹ từ bên ngoài cũng có thể gây ra "vỡ bàng quang", dẫn đến hậu quả là sự đau đớn.
Scott Eggener, một bác sĩ tiết niệu tại Đại học Chicago nói: "Những người đã trải qua các ca đại phẫu, bị ung thư hoặc dùng phóng xạ trong bàng quang, hoặc bàng quang đã bị cắt bỏ... có nguy cơ bị vỡ bàng quang cao hơn những người khác".
Khi bàng quang vỡ, nước tiểu thường đổ vào bụng, gây đau đớn. Và lúc này, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài bằng ống thông.
Ngoài ra, Gerald Timm, một nhà nghiên cứu tiết niệu tại Đại học Minnesota, cũng cho biết thêm rằng, nếu thường xuyên nhịn tiểu, để nước tiểu trong bàng quang trong thời gian dài có thể khiến vi khuẩn tích tụ lại, dẫn đến nhiễm trùng bàng quang.
Theo Helino
Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Chuyển thêm 151 bệnh nhân đến bệnh viện xét nghiệm Ngày thứ hai khám và tư vấn sức khoẻ miễn phí cho người dân quanh khu vực bị cháy của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội), đã có 364 người đến khám, trong đó có 151 người được chuyển tới bệnh viện làm xét nghiệm. Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc...