Lý do khiến Ukraine tin chắc phương Tây sẽ gửi thêm xe tăng, máy bay chiến đấu
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov tin tưởng rằng nước này cuối cùng sẽ có được xe tăng và máy bay chiến đấu của phương Tây để đẩy lùi lực lượng Nga, nhưng cho rằng Mỹ sẽ phải đi đầu để các đồng minh làm theo.
Lạc quan từ Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov. Ảnh: AP
Theo tờ Politico, ông Oleksii Reznikov đưa ra bình luận trên trong một cuộc phỏng vấn về tình hình xung đột ở Ukraine và quá trình tái thiết ngành quốc phòng Ukraine.
Ông nói: “Tôi thực sự lạc quan rằng xe tăng Abrams là khả thi trong tương lai và tôi chắc chắn rằng các máy bay chiến đấu như F-16, F-15 hoặc Gripen của Thụy Điển cũng sẽ khả thi”.
Trong nhiều tháng qua, các nước NATO đã tranh luận về việc có nên viện trợ xe tăng chiến đấu chủ lực, hiện đại như Leopard của Đức hay Abrams của Mỹ hay không. Tới nay, các quan chức Đức đã từ chối và nói rằng họ sẽ không phải là nước đầu tiên gửi xe thiết giáp hạng nặng cấp độ NATO vì lo ngại rằng Nga sẽ coi đây là động thái leo thang căng thẳng. Trong khi đó, các quan chức Mỹ cho rằng xe tăng Abrams là loại ngốn nhiều nhiên liệu, phức tạp về mặt hậu cần, khó có thể duy trì ở Ukraine.
Dù vậy, ông Reznikov vẫn lạc quan bất chấp tất cả những thách thức chính trị và hậu cần nảy sinh trong quá trình thuyết phục các nước phương Tây cung cấp vũ khí hiện đại hơn cho Ukraine. Ông lưu ý rằng nhiều vũ khí từng được coi là vượt quá giới hạn như máy bay không người lái, tên lửa và pháo cuối cùng cũng đã đến Ukraine.
Ngay sau khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine vào tháng 11 năm ngoái, ông Reznikov đã đến Mỹ và yêu cầu được viện trợ tên lửa phòng không Stinger, nhưng Mỹ trả lời là “không, điều đó là không thể” do các vấn đề luật pháp và chính trị. Sau đó vào tháng 1, Ukraine đã nhận được vũ khí này từ Litva.
Video đang HOT
Điều tương tự cũng lặp lại với pháo 155mm và Hệ thống Tên lửa Cơ động Cao.
Ông Reznikov nói: “Quyết định quan trọng nhất, ít nhất là trong thời gian tới sẽ là chúng tôi sẽ có loại xe tăng chiến đấu chủ lực nào cho các lực lượng vũ trang Ukraine, bởi vì chúng tôi hiểu rằng tất cả các đối tác, những nước có ngành công nghiệp có thể sản xuất xe tăng như Anh, Pháp và Đức sẽ chờ quyết định chính trị từ Mỹ. Sau khi những chiếc Abrams đầu tiên tới đây, tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có Leopard, Marder và các loại xe bọc thép hạng nặng khác như xe tăng”.
Ba Lan đã tặng cho Ukraine 250 chiếc xe tăng cũ thời Liên Xô và đây là những mẫu xe tăng mà Ukraine quen thuộc. Nhưng khi Nga tiếp tục điều thêm xe tăng và thiết giáp chở quân tới, các nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng xe tăng hiện đại hơn sẽ rất có giá trị. Cho dù tên lửa hành trình và máy bay không người lái xuất hiện trong giai đoạn mới nhất này, nhưng cuộc chiến sẽ tiếp tục diễn ra trên mặt đất. Do đó, Ukraine sẽ tiếp tục kêu gọi thêm xe thiết giáp.
Đối với máy bay chiến đấu, các cuộc thảo luận sơ bộ về việc cung cấp cho Ukraine máy bay F-16 vẫn đang diễn ra, mặc dù các quan chức Mỹ cho rằng sẽ không cung cấp ngay trong lúc này vì vướng vấn đề đào tạo phi công Ukraine và phụ tùng phức tạp.
Kế hoạch hỗ trợ Ukraine lâu dài
Xe tăng Leopard 2 A7V của Đức tham gia một cuộc tập trận. Ảnh: Getty Images
Mỹ và một nhóm đồng minh đã gặp nhau tại Copenhagen vào tháng 8 để vạch ra kế hoạch hỗ trợ lâu dài cho quân đội Ukraine, trong đó có vấn đề sửa chữa và duy trì thiết bị. Đây là một mục tiêu quan trọng trong để duy trì lực lượng tại thực địa và sẵn sàng chiến đấu.
Ông Reznikov nói rằng cuộc họp đó và một cuộc họp khác tháng này ở Brussels, khiến ông có cảm giác rằng các nước phương Tây sẵn sàng giúp đỡ trong nhiều năm tới.
Ông cũng đã đề nghị thành lập liên doanh với Ba Lan, Anh và Đức để phát triển vũ khí và thiết bị có thể được chế tạo ở Ukraine, đặc biệt cho các hệ thống phòng không.
Ukraine đang chờ máy bay không người lái Switchblade 600 mà Mỹ đã hứa sẽ giúp Ukraine. Nhà sản xuất loại vũ khí này, AeroVironment, cho biết trong tháng này, lô đầu tiên gồm 10 máy bay không người lái sẽ đến Ukraine trong vòng vài tuần.
Ông Reznikov nhận định: “Gần đây, Iran đã bán 2.400 máy bay không người lái cho Nga vì vậy vào thời điểm này, tôi có thể nói rằng máy bay không người lái của Iran tạm thời giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này”.
Trong khi xe tăng và máy bay chiến đấu vẫn đang trong quá trình bàn luận thì phòng không sẽ tiếp tục là ưu tiên số một trong những tháng tới. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, nước này cần phân chia các mục tiêu trên không: Ví dụ, để tấn công tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo, hệ thống phòng thủ sẽ sử dụng tên lửa như IRIS-T của Đức và Hệ thống Tên lửa đất đối không tân tiến quốc gia, hoặc các hệ thống như Buk. Để chống các máy bay không người lái, Ukraine có thể sử dụng các thiết bị rẻ hơn như Gepard của Đức hoặc Stinger và Starstreak.
Củng cố lớp bảo vệ đó đối với Kiev và các thành phố khác vẫn là điều quan tâm hàng đầu đối với các quan chức Ukraine.
Mặc dù nhu cầu của Ukraine lớn và chưa dừng lại nhưng ông Reznikov cho biết các cuộc họp và cuộc gọi với các đồng minh liên tục diễn ra, khiến chính phủ của ông tin tưởng rằng viện trợ sẽ tiếp tục đổ về, ngay cả khi Ukraine đẩy mạnh xây dựng các hệ thống riêng.
Ông nói: “Tôi nhận được một tín hiệu rõ ràng từ tất cả các bên rằng bất kể thế nào, các nước sẽ hỗ trợ Ukraine cho đến khi kết thúc cuộc xung đột này”.
Tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine đối với sự phát triển vũ khí của Mỹ
Xung đột ở Ukraine có thể thay đổi các loại vũ khí mà Lầu Năm Góc mong muốn.
Người đứng đầu tập đoàn quốc phòng lớn thứ hai của Mỹ mới đây cho biết cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm thay đổi kế hoạch mua vũ khí trong tương lai của Lầu Năm Góc, khi các nhà lãnh đạo quân sự muốn bảo vệ tốt hơn các thiết bị lớn, đắt tiền.
"Những gì chúng tôi học được từ cuộc xung đột ở Ukraine là "một vũ khí phi đối xứng có thể tiêu diệt một hệ thống trị giá hàng tỷ USD", Giám đốc điều hành của tập đoàn Raytheon Technologies, Greg Hayes cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Tại Ukraine, cả lực lượng Ukraine và Nga đều đã sử dụng các máy bay không người lái thương mại đã được sửa đổi, tương đối rẻ để tấn công các mục tiêu quân sự. Trước đây, các vũ khí tự chế có gắn chất nổ như vậy đã được sử dụng bởi các chiến binh IS ở Iraq và Syria.
"Tôi nghĩ điều này sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại một số ưu tiên chi tiêu trong thập kỷ tới", ông Hayes nói, lưu ý rằng lực lượng Ukraine đã sử dụng tên lửa vác vai Stinger và Javelin rẻ hơn để tiêu diệt xe tăng, thiết giáp và máy bay chiến đấu đắt tiền hơn của Nga. Raytheon chế tạo Stingers, và chế tạo Javelin cùng với tập đoàn Lockheed Martin.
Tuy nhiên, theo ông Hayes, những thay đổi này khó diễn ra trong năm nay. Hiện Quốc hội Mỹ đang xem xét yêu cầu ngân sách tài khóa 2023 của Lầu Năm Góc, và bên trong Lầu Năm Góc, các quan chức đang xây dựng kế hoạch chi tiêu cho năm tài khóa 2024.
"Tôi không nghĩ chúng ta sẽ không thấy điều đó trong năm nay. Nhưng chắc chắn trong suy nghĩ của những người ở Bộ Quốc phòng Mỹ rằng nếu đối thủ có thể dễ dàng tiêu diệt một trong những tài sản quân sự quan trọng bằng tên lửa, thì chúng ta phải làm gì để bảo vệ? Hoặc sẽ cần những công nghệ nào khác? Hay cần những phương tiện ít bị ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công bất đối xứng này?", ông Hayes nêu rõ.
Trong những năm gần đây, Lầu Năm Góc đã điều chỉnh chi tiêu dài hạn của mình nhằm đối phó với những tiến bộ vũ khí của Trung Quốc, sau hai thập kỷ chi hàng tỷ USD cho vũ khí để chiến đấu với quân nổi dậy ở Afghanistan và Iraq. Lầu Năm Góc đang phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, vũ khí siêu thanh,...
Sau khi đắc cử vào năm 2020, các chuyên gia và nhà phân tích dự đoán chính quyền Biden sẽ cắt giảm hoặc giữ nguyên mức ngân sách quốc phòng sau nhiều năm tăng chi dưới thời chính quyền Trump. Nhưng cả hai đề xuất ngân sách của chính quyền Biden đều bao gồm việc tăng chi tiêu quốc phòng. Quốc hội Mỹ đã bổ sung thêm hàng chục tỷ USD cho yêu cầu năm 2022 và sẵn sàng làm điều tương tự một lần nữa trong năm nay khi xem xét lại yêu cầu năm 2023.
"Khi Tổng thống Biden đắc cử cách đây hai năm, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều đã chuẩn bị cho việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng không thể tránh khỏi. Nhưng thực tế là, tất cả là vì các sự kiện địa chính trị", ông Hayes kết luận.
Ukraine thông báo thiệt hại vũ khí trong cuộc chiến với Nga Ukraine đã mất tới 50% kho vũ khí hạng nặng, trong đó có 400 xe tăng. Xe tăng Ukraine bị cháy ở Kolychivka. Ảnh: Getty Images Theo đài RT ngày 17/6, chỉ huy hậu cần của lực lượng trên bộ của Ukraine, ông Volodymyr Karpenko, đã đưa ra thông tin trên trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Quốc phòng. Ông Karpenko...