Lý do khiến trẻ lớn rồi mà vẫn tè dầm, thực tế lỗi hoàn toàn không phải do bé
Trẻ có thể kiểm soát nước tiểu của mình từ năm 3 tuổi. Vì vậy trong giai đoạn này, bố mẹ nên bắt đầu cai bỉm và dạy cho bé cách tự đi vệ sinh.
Tuy nhiên, nhiều bà mẹ nhận thấy rằng, bé có thể tự đi tiểu vào ban ngày nhưng vẫn tè dầm vào ban đêm. Vì sao lại như vậy?
Yếu tố môi trường
Trên thực tế, đối với hầu hết trẻ em, các yếu tố môi trường là nguyên nhân chính gây ra tè dầm. Vì dung tích bàng quang của trẻ nhỏ tương đối thấp. Bé uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc ăn trái cây lợi tiểu, cơ thể hấp thụ quá nhiều nước vượt quá dung tích bàng quang khiến trẻ tè dầm. Ngoài ra, do dây thần kinh của trẻ rất nhạy cảm, nếu môi trường ngủ đột ngột thay đổi hoặc khi khí hậu lạnh, khả năng trẻ tè dầm sẽ tăng lên. Vì vậy, bố mẹ nên tạo môi trường ngủ thoải mái cho bé, giữ nhiệt độ trong phòng phù hợp, tốt nhất nên chuẩn bị đồ ngủ bằng vải cotton cho bé. Ngoài ra, bố mẹ nên chuẩn bị ga chống thấm để bé không làm ướt đệm khi ngủ.
Yếu tố sinh lý
Trong trường hợp bình thường, trẻ em sẽ không tè dầm nữa khi lên 5 tuổi. Tuy nhiên, nhiều em bé đã đi học tiểu học nhưng vẫn tè dầm thường xuyên. Có thể những đứa trẻ này có bàng quang chậm phát triển hơn vì vậy các bé không thể kiểm soát được việc đi tiểu. Một số trẻ có độ nhạy cảm bàng quang cao hơn mức bình thường. Nếu trẻ bị kích thích bởi môi trường bên ngoài, chẳng hạn như ma sát từ chăn hoặc chênh lệch nhiệt độ, có thể gây ra tiểu không tự chủ.
Yếu tố bệnh lý
Video đang HOT
Nếu trẻ mắc các bệnh về hệ tiết niệu, chẳng hạn như viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, v.v., trẻ cũng dễ tè dầm vào ban đêm. Vì vậy, bố mẹ nên vệ sinh vùng kín của trẻ nhỏ đúng cách, đặc biệt là bé gái để tránh nhiễm khuẩn, gây viêm. Ngoài ra, nếu trẻ có các triệu chứng như bại não, động kinh, cũng dễ bị tiểu không tự chủ. Vì vậy, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra nếu nhận thấy bé đã lớn nhưng vẫn thường xuyên tè dầm.
Yếu tố di truyền
Ngoài những yếu tố này, chứng tè dầm của trẻ có liên quan đến di truyền. Nếu bố mẹ thường xuyên tè dầm lúc còn nhỏ, xác xuất di truyền là 70%.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Một số bài thuốc chữa sỏi thận đơn giản nhưng cực hiệu quả
Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Dưới đây là một số bài thuốc chữa sỏi thận rất hiệu quả, bạn nên áp dụng.
Các khoáng chất trong nước tiểu không thể tự hòa tan mà lắng đọng, tích tụ lâu ngày sẽ hình thành các viên sỏi ở trong thận, gọi là bệnh sỏi thận.
Các nguyên nhân dẫn đến sỏi thận là chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, tiêu thụ nhiều thực phẩm cay, nóng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sỏi thận sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm: Viêm thận, suy thận,...
Để chữa sỏi thận, bạn nên xây dựng chế độ sống lành mạnh, tiêu thụ nhiều rau, củ, quả, thực phẩm tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các bài thuốc chữa sỏi thận dưới dây để sớm chấm dứt bệnh.
Những bài thuốc chữa sỏi thận
Bài thuốc dân gian chữa sỏi thận bằng rau ngổ
Nguyên liệu cho bài thuốc gồm: 30 gam rau ngổ, 30 gam giá đậu, 50 gam dứa, 30 gam đậu bắp, 50 gam cá lóc.
Rửa sạch các loại rau và dứa rồi xắt nhỏ. Tiếp đến, chiên nhanh cá lóc khoảng 5 phút rồi cho vào xoong nấu canh chua cùng các loại rau trên. Sau cùng, nêm nếm gia vị vừa miệng và thưởng thức.
Dân gian thường dùng rau ngổ để chữa sỏi thận - Ảnh minh họa: Internet
Nên ăn canh chua cá lóc rau ngổ vài lần trong tuần để tiêu trừ sỏi thận, sớm hồi phục sức khỏe. Đây không chỉ là bài thuốc dân gian chữa sỏi thận hiệu quả mà còn là món ăn ngon miệng, thanh mát vào ngày hè nóng bức.
Bài thuốc chữa sỏi thận bằng quả dứa
Dân gian thường dùng quả dứa để điều trị sỏi thận. Cách làm bài thuốc chữa sỏi thận bằng quả dứa như sau: Sử dụng 1 quả dứa chín, để nguyên vỏ, rửa sơ qua. Sau đó, nướng nguyên quả dứa trên lửa than đến khi lớp vỏ ngoài cùng hơi cháy và bên trong chín mềm thì vắt lấy nước uống. Mỗi ngày nên uống 1 quả dứa, dùng trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc chữa sỏi thận bằng dứa có tác dụng nghiền nát sỏi, giúp hệ tiết niệu đào thải chúng ra bên ngoài dễ dàng hơn.
Bài thuốc chữa sỏi thận bằng quả đu đủ
Cách làm bài thuốc chữa sỏi thận này như sau: Dùng 1 quả đu đủ xanh khoảng 500 gam, loại bỏ phần cuống và hạt. Sau đó, cho vào quả đu đủ 1 ít muối ăn rồi mang đun cách thủy đến khi mềm. Dùng món ăn mỗi ngày 1 lần, dùng trong vòng 7 ngày sẽ thấy sỏi tiêu biến. Đây là bài thuốc nam chữa bệnh sỏi thận rất hiệu quả, được nhiều người áp dụng.
Ngoài ra, có thể dùng hoa đu đủ đực tươi sắc lấy nước uống hoặc luộc ăn trong vòng 5 -7 ngày để tiêu trừ sỏi thận.
Người bệnh sỏi thận nên tăng cường ăn các món: Chuối chát, sương sâm, khế, đu đủ, rau má, mướp hương, râu ngô, rễ tranh,... để thanh thấp nhiệt, lợi tiểu. Trong trường hợp sỏi thận bị viêm nhiễm cấp hoặc ứ nước phải đi khám để điều trị kịp thời.
Theo Minh Châu/Phụ nữ sức khỏe
Không muốn hỏng bàng quang thì tránh xa những thực phẩm này Uống quá nhiều hoặc quá ít nước, sử dụng rượu, cà phê, thực phẩm chế biến sẵn... đều có thể là nguyên nhân "ép" bàng quang của bạn phải hoạt động quá mức. Dưới đây là những thực phẩm có thể gây hại cho bàng quang. Ảnh minh họa: Internet Thực phẩm nhiều gia vị Tương nhự như thực phẩm nóng, thức ăn...