Lý do không nên đánh giá thấp liên minh kho ứng dụng Trung Quốc
Hiện nay, hầu hết các kho ứng dụng Trung Quốc đều không được đầu tư kỹ lưỡng. Ngay cả những tên tuổi lớn như Huawei cũng không thể ngăn chặn các ứng dụng “dỏm”, kém chất lượng, đạo nhái và vi phạm nội dung bản quyền xuất hiện trên AppGallery.
Đối với các nhà sản xuất Trung Quốc, phần mềm vẫn được xem là nhược điểm “chí mạng” trên smartphone, ít nhất là khi so với thị trường quốc tế. Vì thế, một số người đã bác bỏ và cười chê ngay khi nghe đến việc các nhà sản xuất hàng đầu nước này hợp tác để cho ra một liên minh ứng dụng thống nhất.
Bốn tư tưởng lớn gặp nhau
Theo Android Authority, Xiaomi, Vivo và Oppo đã cùng nhau thành lập Liên minh Dịch vụ các Nhà phát triển (GDSA), nhằm cung cấp một nền tảng duy nhất giúp các nhà phát triển có thể đưa ứng dụng và nội dung của họ lên tất cả các cửa hàng ứng dụng tương thích với từng hãng.
Hãng tin Reuters cho biết, dù không được nêu đích danh nhưng Huawei cũng là một phần trong GDSA. Công ty Trung Quốc đã từ chối trả lời về vấn đề này. Rõ ràng, trước tình hình hiện nay, việc thành lập một liên minh kho ứng dụng sẽ giúp ích cho Huawei rất nhiều trong việc sống sót ở thị trường quốc tế mà không có Google.
Như chúng ta đã biết, thị phần của bốn hãng gộp lại đã chiếm hơn 40% thị trường điện thoại. Đồng thời, họ đều là những đối thủ sừng sỏ trong ngành công nghiệp di động đầy tính cạnh tranh. Nhưng để có được sự đồng lòng đến từ các ông lớn đầu ngành Trung Quốc, chính phủ Mỹ đã góp phần lớn… công sức.
Nên chờ đợi những gì?
Trong bốn cái tên trên, chỉ có Xiaomi là đưa ra tuyên bố ngắn gọn về GDSA: “Liên minh Dịch vụ các Nhà phát triển được sinh ra là để tạo điều kiện cho các bên thứ ba đưa ứng dụng của mình lên cửa hàng của Xiaomi, Oppo và Vivo. Đồng thời, sẽ không có mối quan tâm cạnh tranh nào giữa dịch vụ này và Google Play Store”.
Có vẻ như câu trả lời “lưng chừng” của Xiaomi đã không thể lý giải được vì sao công ty Trung Quốc lại tham gia vào một liên minh toàn cầu cùng các đối thủ lớn khác nhưng lại chỉ để xây dựng một dịch vụ phân phối ứng dụng đơn giản mà thôi. Trong khi đó, trên website của mình, GDSA tuyên bố, mục tiêu thành lập liên minh là xây dựng một hệ thống ứng dụng thống nhất cho tất cả các OEM.
Qua đây, các nhà phát triển sẽ được cung cấp dịch vụ phân phối, kiểm soát nội dung, hỗ trợ phát triển, vận hành tiếp thị, quảng bá thương hiệu và bật kiếm tiền theo lượng truy cập người dùng. Nghe qua, ta có thể thấy phương thức hoạt động của GDSA sẽ giống với Google Play Store.
Video đang HOT
Sự chuẩn bị trước của các nhà sản xuất Trung Quốc
Việc chính phủ Mỹ ban hành các lệnh trừng phạt đối với Huawei và ZTE đã khiến dòng chảy công nghiệp quan trọng của Trung Quốc bị tắc nghẽn, đồng thời cho thấy ngành công nghiệp công nghệ cao của nước này mong manh đến nhường nào.
Các lệnh cấm đã phá tan ảo tưởng rằng chúng ta đang sống trong một thế giới thực sự toàn cầu hóa, nơi tiền và vật chất sẽ luôn trôi tự do, bất kể những bất ổn về chính trị. Tuy nhiên, sau khi gặp vấn đề, Huawei đã chới với và phải tìm cách vượt qua cuộc chiến với danh nghĩa là một thế lực hàng đầu của ngành công nghiệp di động Trung Quốc.
Trong khi đó, Xiaomi và các thương hiệu trực thuộc BBK chỉ đơn giản là thiếu quy mô và nguồn lực cần thiết để chống lại những lệnh cấm tương tự trong tương lai, đặc biệt là khi nhìn thấy “bia đỡ đạn” ZTE và Huawei chịu sự trừng phạt của Mỹ. Cụ thể, vài tuần sau khi lệnh cấm xuất khẩu được ban hành, ZTE đã phải đóng cửa một loạt các nhà máy của mình.
Thậm chí, Huawei còn phải xoay sở trước sự độc quyền của Mỹ về hệ điều hành Android trên smartphone – hay nói đúng hơn là trên hầu hết tất cả các nền tảng di động mà người dùng muốn sử dụng và nhà phát triển muốn hỗ trợ, trong đó bao gồm cả Windows cho máy tính.
Vì thế, đây chính là lý do tại sao Huawei Mate 30 Pro với phần cứng cực kỳ ấn tượng nhưng lại chịu số phận “hẩm hiu” ở các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Nguyên nhân chính là do không có các dịch vụ hỗ trợ của Google, trong khi từ lâu, người dân Trung Quốc đã quen với sự thiếu vắng này.
Chính quyền Trung Quốc kêu gọi hợp sức
Tất nhiên, tham vọng của sự hợp tác lần này là để tìm ra giải pháp thay thế nền tảng của Google
Hiện tại, GDSA vẫn chưa hoàn thiện trang web chính thức của riêng mình, nhưng dự kiến, trong tương lai, liên minh này có thể sẽ làm được rất nhiều thứ. Không chỉ bốn nhà sản xuất lớn, các thương hiệu nhỏ của Trung Quốc cũng quan tâm đến vệc hỗ trợ một giải pháp thay thế cho nền tảng Google. Ngay cả khi họ không bị ảnh hưởng và miễn nhiễm với các mối đe dọa đến từ Mỹ thì chính phủ Trung Quốc cũng sẽ kêu gọi tham gia trợ giúp.
Được biết, chính phủ nước này đã dành 21 tỷ USD để đầu tư vào mảng chipset trong nước, rót nguồn lực vào sự phát triển của AI và 5G. Thực chất, nếu các hãng chịu bỏ ra nguồn lực phát triển nền tảng giống như đầu tư phát triển AI và 5G, giấc mơ đi đầu trong ngành công nghiệp toàn cầu sẽ nhanh chóng thành hiện thực.
Liệu họ có đủ khả năng?
Trước sức ép đến từ Mỹ, các nhà sản xuất Trung Quốc bắt buộc phải hợp tác để cùng nhau xây dựng giải pháp thay thế cho Google Play Store. Nhưng không có gì để đảm bảo chắc chắn họ sẽ thành công.
Ngoại trừ TikTok, Trung Quốc vẫn chưa thể tạo ra các nền tảng lớn với quy mô toàn cầu. Phần mềm vẫn là điểm yếu dù nguyên nhân không phải do trình độ kỹ thuật. Vài năm trước, Samsung từng bị chế giễu khi cho ra mắt hệ điều hành của riêng mình, Tizen OS. Không lâu sau đó, hãng đã từ bỏ dự án này. Vì thế, không ngoại trừ khả năng Huawei và các đồng minh cũng sẽ gặp phải kết cục tương tự.
Để xây dựng một dự án tầm cỡ như Google Play Store, các nhà sản xuất phải tốn rất nhiều thời gian, nguồn lực và sự hợp tác chặt chẽ. Nhưng dường như, đòi hỏi ấy là quá xa vời đối với một nhóm các công ty luôn có những lợi ích cạnh tranh và tầm nhìn chiến lược khác nhau. Đặc biệt là khi, nếu Mỹ quyết định thay đổi lập trường thì liệu Xiaomi hay BBK có còn muốn hợp tác lâu dài với Huawei hay không?
Google sẽ không hài lòng với bất kỳ sáng kiến nào làm ảnh hưởng và suy yếu đến sự thống trị của hãng với hệ sinh thái Android. Mặc dù không có cách nào để ngăn chặn sự phát triển của các cửa hàng ứng dụng cạnh tranh, nhưng Google có thể tăng tầm quan trọng và sự ràng buộc của Play Store đối với người dùng và các nhà phát triển.
Niềm tin của người tiêu dùng đối với một thứ gì đó mới mẻ sẽ là yếu tố then chốt. Một cửa hàng ứng dụng do Trung Quốc tài trợ sẽ phải thuyết phục hàng triệu người dùng trên khắp thế giới yên tâm ủy thác dữ liệu cá nhân và thông tin ngân hàng của mình cho các giao dịch thanh toán trực tuyến. Điều này thực sự rất khó, ngay với cả những công ty châu Âu hàng đầu, danh tiếng.
Bên cạnh người dùng, việc tạo được niềm tin cho các nhà phát triển cũng rất quan trọng. Các nhà phát triển muốn được biết rõ ngoài những lợi ích cơ bản về cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững chắc, thì liệu GDSA có những chính sách gì để bảo vệ họ trước nạn vi phạm bản quyền ở Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung hay không. Cùng với đó, ứng dụng mạo danh và buôn bán phần độc hại luôn được xem là “đặc sản” của các kho ứng dụng Trung Quốc. Nên tuyệt nhiên, các ứng dụng lớn với nhiều “tên tuổi” cũng sẽ không muốn dính líu đến những vấn đề này.
Dù hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi ích trong tương lai, nhưng trước mắt, các thành viên trực thuộc GDSA đã có thể giảm phần nào công việc. Hiện mục tiêu của nhóm này là hướng đến các quốc gia tiềm năng ít chịu sự chi phối của hệ sinh thái Google như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nga và Philippines.
Chung quy lại
Chúng ta đã nghĩ sai về GDSA khi nó được sinh ra là không để cạnh tranh với Google Play Store, mà là để trở thành một nền tảng di động dự phòng cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Nhất là sau khi thấy Huawei rơi vào tình cảnh éo le, họ đã không xem Google là một lựa chọn hàng đầu.
Nhưng nếu thành công, hệ sinh thái Android sẽ gặp nguy khi càng trở nên phân mảnh. Bù lại, thị trường cạnh tranh sẽ khiến người dùng được lợi. Mặt khác, việc này có thể đẩy một bộ phận người dùng về phía Apple với hệ điều hành iOS khi Android trở nên quá phức tạp.
Trớ trêu thay, lệnh cấm cửa Huawei lại gây nhiều tác động xấu lên Google hơn bất kỳ ai khác. Có khả năng, các công ty Trung Quốc sẽ phát hành những chiếc smartphone không được cài sẵn dịch vụ của Google ra thị trường quốc tế, tương tự như những gì họ đang làm trong nước nếu gặp phải những lệnh cấm như Huawei. Và ta có thể hình dung về một tương lai, nơi thế giới bị chia ra nhiều vùng ảnh hưởng công nghệ khác nhau.
Theo VN Review
Đây là ứng dụng ngu ngốc nhất trên iPhone, giá gần 1.000 USD vẫn có 8 người mua dù không có chức năng gì
Một thời gian ngắn sau khi ứng dụng I Am Rich xuất hiện, Apple đã gỡ bỏ nó khỏi kho ứng dụng của mình.
Một thời gian ngắn sau khi Apple chính thức giới thiệu kho ứng dụng App Store vào ngày 10 tháng 7 năm 2008, "táo khuyết" ngay lập tức nhận được một số lượng lớn các ứng dụng được đệ trình bởi các nhà lập trình ứng dụng. Ở thời điểm hiện tại, Apple nổi tiếng là hãng công nghệ có quy trình kiểm duyệt nội dung các ứng dụng khắt khe, tuy nhiên vào những ngày đầu, mọi thứ có vẻ như khá linh hoạt và "dễ thở". Đó là lý do những ứng dụng như "I am Rich" (tạm dịch: Tôi giàu có) lại xuất hiện.
I Am Rich được đánh giá là một trong những ứng dụng ngu ngốc nhất từng xuất hiện trên App Store.
Được phát triển bởi một nhà lập trình ứng dụng người Đức có tên Armin Heinrich, "I am Rich" có giá thành lên tới 999 USD mỗi lượt tải về và điều đáng nói hơn là nó không có bất kì một tính năng gì ngoại trừ việc hiển thị một viên kim cương màu đỏ trên màn hình. Có lẽ, đúng như tên gọi của mình, "I am Rich" được dùng để chứng tỏ độ giàu có của những người sẵn sàng tải nó về.
Vài tuần sau khi được đưa lên App Store, Apple gỡ bỏ ứng dụng "I am Rich" khỏi kho ứng dụng chính thức của mình. Về sau, tác giả ứng dụng này đã lên tiếng phản pháo lại động thái của Apple. "Tôi có thấy một số người dùng phàn nàn về mức giá của ứng dụng này," Heinrich chia sẻ với báo giới. "Thế nhưng tôi coi nó như nghệ thuật. Tôi không kì vọng nhiều người mua nó và không mong đợi tất cả những sự rắc rối này," anh nói thêm.
Biển thể mới của ứng dụng I Am Rich vẫn còn có mặt trên App Store ở thời điểm hiện tại.
Thế nhưng, có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết tổng cộng vẫn có 8 người quyết định mua "I am Rich" từ App Store và chỉ hai trong số đó yêu cầu được hoàn lại tiền sau khi thực hiện giao dịch. Và có thể bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn bởi sau tất cả những rắc rối, Heinrich vẫn tung ra một biến thể của ứng dụng "I am Rich" ngày nào với giao diện kim cương đỏ tương tự nhưng có thêm tính năng máy tính bỏ túi. Ứng dụng phiên bản mới này mang tên gọi "I am Rich LE". Nó hiện vẫn có mặt trên App Store và được bán với giá 8,99 USD.
Theo Sao Star
Huawei bắt tay với Ấn Độ, quyết đánh bại Android Huawei sẽ hợp tác với các nhà phát triển phần mềm hàng đầu của Ấn Độ để làm đa dạng thêm kho ứng dụng cho điện thoại thông minh. Sputnik ngày 28/12 đưa tin, công ty Huawei (Trung Quốc) bắt đầu thu hút các nhà phát triển phần mềm của Ấn Độ. Động thái này như là một phần trong chiến lược đối...