Lý do lệnh trừng phạt của phương Tây không gây tác động lớn với người dân Nga
Phần lớn người Nga vẫn không chú ý nhiều đến cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng tin rằng việc phản đối cuộc chiến sẽ đồng nghĩa với việc phương Tây sẽ “hủy diệt nước Nga”.
Người dân Nga cơ bản không bị ảnh hưởng nhiều bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Ảnh: AFP
Theo một cuộc thăm dò mới, công dân Nga cho biết họ đang có cuộc sống tương đối bình thường bất chấp việc phương Tây áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva do cuộc xung đột ở Ukraine.
Một cuộc khảo sát của Gallup cho thấy 56% người Nga được hỏi tin rằng nền kinh tế trong nước đang được cải thiện, trong khi 46% đồng ý rằng mức sống cũng đang được cải thiện – một kỷ lục kể từ khi cuộc thăm dò được bắt đầu tiến hành vào năm 2006.
Tâm lý lạc quan trên xuất hiện khi các nước phương Tây đang mất đi động lực tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, với nhiều nhà phân tích hiện cho rằng Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến.
Cuộc thăm dò của Gallup cho thấy nhận thức của người Nga về sự ổn định vẫn không thay đổi, chỉ 1/5 số người được hỏi nói rằng họ cảm thấy căng thẳng, buồn bã hoặc tức giận, so với 36% người Ukraine. 75% người Nga được thăm dò cho biết họ hài lòng với quyền tự do cá nhân của mình, và con số đó đã tăng lên kể từ khi xung đột nổ ra.
Video đang HOT
Theo một phân tích khác, phần lớn người Nga vẫn không chú ý nhiều đến cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng tin rằng việc phản đối cuộc chiến sẽ đồng nghĩa với việc phương Tây “hủy diệt nước Nga”.
Một báo cáo của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế cho thấy hành động nhanh chóng của Moskva sau các lệnh trừng phạt toàn cầu đã cứu nước này khỏi sự sụp đổ kinh tế hoàn toàn và người dân đã “thích nghi” với những điều kiện mới, không khác biệt nhiều so với trước xung đột.
Một số người thậm chí còn có sự cải thiện về mức sống khi Chính phủ Nga tiến hành trợ cấp xã hội quy mô lớn và tăng lương. Hầu hết người Nga đều biết xung đột sẽ không kết thúc sớm nhưng “thay vào đó họ thích tập trung vào cuộc sống của chính mình hơn”, các tác giả của báo cáo viết.
Về phần mình, chuyên gia địa chính trị Samir Puri nói với đài truyền hình Australia ABC News rằng cuộc xung đột Nga Ukraine đã bị “pha loãng và thay thế” bằng những nạn nhân của cuộc chiến Israel – Hamas ở Gaza. Trong trường hợp Quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự cho Kiev – như nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa mong muốn – thì lịch sử cho thấy điều này có thể dẫn đến một tương lai ảm đạm cho Ukraine. Tuy nhiên, chuyên gia Puri cho rằng một sự sụp đổ đột ngột của Ukraine vẫn khó có thể xảy ra vì NATO sẽ “trực tiếp gánh chịu hậu quả”.
Trước đó theo hãng thống tấn TASS (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/12 cho biết tiền lương thực tế đã tăng 7% và thu nhập thực tế của người dân đã tăng 4,4% năm 2023. Ông Putin lưu ý rằng những con số này là một yếu tố quan trọng không chỉ trong chính sách xã hội mà còn trong phát triển kinh tế.
Người đứng đầu Điện Kremlin nhấn mạnh GDP của Nga đã tăng 3,2% trong 10 tháng đầu năm 2023, cao hơn so với trước khi có lệnh trừng phạt của phương Tây và Nga đang dẫn đầu so với các nước EU về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo Tổng thống Putin, bất chấp căng thẳng về chính trị, các nhà đầu tư phương Tây vẫn có “sự hiện diện âm thầm” ở Nga.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov cho biết, theo ước tính, nền kinh tế nước này có thể tăng 3,5% GDP. Bộ này cũng dự kiến sẽ duy trì dự báo tỷ lệ lạm phát trong nước vào cuối năm 2023 ở mức 7,5%.
Cuộc bầu cử Slovakia tác động đến sự thống nhất của phương Tây về Ukraine?
Cử tri Slovakia đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được cho là sẽ đe dọa sự thống nhất của phương Tây về Ukraine.
Cử tri Slovakia bỏ phiếu tại 1 điểm bầu cử ngày 30/9/2023. Ảnh: Reuters
Người dân Slovakia ngày 30/9 đã đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử quốc hội diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa cựu Thủ tướng Robert Fico, người đã cam kết chấm dứt viện trợ quân sự cho nước láng giềng Ukraine, và những người theo chủ nghĩa tự do thân phương Tây.
Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy hai phe đang trong thế giằng co, với người chiến thắng dự kiến sẽ có cơ hội đầu tiên để thành lập chính phủ thay thế chính quyền tạm quyền đang điều hành đất nước 5,5 triệu dân kể từ tháng 5 năm nay.
Với 98% số phiếu bầu được kiểm, đảng Dân chủ Xã hội của ông Fico đã dẫn đầu với 23,4% phiếu bầu. Phong trào Cấp tiến Slovakia (PS) của Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Michal Simecka theo sau với 15,68% và đảng Tiếng nói (Hlas) của cựu Thủ tướng Peter Pellegrini và đứng thứ ba với 15,43% phiếu bầu.
Một chính phủ mới do cựu Thủ tướng Fico lãnh đạo có nghĩa là Slovakia sẽ đứng về phía Hungary và thách thức sự đồng thuận của khối về việc hỗ trợ Ukraine. Ngược lại, một chính phủ "Progresivne Slovensko" (Slovakia cấp tiến - PS) sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại hiện nay, duy trì sự ủng hộ mạnh mẽ của Slovakia đối với Ukraine.
Trong trường hợp cả đảng Smer-SSD do ông Fico lãnh đạo và PS, do Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Michal Simecka lãnh đạo, đều không giành được đa số, có nghĩa là chính phủ mới có thể sẽ phụ thuộc vào kết quả của các đảng nhỏ hơn, từ phe theo chủ nghĩa tự do đến những người cực đoan, cực hữu.
Đảng Hlas cánh tả ôn hòa của Peter Pellegrini, cựu thành viên Smer-SSD và thủ tướng trong năm 2018-2020, khả năng xếp "top 3" và ông Pellegrini vẫn để ngỏ các lựa chọn của mình, nhưng cho biết trong tuần này rằng "đảng Hlas gần gũi hơn với Smer-SSD".
Ông Fico đã thể hiện sự bất mãn với liên minh trung hữu đang bất đồng vốn dẫn đến chính phủ của họ đã sụp đổ vào năm ngoái, khiến cuộc bầu cử này diễn ra sớm hơn nửa năm. Quan điểm thân Nga của ông Fico tương tự như tâm trạng của xã hội Slovakia, vốn có truyền thống tương đối ủng hộ Nga.
Nhà xã hội học Michal Vasecka nhận định: "Ông Fico được có lợi thế từ tất cả những lo lắng do đại dịch (COVID-19) và xung đột Nga - Ukraine mang lại, cũng như bởi sự tức giận lan rộng ở Slovakia trong ba năm qua".
Ông Fico đã cam kết chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine và nỗ lực đàm phán hòa bình. Đây là đường lối gần giống với đường lối của Chính phủ Hungary của Thủ tướng Viktor Orban. Ông Fico cũng chỉ trích các lệnh trừng phạt đối với Nga và bảo vệ quyền phủ quyết của các quốc gia ở EU.
Nhưng Fico trước đây cũng là một nhà lãnh đạo thực tế, điều mà các nhà ngoại giao và nhà phân tích nước ngoài cho rằng có thể hạn chế sự thay đổi bước ngoặt chính sách đối ngoại của Slovakia. Các nhà phân tích và nhà ngoại giao cũng cho rằng Slovakia, với mức thâm hụt ngân sách lớn nhất khu vực đồng euro, gần 7% GDP trong năm nay, rất cần quỹ phục hồi và hiện đại hóa của EU. Do đó, bất kỳ chính phủ mới nào cũng sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi gây xung đột với Brussels.
Nga, Iran bắt tay đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ Nga và Iran ngày 5/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ký một thỏa thuận nhằm chống lại các lệnh trừng phạt đơn phương do Mỹ và các nước phương Tây áp đặt. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian. Ảnh: TASS "Nga và Iran vừa ký tuyên bố về các cách thức nhằm chống lại, giảm thiểu và...